Bình Dương sẽ có “thành phố mới”
Dự án “thành phố mới Bình Dương” sẽ được chính thức khởi động xây dựng vào ngày 26/4 tới đây
Dự án “thành phố mới Bình Dương” sẽ được chính thức khởi động xây dựng vào ngày 26/4 tới đây.
Theo nguồn tin từ Tổng công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp (Becamex IDC), đơn vị chủ đầu tư của dự án, “thành phố mới Bình Dương” dự kiến có quy mô 1.000 ha, nằm trên địa bàn phường Phú Mỹ, xã Định Hòa thuộc thị xã Thủ Dầu Một, và các xã Phú Chánh, Tân Hiệp, Tân Vĩnh Hiệp thuộc huyện Tân Uyên, và xã Hòa Lợi thuộc huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
Trung tâm mới
Khu đô thị này nằm trong dự án Khu liên hiệp Công nghiệp - Dịch vụ và Đô thị Bình Dương, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, và được tỉnh ủy, UBND và Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Dương thống nhất chọn làm trung tâm hành chính tập trung của tỉnh.
Nhằm hoàn thiện quy hoạch chi tiết 1/500 cho khu đô thị mới, Becamex IDC cho biết đã mời đơn vị tư vấn nước ngoài là Viện Nghiên cứu thiết kế thuộc Đại học Quốc gia Singapore (NUS) để triển khai quy hoạch chi tiết.
Tháng 6/2009, UBND tỉnh Bình Dương đã phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 theo quyết định số 2273/QĐ-UBND. Theo quy hoạch, thành phố mới Bình Dương sẽ bao gồm các hạng mục:
- Khu trung tâm hành chính tập trung của tỉnh Bình Dương
- Khu công viên công nghệ kỹ thuật cao
- Trung tâm tài chính, ngân hàng, chứng khoán
- Văn phòng cho thuê, nhà hàng - khách sạn cao cấp
- Trung tâm hội nghị, triển lãm quốc tế, trường đại học
- Các khu phục vụ cộng đồng như: quảng trường, công viên, hồ sinh thái, trung tâm văn hóa, nhà trẻ, bệnh viện
- Các công trình hạ tầng kỹ thuật: đường giao thông, hệ thống thoát nước, hệ thống điện ngầm, hệ thống liên lạc..
Tất cả được xây dựng theo các tiêu chuẩn hiện đại, đáp ứng yêu cầu của khoảng 125.000 dân cư và khoảng 400.000 người lao động thường xuyên khác có mặt trong thành phố.
Để thực hiện theo quy hoạch trên, Becamex IDC dự kiến sẽ xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, hệ thống giao thông công cộng được kết nối dễ dàng với các tỉnh, thành lân cận, đồng thời tổ chức tiếp thị mời gọi các nhà đầu tư thứ cấp trong và ngoài nước "có uy tín, kinh nghiệm, kỹ thuật, tiềm lực tài chính" để tham gia đầu tư các hạng mục thứ cấp vào khu đô thị.
Bản vẽ phối cảnh một góc thành phố mới về đêm.
Chú trọng giáo dục, công nghệ
Một trong những mục tiêu quan trọng của dự án là việc xây dựng Đại học Quốc tế Miền Đông và khu sản xuất kinh doanh công nghệ cao Mapletree.
Đại học Quốc tế Miền Đông được xây dựng trên diện tích 26 ha tại trung tâm thành phố mới Bình Dương, có quy mô đào tạo 24 nghìn sinh viên/năm theo hình thức đào tạo đa cấp, đa ngành, do Becamex IDC làm chủ đầu tư. Trường sẽ tuyển sinh đào tạo vào khóa học 2010 - 2011 với các nhóm ngành đào tạo: kỹ thuật, quản trị kinh doanh, tài chính doanh nghiệp, điều dưỡng.
Becamex IDC cho biết toàn bộ chương trình đào tạo và trang thiết bị giảng dạy sẽ đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, nhằm đưa hoạt động của trường đúng theo định hướng “ứng dụng - thực hành”.
Khu công nghệ kỹ thuật cao do tập đoàn Mapletree (Singapore) đầu tư khoảng 400 triệu USD, với tổng diện tích 75 ha. Khu công nghệ kỹ thuật cao này có mục đích chuyển giao công nghệ và quy trình kinh doanh hiện đại, phục vụ các doanh nghiệp kinh doanh phát triển công nghệ cao, chế tạo thử và phát triển sản phẩm mới... Sự phát triển của khu công nghệ kỹ thuật cao này sẽ gắn kết với trung tâm tài chính - ngân hàng tại thành phố mới.
Đã bắt đầu triển khai
Becamex IDC cho biết, hiện các phân khu, các hạng mục trong dự án thành phố mới đã được triển khai xây dựng với nhịp độ khá khẩn trương. Giữa tháng 4/2010, tại các công trình xây dựng đã có khoảng hơn 6.000 công nhân, cán bộ kỹ thuật, với hàng trăm xe cơ giới đang làm việc.
Ngoài trục giao thông chính (có bề rộng mặt đường trên 83 mét, với 12 làn xe), nhiều tuyến đường nội khu khác có 6-8 làn xe cũng cơ bản hoàn thành. Dọc theo các tuyến giao thông này là hệ thống điện chiếu sáng, cấp thoát điện, nước…, hầu hết được ngầm hóa, cũng đã được thi công.
Nhiếu hạng mục công trình tại Đại học Quốc tế Miền Đông cũng đã "lên" được những khu nhà cao tầng đầu tiên, chuẩn bị tuyển sinh khóa đầu tiên ngay trong niên khóa 2010 - 2011.
Một số tòa nhà trong trung tâm chính trị - hành chính của tỉnh cũng đã được đưa vào sử dụng. Có thể ghi nhận sự hình thành của các nhà hát, quãng trường, các hệ thống kênh thoát nước, các thảm cây xanh, thảm hoa, hay các công viên, tiểu đảo, các cụm dịch vụ - du lịch ven hồ sinh thái... Một số cao ốc, phố thương mại như cao ốc Aroma, phố thương mại gần 170 căn, nhà TDC Plaza... cũng đã bắt đầu xuất hiện.
* Sau hơn 10 năm phát triển, đến nay tốc độ tăng trưởng kinh tế Bình Dương thường cao gấp đôi tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân chung của cả nước. Tỉnh có tỷ lệ công nghiệp chiếm tới trên 62,3% trong cơ cấu kinh tế, còn lại là dịch vụ 32,4% và nông nghiệp chỉ còn chiếm 5,3%. Nhiều năm qua, Bình Dương được biết đến như một điểm hẹn của các nhà đâu tư trong và ngoài nước, với nhiều khu công nghiệp hiện đại, thu hút hàng nghìn nhà đầu tư nước ngoài và hàng chục vạn lao động trong và ngoài tỉnh.
Theo nguồn tin từ Tổng công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp (Becamex IDC), đơn vị chủ đầu tư của dự án, “thành phố mới Bình Dương” dự kiến có quy mô 1.000 ha, nằm trên địa bàn phường Phú Mỹ, xã Định Hòa thuộc thị xã Thủ Dầu Một, và các xã Phú Chánh, Tân Hiệp, Tân Vĩnh Hiệp thuộc huyện Tân Uyên, và xã Hòa Lợi thuộc huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
Trung tâm mới
Khu đô thị này nằm trong dự án Khu liên hiệp Công nghiệp - Dịch vụ và Đô thị Bình Dương, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, và được tỉnh ủy, UBND và Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Dương thống nhất chọn làm trung tâm hành chính tập trung của tỉnh.
Nhằm hoàn thiện quy hoạch chi tiết 1/500 cho khu đô thị mới, Becamex IDC cho biết đã mời đơn vị tư vấn nước ngoài là Viện Nghiên cứu thiết kế thuộc Đại học Quốc gia Singapore (NUS) để triển khai quy hoạch chi tiết.
Tháng 6/2009, UBND tỉnh Bình Dương đã phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 theo quyết định số 2273/QĐ-UBND. Theo quy hoạch, thành phố mới Bình Dương sẽ bao gồm các hạng mục:
- Khu trung tâm hành chính tập trung của tỉnh Bình Dương
- Khu công viên công nghệ kỹ thuật cao
- Trung tâm tài chính, ngân hàng, chứng khoán
- Văn phòng cho thuê, nhà hàng - khách sạn cao cấp
- Trung tâm hội nghị, triển lãm quốc tế, trường đại học
- Các khu phục vụ cộng đồng như: quảng trường, công viên, hồ sinh thái, trung tâm văn hóa, nhà trẻ, bệnh viện
- Các công trình hạ tầng kỹ thuật: đường giao thông, hệ thống thoát nước, hệ thống điện ngầm, hệ thống liên lạc..
Tất cả được xây dựng theo các tiêu chuẩn hiện đại, đáp ứng yêu cầu của khoảng 125.000 dân cư và khoảng 400.000 người lao động thường xuyên khác có mặt trong thành phố.
Để thực hiện theo quy hoạch trên, Becamex IDC dự kiến sẽ xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, hệ thống giao thông công cộng được kết nối dễ dàng với các tỉnh, thành lân cận, đồng thời tổ chức tiếp thị mời gọi các nhà đầu tư thứ cấp trong và ngoài nước "có uy tín, kinh nghiệm, kỹ thuật, tiềm lực tài chính" để tham gia đầu tư các hạng mục thứ cấp vào khu đô thị.
Bản vẽ phối cảnh một góc thành phố mới về đêm.
Chú trọng giáo dục, công nghệ
Một trong những mục tiêu quan trọng của dự án là việc xây dựng Đại học Quốc tế Miền Đông và khu sản xuất kinh doanh công nghệ cao Mapletree.
Đại học Quốc tế Miền Đông được xây dựng trên diện tích 26 ha tại trung tâm thành phố mới Bình Dương, có quy mô đào tạo 24 nghìn sinh viên/năm theo hình thức đào tạo đa cấp, đa ngành, do Becamex IDC làm chủ đầu tư. Trường sẽ tuyển sinh đào tạo vào khóa học 2010 - 2011 với các nhóm ngành đào tạo: kỹ thuật, quản trị kinh doanh, tài chính doanh nghiệp, điều dưỡng.
Becamex IDC cho biết toàn bộ chương trình đào tạo và trang thiết bị giảng dạy sẽ đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, nhằm đưa hoạt động của trường đúng theo định hướng “ứng dụng - thực hành”.
Khu công nghệ kỹ thuật cao do tập đoàn Mapletree (Singapore) đầu tư khoảng 400 triệu USD, với tổng diện tích 75 ha. Khu công nghệ kỹ thuật cao này có mục đích chuyển giao công nghệ và quy trình kinh doanh hiện đại, phục vụ các doanh nghiệp kinh doanh phát triển công nghệ cao, chế tạo thử và phát triển sản phẩm mới... Sự phát triển của khu công nghệ kỹ thuật cao này sẽ gắn kết với trung tâm tài chính - ngân hàng tại thành phố mới.
Đã bắt đầu triển khai
Becamex IDC cho biết, hiện các phân khu, các hạng mục trong dự án thành phố mới đã được triển khai xây dựng với nhịp độ khá khẩn trương. Giữa tháng 4/2010, tại các công trình xây dựng đã có khoảng hơn 6.000 công nhân, cán bộ kỹ thuật, với hàng trăm xe cơ giới đang làm việc.
Ngoài trục giao thông chính (có bề rộng mặt đường trên 83 mét, với 12 làn xe), nhiều tuyến đường nội khu khác có 6-8 làn xe cũng cơ bản hoàn thành. Dọc theo các tuyến giao thông này là hệ thống điện chiếu sáng, cấp thoát điện, nước…, hầu hết được ngầm hóa, cũng đã được thi công.
Nhiếu hạng mục công trình tại Đại học Quốc tế Miền Đông cũng đã "lên" được những khu nhà cao tầng đầu tiên, chuẩn bị tuyển sinh khóa đầu tiên ngay trong niên khóa 2010 - 2011.
Một số tòa nhà trong trung tâm chính trị - hành chính của tỉnh cũng đã được đưa vào sử dụng. Có thể ghi nhận sự hình thành của các nhà hát, quãng trường, các hệ thống kênh thoát nước, các thảm cây xanh, thảm hoa, hay các công viên, tiểu đảo, các cụm dịch vụ - du lịch ven hồ sinh thái... Một số cao ốc, phố thương mại như cao ốc Aroma, phố thương mại gần 170 căn, nhà TDC Plaza... cũng đã bắt đầu xuất hiện.
* Sau hơn 10 năm phát triển, đến nay tốc độ tăng trưởng kinh tế Bình Dương thường cao gấp đôi tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân chung của cả nước. Tỉnh có tỷ lệ công nghiệp chiếm tới trên 62,3% trong cơ cấu kinh tế, còn lại là dịch vụ 32,4% và nông nghiệp chỉ còn chiếm 5,3%. Nhiều năm qua, Bình Dương được biết đến như một điểm hẹn của các nhà đâu tư trong và ngoài nước, với nhiều khu công nghiệp hiện đại, thu hút hàng nghìn nhà đầu tư nước ngoài và hàng chục vạn lao động trong và ngoài tỉnh.