Bịt “lỗ hổng” vay tiêu dùng: Cần sớm có khung pháp lý
Những quy định về cho vay tiêu dùng hiện vẫn còn rất “tù mù”
Mới đây, nhằm mục tiêu tách biệt và hạn chế rủi ro đối với ngân hàng khi cho vay tiêu dùng đối với khách hàng không đúng tiêu chuẩn, Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng và đưa ra xin ý kiến góp ý dự thảo thông tư quy định hoạt động tín dụng tiêu dùng của công ty tài chính.
Theo dự thảo thông tư trên, hoạt động cho vay tiêu dùng của công ty tài chính thu hẹp lại trong 3 lĩnh vực chính: cho vay trả góp, cho vay thấu chi qua thẻ tín dụng, phát hành thẻ mua hàng.
Hoạt động cho vay cũng bị siết chặt với các quy định chi tiết về điều kiện cho vay, thời hạn cho vay. Dự thảo cũng quy định các ngân hàng thương mại muốn cho vay tiêu dùng theo hình thức này thì phải thành lập công ty tài chính riêng.
Nhiều ý kiến đánh giá, việc quy định một cách rõ ràng các hoạt động cho vay tiêu dùng và tách bạch về quản lý đối với hoạt động này là phù hợp với tính chất khác biệt của dịch vụ, đồng thời giúp cho thị trường cho vay tiêu dùng ở Việt Nam phát triển một cách minh bạch, lành mạnh và hiệu quả hơn; phù hợp với các thông lệ quốc tế, mang lại nhiều lợi ích hơn nữa cho người tiêu dùng Việt Nam.
Theo tính toán, mức tăng trưởng bình quân của tổng dư nợ cho vay tiêu dùng tại Việt Nam trong 7 năm qua đã tăng xấp xỉ 20%/năm. Tỷ lệ dư nợ cho vay tiêu dùng hiện đạt khoảng hơn 6% và dự kiến sẽ vượt qua con số 10% GDP vào năm 2020.
Tuy nhiên, theo LS. Trương Thanh Đức, những quy định về cho vay tiêu dùng hiện vẫn còn rất “tù mù”, và vì vậy cần phải sớm có một hành lang pháp lý riêng đối với hoạt động này.
“Những quy định hiện có vẫn còn chung chung khiến thị trường bế tắc, ngay cả các tổ chức tín dụng giờ đây cũng không biết dựa vào cơ sở nào để thực hiện cho đúng. Các quy định, khuôn khổ pháp lý mới cần phải làm sao đó có thể nêu bật được những vấn đề quan trọng về hồ sơ, thủ tục, điều kiện vay vốn… Làm sao để các thủ tục vay tiêu dùng phải thực sự đơn giản, gọn nhẹ, tạo thuận lợi cho thị trường phát triển”, ông Đức nhấn mạnh.
Chung quan điểm với ông Đức, TS. Lê Đăng Doanh cũng cho rằng, để thị trường cho vay tiêu dùng phát triển lành mạnh, Nhà nước cần có những quy định rõ ràng, cởi mở hơn về hành lang pháp lý. Đặc biệt, cần có sự giám sát chặt chẽ thị trường này.
“Cơ quan chức năng cần có các biện pháp, chế tài xử lý để hạn chế những đối tượng núp bóng hoạt động vay tiêu dùng lừa đảo người dân theo kiểu “tín dụng đen”. Người dân cũng nên là những người tiêu dùng thông minh, lựa chọn loại hình dịch vụ cho vay tiêu dùng chính thống, cần tìm hiểu đầy đủ thông tin và trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để tự bảo vệ mình”, ông Doanh nói.
Trao đổi với báo chí mới đây, PGS.TS Đào Văn Hùng - thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia cũng cho rằng, cần có một khung pháp lý riêng dành cho lĩnh vực vay tiêu dùng của các công ty tài chính, trong đó đảm bảo việc bảo vệ người tiêu dùng và điều tiết các tổ chức tín dụng theo thông lệ quốc tế, phù hợp với thực tế Việt Nam.
Theo ông Hùng, để thị trường cho vay tiêu dùng có thể phát triển lành mạnh, đúng định hướng, trong mọi yếu tố về pháp lý, tính minh bạch là mấu chốt quan trọng nhất, nhất là các quy định về lãi suất, hoạt động bảo vệ người đi vay...
Theo dự thảo thông tư trên, hoạt động cho vay tiêu dùng của công ty tài chính thu hẹp lại trong 3 lĩnh vực chính: cho vay trả góp, cho vay thấu chi qua thẻ tín dụng, phát hành thẻ mua hàng.
Hoạt động cho vay cũng bị siết chặt với các quy định chi tiết về điều kiện cho vay, thời hạn cho vay. Dự thảo cũng quy định các ngân hàng thương mại muốn cho vay tiêu dùng theo hình thức này thì phải thành lập công ty tài chính riêng.
Nhiều ý kiến đánh giá, việc quy định một cách rõ ràng các hoạt động cho vay tiêu dùng và tách bạch về quản lý đối với hoạt động này là phù hợp với tính chất khác biệt của dịch vụ, đồng thời giúp cho thị trường cho vay tiêu dùng ở Việt Nam phát triển một cách minh bạch, lành mạnh và hiệu quả hơn; phù hợp với các thông lệ quốc tế, mang lại nhiều lợi ích hơn nữa cho người tiêu dùng Việt Nam.
Theo tính toán, mức tăng trưởng bình quân của tổng dư nợ cho vay tiêu dùng tại Việt Nam trong 7 năm qua đã tăng xấp xỉ 20%/năm. Tỷ lệ dư nợ cho vay tiêu dùng hiện đạt khoảng hơn 6% và dự kiến sẽ vượt qua con số 10% GDP vào năm 2020.
Tuy nhiên, theo LS. Trương Thanh Đức, những quy định về cho vay tiêu dùng hiện vẫn còn rất “tù mù”, và vì vậy cần phải sớm có một hành lang pháp lý riêng đối với hoạt động này.
“Những quy định hiện có vẫn còn chung chung khiến thị trường bế tắc, ngay cả các tổ chức tín dụng giờ đây cũng không biết dựa vào cơ sở nào để thực hiện cho đúng. Các quy định, khuôn khổ pháp lý mới cần phải làm sao đó có thể nêu bật được những vấn đề quan trọng về hồ sơ, thủ tục, điều kiện vay vốn… Làm sao để các thủ tục vay tiêu dùng phải thực sự đơn giản, gọn nhẹ, tạo thuận lợi cho thị trường phát triển”, ông Đức nhấn mạnh.
Chung quan điểm với ông Đức, TS. Lê Đăng Doanh cũng cho rằng, để thị trường cho vay tiêu dùng phát triển lành mạnh, Nhà nước cần có những quy định rõ ràng, cởi mở hơn về hành lang pháp lý. Đặc biệt, cần có sự giám sát chặt chẽ thị trường này.
“Cơ quan chức năng cần có các biện pháp, chế tài xử lý để hạn chế những đối tượng núp bóng hoạt động vay tiêu dùng lừa đảo người dân theo kiểu “tín dụng đen”. Người dân cũng nên là những người tiêu dùng thông minh, lựa chọn loại hình dịch vụ cho vay tiêu dùng chính thống, cần tìm hiểu đầy đủ thông tin và trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để tự bảo vệ mình”, ông Doanh nói.
Trao đổi với báo chí mới đây, PGS.TS Đào Văn Hùng - thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia cũng cho rằng, cần có một khung pháp lý riêng dành cho lĩnh vực vay tiêu dùng của các công ty tài chính, trong đó đảm bảo việc bảo vệ người tiêu dùng và điều tiết các tổ chức tín dụng theo thông lệ quốc tế, phù hợp với thực tế Việt Nam.
Theo ông Hùng, để thị trường cho vay tiêu dùng có thể phát triển lành mạnh, đúng định hướng, trong mọi yếu tố về pháp lý, tính minh bạch là mấu chốt quan trọng nhất, nhất là các quy định về lãi suất, hoạt động bảo vệ người đi vay...