Blog chứng khoán: Nào, cùng vẽ kịch bản…
Hôm nay không phải là ngày để phân tích, mà là ngày bận rộn để giương ăng-ten nghe ngóng
Quay lại với thực trạng, giá giảm mạnh là thực tế, không cần quan tâm
tới nguyên nhân là gì, có hợp lý hay không. Quan trọng nhất là dò phản
ứng của các bên. Thị trường sẽ sớm cho thấy việc đánh giá ảnh hưởng của
thông tin là đúng, hay thái quá.
Thị trường ngày 21/8/2012:
Hôm nay không phải là ngày để phân tích, bình luận, mà là ngày bận rộn để giương ăng-ten nghe ngóng.
Với cú sốc kiểu như hôm nay, vẻ đẹp của thị trường chứng khoán Việt Nam là vẫn có lúc mọi phân tích, mọi kỹ thuật, mọi chiến lược ngắn hạn đều vứt vào sọt rác ráo. Dĩ nhiên chuyện này không thường xảy ra, nhưng biến số kiểu này không hiểu cách nào có thể phòng vệ được?
Để nhìn nhận sự việc một cách rõ ràng, tốt nhất là đi theo các câu hỏi. 1) Hôm qua thị trường thế nào? 2) Những biến số nào mới tạo ra sự thay đổi cục diện giữa hai phiên? 3) Cục diện thay đổi có tương xứng với ảnh hưởng?
Cứ từ thực trạng thị trường hôm nay thì quan điểm của người cầm cổ đã thay đổi rất cực đoan, chỉ muốn tống khứ cổ phiếu ra khỏi tài khoản để thu về tiền mặt. Bán sàn ồ ạt, bất chấp cổ phiếu loại nào gợi nhớ lại thời kỳ hoảng loạn 2008. Nếu cho rằng thị trường đang phản ứng thái quá thì sao không vào mà hốt đống bán sàn? Hôm nay rõ là cầu có vào hốt, nhưng không hốt hết được lập tức thoái lui ngay. Đó là phản ứng hợp lý vì không tội gì phải cố gắng cưỡng lại đám đông đang đè nhau tháo chạy. Tốt nhất là chờ đến khi đám đông mệt phờ và rơi rụng hàng ngũ…
Tại sao với một thông tin “bắt bớ” mà thị trường lại phản ứng dữ dội như vậy thì không thể tìm được câu trả lời thỏa đáng, vì trí tưởng tượng luôn rất bay bổng. Khả năng suy diễn của thị trường thường đi rất nhanh và rất xa, nên các thông tin bề nổi rất khó đáp ứng được nhu cầu. Chẳng hạn lý do “bắt bớ” được công bố rõ, nhưng thị trường vẫn không tin? Thậm chí bình luận của một công ty chứng khoán còn “úp mở” rằng: “Chúng tôi không rõ điều gì đang xảy ra ở “bức tranh lớn”!
Quay lại với thực trạng, giá giảm mạnh là thực tế, không cần quan tâm tới nguyên nhân là gì, có hợp lý hay không. Quan trọng nhất là dò phản ứng của các bên. Thị trường sẽ sớm cho thấy việc đánh giá ảnh hưởng của thông tin là đúng, hay thái quá. Nếu thị trường bình tĩnh trở lại và cho rằng giá giảm như vậy là thái quá, tất yếu sẽ có cầu vào để cân bằng. Nếu thị trường tiếp tục hoảng sợ thì rõ ràng có điều gì đó lớn hơn, nghiêm trọng hơn đang diễn ra khiến việc chiết khấu giá phải lớn hơn mới đủ bù đắp rủi ro.
Giao dịch:
Sém chút nữa tham gia lực lượng bắt đáy ở SSI, nhất là khi được chặn mua 20.3 và giằng co ở 20.4. SSI là cổ phiếu có nội lực nhưng cường độ xả ở giá sàn quá mạnh. Hủy lệnh kịp thời. Chấp nhận cắt lỗ PVX giá sàn thuần túy để giảm rủi ro. Quan sát cơ hội mua lại phiên tới.
Danh mục theo dõi:
SSI:
Cầu bắt đáy khá tốt, Vol tăng 36% lên trên 2,3 triệu. Giá sàn 20.3 khớp 1,07 triệu nhưng khớp vào dư bán chỉ có 245k. Như vậy là cầu bắt đáy chưa mạnh.
SSI rơi ra khỏi vùng dao động hẹp 20.7-21.2 với một nến đen dài hôm nay, nhưng hôm nay không thể dùng yếu tố kỹ thuật để phân tích. Khi thị trường bị chi phối bởi thông tin đột biến và yếu tố tâm lý quá rõ thì không thể dùng phân tích kỹ thuật. Vùng giá bị phá vỡ bởi tâm lý thì phải chờ đợi tâm lý ổn định và thay đổi.
Lượng bán sàn cuối phiên khoảng 2,2 triệu tính cả ATC, nhưng SSI sẽ rất khó sàn thêm một phiên nữa. Ngày mai cầu sẽ vào mạnh hơn khi giá giảm. Chờ đợi tín hiệu bình tĩnh của người bán và cầu tăng lên. SSI có hai tuần tích lũy rất tốt và đang manh nha tăng vượt khung, không thể chỉ vì một ảnh hưởng nhất thời mà suy sụp.
PVX:
Yếu tố kỹ thuật cũng bị đảo lộn với phiên hôm nay. Thanh khoản tăng 154% lên trên 3,9 triệu. Lượng tích lũy giá 8-7.9 chiếm 79%, khoảng 3,1 triệu. Cầu bắt đáy có vào, nhưng chưa đủ lực. Dư bán sàn còn 1,9 triệu.
Dấu hiệu của yếu tố tâm lý thay đổi là bán sàn hoặc gần sàn giảm đi vì PVX thêm một sàn sẽ về sát đáy kỷ lục. Dấu hiệu giảm bán là quan trọng nhất lúc này.
* “Blog chứng khoán” mang tính chất cá nhân và không đại diện cho ý kiến của VnEconomy. Những quan điểm, đánh giá là của cá nhân nhà đầu tư và VnEconomy tôn trọng quan điểm cũng như văn phong của tác giả. VnEconomy và tác giả không chịu trách nhiệm về những vấn đề phát sinh liên quan đến các đánh giá và quan điểm đầu tư được đăng tải.
Thị trường ngày 21/8/2012:
Hôm nay không phải là ngày để phân tích, bình luận, mà là ngày bận rộn để giương ăng-ten nghe ngóng.
Với cú sốc kiểu như hôm nay, vẻ đẹp của thị trường chứng khoán Việt Nam là vẫn có lúc mọi phân tích, mọi kỹ thuật, mọi chiến lược ngắn hạn đều vứt vào sọt rác ráo. Dĩ nhiên chuyện này không thường xảy ra, nhưng biến số kiểu này không hiểu cách nào có thể phòng vệ được?
Để nhìn nhận sự việc một cách rõ ràng, tốt nhất là đi theo các câu hỏi. 1) Hôm qua thị trường thế nào? 2) Những biến số nào mới tạo ra sự thay đổi cục diện giữa hai phiên? 3) Cục diện thay đổi có tương xứng với ảnh hưởng?
Cứ từ thực trạng thị trường hôm nay thì quan điểm của người cầm cổ đã thay đổi rất cực đoan, chỉ muốn tống khứ cổ phiếu ra khỏi tài khoản để thu về tiền mặt. Bán sàn ồ ạt, bất chấp cổ phiếu loại nào gợi nhớ lại thời kỳ hoảng loạn 2008. Nếu cho rằng thị trường đang phản ứng thái quá thì sao không vào mà hốt đống bán sàn? Hôm nay rõ là cầu có vào hốt, nhưng không hốt hết được lập tức thoái lui ngay. Đó là phản ứng hợp lý vì không tội gì phải cố gắng cưỡng lại đám đông đang đè nhau tháo chạy. Tốt nhất là chờ đến khi đám đông mệt phờ và rơi rụng hàng ngũ…
Tại sao với một thông tin “bắt bớ” mà thị trường lại phản ứng dữ dội như vậy thì không thể tìm được câu trả lời thỏa đáng, vì trí tưởng tượng luôn rất bay bổng. Khả năng suy diễn của thị trường thường đi rất nhanh và rất xa, nên các thông tin bề nổi rất khó đáp ứng được nhu cầu. Chẳng hạn lý do “bắt bớ” được công bố rõ, nhưng thị trường vẫn không tin? Thậm chí bình luận của một công ty chứng khoán còn “úp mở” rằng: “Chúng tôi không rõ điều gì đang xảy ra ở “bức tranh lớn”!
Quay lại với thực trạng, giá giảm mạnh là thực tế, không cần quan tâm tới nguyên nhân là gì, có hợp lý hay không. Quan trọng nhất là dò phản ứng của các bên. Thị trường sẽ sớm cho thấy việc đánh giá ảnh hưởng của thông tin là đúng, hay thái quá. Nếu thị trường bình tĩnh trở lại và cho rằng giá giảm như vậy là thái quá, tất yếu sẽ có cầu vào để cân bằng. Nếu thị trường tiếp tục hoảng sợ thì rõ ràng có điều gì đó lớn hơn, nghiêm trọng hơn đang diễn ra khiến việc chiết khấu giá phải lớn hơn mới đủ bù đắp rủi ro.
Giao dịch:
Sém chút nữa tham gia lực lượng bắt đáy ở SSI, nhất là khi được chặn mua 20.3 và giằng co ở 20.4. SSI là cổ phiếu có nội lực nhưng cường độ xả ở giá sàn quá mạnh. Hủy lệnh kịp thời. Chấp nhận cắt lỗ PVX giá sàn thuần túy để giảm rủi ro. Quan sát cơ hội mua lại phiên tới.
Danh mục theo dõi:
SSI:
Cầu bắt đáy khá tốt, Vol tăng 36% lên trên 2,3 triệu. Giá sàn 20.3 khớp 1,07 triệu nhưng khớp vào dư bán chỉ có 245k. Như vậy là cầu bắt đáy chưa mạnh.
SSI rơi ra khỏi vùng dao động hẹp 20.7-21.2 với một nến đen dài hôm nay, nhưng hôm nay không thể dùng yếu tố kỹ thuật để phân tích. Khi thị trường bị chi phối bởi thông tin đột biến và yếu tố tâm lý quá rõ thì không thể dùng phân tích kỹ thuật. Vùng giá bị phá vỡ bởi tâm lý thì phải chờ đợi tâm lý ổn định và thay đổi.
Lượng bán sàn cuối phiên khoảng 2,2 triệu tính cả ATC, nhưng SSI sẽ rất khó sàn thêm một phiên nữa. Ngày mai cầu sẽ vào mạnh hơn khi giá giảm. Chờ đợi tín hiệu bình tĩnh của người bán và cầu tăng lên. SSI có hai tuần tích lũy rất tốt và đang manh nha tăng vượt khung, không thể chỉ vì một ảnh hưởng nhất thời mà suy sụp.
PVX:
Yếu tố kỹ thuật cũng bị đảo lộn với phiên hôm nay. Thanh khoản tăng 154% lên trên 3,9 triệu. Lượng tích lũy giá 8-7.9 chiếm 79%, khoảng 3,1 triệu. Cầu bắt đáy có vào, nhưng chưa đủ lực. Dư bán sàn còn 1,9 triệu.
Dấu hiệu của yếu tố tâm lý thay đổi là bán sàn hoặc gần sàn giảm đi vì PVX thêm một sàn sẽ về sát đáy kỷ lục. Dấu hiệu giảm bán là quan trọng nhất lúc này.
* “Blog chứng khoán” mang tính chất cá nhân và không đại diện cho ý kiến của VnEconomy. Những quan điểm, đánh giá là của cá nhân nhà đầu tư và VnEconomy tôn trọng quan điểm cũng như văn phong của tác giả. VnEconomy và tác giả không chịu trách nhiệm về những vấn đề phát sinh liên quan đến các đánh giá và quan điểm đầu tư được đăng tải.