Biểu tình nổ ra khắp nước Mỹ vì vụ Ferguson
Khoảng 2.200 binh sỹ Vệ binh Quốc gia được lệnh triển khai tới thành phố Ferguson, sau những vụ bạo lực tồi tệ
Lực lượng Vệ binh Quốc gia Mỹ và cảnh sát nước này đã sẵn sàng cho đêm thứ ba liên tiếp đương đầu với bạo lực ở thành phố Ferguson, thuộc bang Missouri.
Trong khi đó, hơn 400 người đã bị bắt trên khắp nước Mỹ trong các cuộc biểu tình nổ ra nhằm phản đối việc một cảnh sát da trắng không bị truy tố, sau khi bắn chết một thanh niên da màu không có vũ khí.
Theo hãng tin Reuters, biểu tình phản đối quyết định trên của tòa án đã nổ ra ở Boston, New York, Los Angeles, Dallas, Atlanta và nhiều thành phố khác của Mỹ.
Hôm thứ Hai tuần này, tòa án ra phán quyết không truy tố sỹ quan cảnh sát Darren Wilson, người bắn chết Michael Brown, 18 tuổi, hồi tháng 8 năm nay trong một vụ việc làm dấy lên cuộc tranh cãi gay gắt về mối quan hệ sắc tộc tại nước Mỹ.
Ferguson - một thành phố có đại bộ phận dân chúng là người da màu nhưng thị trưởng và hầu hết hội đồng thành phố là người da trắng - đã trải qua hai đêm bạo động sau phán quyết trên của tòa án, với nhiều cơ sở kinh doanh đã bị thiêu trụi. Tuy vậy, nhà chức trách thành phố nói rằng, lực lượng an ninh được tăng cường đã giúp bạo lực giảm xuống trong đêm thứ Ba theo giờ địa phương.
Thống đốc bang Missouri Jay Nixon đã triển khai khoảng 2.200 binh sỹ Vệ binh Quốc gia tới Ferguson và xung quanh thành phố này. Cảnh sát đã tiến hành 45 vụ bắt giữ ở Ferguson trong đêm thứ Ba, sau khi đã có 61 vụ bắt giữ khác trong ngày thứ Hai.
Căn thẳng giữa cảnh sát và người da màu ở Mỹ đã âm ỉ suốt nhiều thập kỷ. Nhiều người da màu cho rằng hệ thống pháp lý và cơ quan thực thi luật pháp của Mỹ không đối xử công bằng với họ.
Tại Washington mấy ngày qua, Tổng thống Barack Obama đã nỗ lực nhằm ngăn không cho căng thẳng lan rộng ra các thành phố khác và thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế.
Ngay sau khi Michael Brown bị viên cảnh sát da trắng bắn chết, ông Obama đã tỏ ra thận trọng trong các phát ngôn về vụ việc này. Tuy vậy, trong mấy ngày gần đây, ông đã lên tiếng nhiều hơn, bao gồm có một bài phát biểu tại Nhà Trắng sau khi tòa án ra phán quyết về vụ việc.
Hôm thứ Hai, Obama nói, sự thiếu niềm tin sâu sắc đang tồn tại giữa cảnh sát và các cộng đồng thiểu số.
Bộ Tư pháp Mỹ hiện đang điều tra vụ bắn chết thanh niên da màu ở Ferguson để xem xét có thể đưa ra các cáo buộc quyền dân sự liên bang nhằm vào viên sỹ quan cảnh sát Darren Wilson và sở cảnh sát Ferguson.
Đáng chú ý là hôm qua, Nga đã lên tiếng về các cuộc biểu tình đang nổ ra tại Mỹ.
Theo điện Kremlin, bạo động ở Ferguson và các cuộc biểu tình đang nổ ra ở các thành phố khác của Mỹ là một bằng chứng cho thấy, những ai nói xấu Moscow ở Washington chỉ là “những kẻ đạo đức giả”, và Mỹ không có quyền gì mà “dạy dỗ” Nga về vấn đề nhân quyền.
Trong khi đó, hơn 400 người đã bị bắt trên khắp nước Mỹ trong các cuộc biểu tình nổ ra nhằm phản đối việc một cảnh sát da trắng không bị truy tố, sau khi bắn chết một thanh niên da màu không có vũ khí.
Theo hãng tin Reuters, biểu tình phản đối quyết định trên của tòa án đã nổ ra ở Boston, New York, Los Angeles, Dallas, Atlanta và nhiều thành phố khác của Mỹ.
Hôm thứ Hai tuần này, tòa án ra phán quyết không truy tố sỹ quan cảnh sát Darren Wilson, người bắn chết Michael Brown, 18 tuổi, hồi tháng 8 năm nay trong một vụ việc làm dấy lên cuộc tranh cãi gay gắt về mối quan hệ sắc tộc tại nước Mỹ.
Ferguson - một thành phố có đại bộ phận dân chúng là người da màu nhưng thị trưởng và hầu hết hội đồng thành phố là người da trắng - đã trải qua hai đêm bạo động sau phán quyết trên của tòa án, với nhiều cơ sở kinh doanh đã bị thiêu trụi. Tuy vậy, nhà chức trách thành phố nói rằng, lực lượng an ninh được tăng cường đã giúp bạo lực giảm xuống trong đêm thứ Ba theo giờ địa phương.
Thống đốc bang Missouri Jay Nixon đã triển khai khoảng 2.200 binh sỹ Vệ binh Quốc gia tới Ferguson và xung quanh thành phố này. Cảnh sát đã tiến hành 45 vụ bắt giữ ở Ferguson trong đêm thứ Ba, sau khi đã có 61 vụ bắt giữ khác trong ngày thứ Hai.
Căn thẳng giữa cảnh sát và người da màu ở Mỹ đã âm ỉ suốt nhiều thập kỷ. Nhiều người da màu cho rằng hệ thống pháp lý và cơ quan thực thi luật pháp của Mỹ không đối xử công bằng với họ.
Tại Washington mấy ngày qua, Tổng thống Barack Obama đã nỗ lực nhằm ngăn không cho căng thẳng lan rộng ra các thành phố khác và thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế.
Ngay sau khi Michael Brown bị viên cảnh sát da trắng bắn chết, ông Obama đã tỏ ra thận trọng trong các phát ngôn về vụ việc này. Tuy vậy, trong mấy ngày gần đây, ông đã lên tiếng nhiều hơn, bao gồm có một bài phát biểu tại Nhà Trắng sau khi tòa án ra phán quyết về vụ việc.
Hôm thứ Hai, Obama nói, sự thiếu niềm tin sâu sắc đang tồn tại giữa cảnh sát và các cộng đồng thiểu số.
Bộ Tư pháp Mỹ hiện đang điều tra vụ bắn chết thanh niên da màu ở Ferguson để xem xét có thể đưa ra các cáo buộc quyền dân sự liên bang nhằm vào viên sỹ quan cảnh sát Darren Wilson và sở cảnh sát Ferguson.
Đáng chú ý là hôm qua, Nga đã lên tiếng về các cuộc biểu tình đang nổ ra tại Mỹ.
Theo điện Kremlin, bạo động ở Ferguson và các cuộc biểu tình đang nổ ra ở các thành phố khác của Mỹ là một bằng chứng cho thấy, những ai nói xấu Moscow ở Washington chỉ là “những kẻ đạo đức giả”, và Mỹ không có quyền gì mà “dạy dỗ” Nga về vấn đề nhân quyền.