Bỏ hiến định vai trò kinh tế Nhà nước là “không có lợi”
Một số vị cán bộ mặt trận cho rằng, nhất thiết cần hiến định vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước.
Khác quan điểm của nhiều chuyên gia kinh tế và pháp luật, một số vị cán bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho rằng, nhất thiết cần hiến định vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước.
Hội nghị góp ý về dự thảo Hiến pháp sửa đổi do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức sáng 8/3 được dành riêng cho lãnh đạo mặt trận các tỉnh, thành. Bởi vậy, bên cạnh ý kiến cá nhân, quan điểm chung được tập hợp qua hoạt động lấy ý kiến tại địa phương cũng được phản ánh.
Dù còn băn khoăn về đôi câu chữ, song các ý kiến đều nhất trí cần hiến định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
“Đa số các ý kiến thống nhất cao về việc giữ lại nguyên vẹn điều 4 không cần sửa đổi, bổ sung. Chỉ có một ý kiến đề nghị bổ sung khoản 1 như sau: “Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong... và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng. Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo duy nhất Nhà nước và xã hội”, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Kon Tum, ông Trần Bình Trọng nói.
Nhất trí hiến định lực lượng vũ trang nhân dân phải trung thành với Đảng, song ông Võ Lê Tuấn, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Long An đề nghị sửa lại điều 70, để “lực lượng vũ trang trước hết phải trung thành với Tổ quốc, nhân dân, sau đó mới đến trung thành với Đảng”.
Cho rằng cần giữ nguyên điều 70, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hải Dương Lương Anh Tế lập luận, khi khẳng định sự lãnh đạo của Đảng với nhà nước và xã hội, cũng là khẳng định lực lượng vũ trang trước hết trung thành với Đảng, bảo vệ Đảng.
Liên quan đến vai trò của mặt trận, nhiều ý kiến đề nghị cần quy định rõ hơn, nhất là trong giám sát và phản biện xã hội. Có ý kiến đề nghị bổ sung quy định mặt trận tổ quốc tham gia xây dựng Đảng, thực hiện giám sát và phản biện xã hội đối với hoạt động của các tổ chức đảng, đảng viên.
Những quy định về kinh tế cũng được quan tâm góp ý. Theo vị đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Phú Thọ, ông Trần Phú Tiêu thì nên hiến định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. Đâu chỉ có Việt Nam mà nhiều nước vẫn cần vai trò của kinh tế nhà nước, Mỹ vừa rồi không tung tiền ra cứu ngân hàng thì nguy hại lớn, Không nên chỉ nhìn vào Vinashin, Vinalines vì đó chỉ là một bộ phận của kinh tế nhà nước, ông Tiêu phân tích.
Cũng góp ý về nội dung kinh tế, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Quảng Nam Lê Văn Lai phản ánh rất nhiều ý kiến băn khoăn khi không còn quy định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. “Như vậy có thay đổi gì về chính trị không, vì lâu nay vẫn nói là kinh tế quyết định chính trị”, ông Lai đặt câu hỏi.
Đồng thời đề nghị lúc này không nên thay đổi chủ trương kinh tế tập thể là chủ đạo. “Vài cái tập đoàn thế này thế kia chưa đủ để kết luận mà cần xem xét thêm, bỏ hiến định về vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước lúc này là không có lợi”, ông Lai nói.
Như vậy, sau hơn hai tháng dự thảo sửa đổi Hiến pháp được công bố, việc có hiến định vai trò của từng thành phần kinh tế hay không vẫn có ý kiến nhiều chiều.
Theo quan điểm của Vụ trưởng Vụ Pháp luật Kinh tế Dương Đăng Huệ (Bộ Tư pháp), việc không liệt kê và không hiến định vai trò của kinh tế Nhà nước được cho là đúng hướng.
Còn với Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý Kinh tế Trung ương Nguyễn Đình Cung, không hiến định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước khi sửa đổi Hiến pháp, chính là động lực mới cho sự thay đổi của nền kinh tế, không chỉ trong năm 2013.
Hội nghị góp ý về dự thảo Hiến pháp sửa đổi do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức sáng 8/3 được dành riêng cho lãnh đạo mặt trận các tỉnh, thành. Bởi vậy, bên cạnh ý kiến cá nhân, quan điểm chung được tập hợp qua hoạt động lấy ý kiến tại địa phương cũng được phản ánh.
Dù còn băn khoăn về đôi câu chữ, song các ý kiến đều nhất trí cần hiến định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
“Đa số các ý kiến thống nhất cao về việc giữ lại nguyên vẹn điều 4 không cần sửa đổi, bổ sung. Chỉ có một ý kiến đề nghị bổ sung khoản 1 như sau: “Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong... và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng. Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo duy nhất Nhà nước và xã hội”, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Kon Tum, ông Trần Bình Trọng nói.
Nhất trí hiến định lực lượng vũ trang nhân dân phải trung thành với Đảng, song ông Võ Lê Tuấn, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Long An đề nghị sửa lại điều 70, để “lực lượng vũ trang trước hết phải trung thành với Tổ quốc, nhân dân, sau đó mới đến trung thành với Đảng”.
Cho rằng cần giữ nguyên điều 70, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hải Dương Lương Anh Tế lập luận, khi khẳng định sự lãnh đạo của Đảng với nhà nước và xã hội, cũng là khẳng định lực lượng vũ trang trước hết trung thành với Đảng, bảo vệ Đảng.
Liên quan đến vai trò của mặt trận, nhiều ý kiến đề nghị cần quy định rõ hơn, nhất là trong giám sát và phản biện xã hội. Có ý kiến đề nghị bổ sung quy định mặt trận tổ quốc tham gia xây dựng Đảng, thực hiện giám sát và phản biện xã hội đối với hoạt động của các tổ chức đảng, đảng viên.
Những quy định về kinh tế cũng được quan tâm góp ý. Theo vị đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Phú Thọ, ông Trần Phú Tiêu thì nên hiến định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. Đâu chỉ có Việt Nam mà nhiều nước vẫn cần vai trò của kinh tế nhà nước, Mỹ vừa rồi không tung tiền ra cứu ngân hàng thì nguy hại lớn, Không nên chỉ nhìn vào Vinashin, Vinalines vì đó chỉ là một bộ phận của kinh tế nhà nước, ông Tiêu phân tích.
Cũng góp ý về nội dung kinh tế, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Quảng Nam Lê Văn Lai phản ánh rất nhiều ý kiến băn khoăn khi không còn quy định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. “Như vậy có thay đổi gì về chính trị không, vì lâu nay vẫn nói là kinh tế quyết định chính trị”, ông Lai đặt câu hỏi.
Đồng thời đề nghị lúc này không nên thay đổi chủ trương kinh tế tập thể là chủ đạo. “Vài cái tập đoàn thế này thế kia chưa đủ để kết luận mà cần xem xét thêm, bỏ hiến định về vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước lúc này là không có lợi”, ông Lai nói.
Như vậy, sau hơn hai tháng dự thảo sửa đổi Hiến pháp được công bố, việc có hiến định vai trò của từng thành phần kinh tế hay không vẫn có ý kiến nhiều chiều.
Theo quan điểm của Vụ trưởng Vụ Pháp luật Kinh tế Dương Đăng Huệ (Bộ Tư pháp), việc không liệt kê và không hiến định vai trò của kinh tế Nhà nước được cho là đúng hướng.
Còn với Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý Kinh tế Trung ương Nguyễn Đình Cung, không hiến định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước khi sửa đổi Hiến pháp, chính là động lực mới cho sự thay đổi của nền kinh tế, không chỉ trong năm 2013.