Bỏ lãi suất cơ bản: Cần thiết hay “dung hòa”?
Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sửa đổi)
Sáng 21/5, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về dự án Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sửa đổi).
Đây là dự án luật đã được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp trước, với nhiều ý kiến trái chiều về không ít nội dung, trong đó có quy định về lãi suất cơ bản.
Tại bản giải trình, tiếp thu dự án luật trình bày trước Quốc hội sáng nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng :“lãi suất cơ bản được hiểu đúng không phải là một mức lãi suất, mà là một số lãi suất chủ yếu, trong đó có một lãi suất chủ đạo. Các quan hệ vay-cho vay tuân thủ sự chi phối của các lãi suất chủ yếu này”.
Do đó, điều 12 tại dự luật về lãi suất được đề nghị chỉnh sửa như sau: “1. Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất tái cấp vốn và các loại lãi suất khác để điều hành chính sách tiền tệ. 2. Trong trường hợp thị trường tiền tệ có diễn biến bất thường, Ngân hàng Nhà nước quy định cơ chế điều hành lãi suất áp dụng trong quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau và với khách hàng, các quan hệ tín dụng khác”.
Trong số 18 phát biểu thảo luận, bên cạnh những ý kiến đồng tình cao vẫn còn không ít ý kiến kiên quyết phản đối .
Tán thành chỉnh sửa điều 12 như trên, đại biểu Cao Sỹ Kiêm cho rằng, phải hiểu “lãi suất khác” là có lãi suất cơ bản . Điểm 2 cùa điều 12 thì nên giữ nguyên, vì như thế thể hiện được tính ổn định của luật, phù hợp với thông lệ quốc tế và theo nguyên tắc hoạt động của thị trường, đại biểu Kiêm đề nghị.
Theo quan điểm của đại biểu Trần Du Lịch thì hướng tới phải điều tiết lãi suất theo thị trường trên quan hệ cung cầu trong điều kiện bình thường, khi bất thường thì phải dùng biện pháp hành chính.
Đại biểu Phan Trung Lý thì cho rằng cần tổng kết về việc thực hiện lãi suất cơ bản. Việc sửa quy định này lập luận không rõ. Trước hết phải giữ lãi suất cơ bản, đại biểu Lý đề nghị.
Nữ đại biểu Phạm Thị Loan cũng tán thành các ý kiến cần có lãi suất cơ bản hoặc lãi suất nào đó để làm công cụ điều chỉnh thị trường tiền tệ quốc gia. Vì 2 năm qua, lãi suất này đã phát huy hiệu quả nhất định. Đại biểu Loan cũng đề nghị quy định rõ về phương tiện lãi suất cơ bản trong điều hành chính sách tiền tệ.
Còn theo đại biểu Trần Thế Vượng thì cần hết sức cân nhắc nếu bỏ lãi suất cơ bản. Vì nếu bỏ thì không có căn cứ để các cơ quan tư pháp xem xét việc cho vay nặng lãi theo quy định tại Bộ Luật Dân sự.
Nên xem lại điều 12 về lãi suất, tiếp thu này là sự khó hiểu, chúng ta dung hòa quá, lãi suất cơ bản có hại gì không mà phải bỏ, đại biểu Ngô Văn Minh nghi ngại.
Tiếp sau các ý kiến này, hai đại biểu Nguyễn Văn Bình và Nguyễn Đăng Trừng đều mạnh mẽ đề nghị bỏ quy định lãi suất cơ bản trong điều kiện bình thường.
“Bỏ lãi suất cơ bản có bị ràng buộc bởi luật dân sự không, theo tôi là không, vì "trong trường hợp thị trường tiền tệ có diễn biến bất thường thì Nhà nước quy định cơ chế điều hành lãi suất áp dụng trong quan hệ các tổ chức tín dụng của nhau với khách hàng và các quan hệ tín dụng khác", như thế ở đây là mở lối rồi, đại biểu Trừng nhấn mạnh.
Đại biểu Lê Quốc Dung phàn nàn, "qua dòng tiền ta đang vận động vừa qua, chúng tôi thấy cơ chế lãi suất cơ bản điều hành dòng tiền cũng nhảy sốc lên, đã có nhiều lúc bế tắc, dùng đến cơ chế thỏa thuận cũng nhảy sốc lên, một số ngân hàng muốn tắc thở".
Theo vị đại biểu này, với cơ chế lãi suất vừa qua ngân hàng thương mại ăn cả hai đầu, huy động thấp cho vay cao. Trong lúc nền kinh tế khó khăn thì ngân hàng lãi rất lớn, có ngân hàng lãi đến 5000 tỷ đồng.
"Chúng tôi đề nghị cơ chế điều hành lãi suất đầu vào, đầu ra của các nân hàng thương mại là thỏa thuận theo thị trường nhưng Nhà nước khung lại trong đó ngân hàng được bao nhiêu phần trăm. Như vậy anh cho vay cao anh phải huy động cao, sẽ được nhiều tiền, anh cho vay thấp thì có nhiều người vay, anh phải sắp xếp các hệ thống để giảm chi phí của anh, anh sẽ huy động được nhiều tiền, nền kinh tế sẽ rất tốt, không nhảy lên nữa", ông Dung nói.
Nhấn nút phát biểu sau cùng, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Thu Ba cho rằng, quy định lãi suất cơ bản chính là sự thể hiện “định hướng xã hội chủ nghĩa” của nền kinh tế Việt Nam. Bỏ lãi suất cơ bản thì sẽ rối loạn về tiền tệ, không thể buông công cụ rất quan trọng này, đại biểu Thu Ba đề nghị. Đây cũng là quan điểm được bà Thu Ba phát biểu tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi xem xét dự án luật này.
Được mời phát biểu, song Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu chỉ “xin tiếp thu”.
Kết thúc phiên thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho biết với một số nội dung còn chưa có sự thống nhất thật cao sẽ gửi phiếu xin ý kiến đại biểu và có thể biểu quyết riêng một số điều khi thông qua toàn bộ dự án luật.
Theo chương trình kỳ họp, Quốc hội sẽ xem xét thông qua dự án luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sửa đổi) vào sáng 16/6.
Đây là dự án luật đã được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp trước, với nhiều ý kiến trái chiều về không ít nội dung, trong đó có quy định về lãi suất cơ bản.
Tại bản giải trình, tiếp thu dự án luật trình bày trước Quốc hội sáng nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng :“lãi suất cơ bản được hiểu đúng không phải là một mức lãi suất, mà là một số lãi suất chủ yếu, trong đó có một lãi suất chủ đạo. Các quan hệ vay-cho vay tuân thủ sự chi phối của các lãi suất chủ yếu này”.
Do đó, điều 12 tại dự luật về lãi suất được đề nghị chỉnh sửa như sau: “1. Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất tái cấp vốn và các loại lãi suất khác để điều hành chính sách tiền tệ. 2. Trong trường hợp thị trường tiền tệ có diễn biến bất thường, Ngân hàng Nhà nước quy định cơ chế điều hành lãi suất áp dụng trong quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau và với khách hàng, các quan hệ tín dụng khác”.
Trong số 18 phát biểu thảo luận, bên cạnh những ý kiến đồng tình cao vẫn còn không ít ý kiến kiên quyết phản đối .
Tán thành chỉnh sửa điều 12 như trên, đại biểu Cao Sỹ Kiêm cho rằng, phải hiểu “lãi suất khác” là có lãi suất cơ bản . Điểm 2 cùa điều 12 thì nên giữ nguyên, vì như thế thể hiện được tính ổn định của luật, phù hợp với thông lệ quốc tế và theo nguyên tắc hoạt động của thị trường, đại biểu Kiêm đề nghị.
Theo quan điểm của đại biểu Trần Du Lịch thì hướng tới phải điều tiết lãi suất theo thị trường trên quan hệ cung cầu trong điều kiện bình thường, khi bất thường thì phải dùng biện pháp hành chính.
Đại biểu Phan Trung Lý thì cho rằng cần tổng kết về việc thực hiện lãi suất cơ bản. Việc sửa quy định này lập luận không rõ. Trước hết phải giữ lãi suất cơ bản, đại biểu Lý đề nghị.
Nữ đại biểu Phạm Thị Loan cũng tán thành các ý kiến cần có lãi suất cơ bản hoặc lãi suất nào đó để làm công cụ điều chỉnh thị trường tiền tệ quốc gia. Vì 2 năm qua, lãi suất này đã phát huy hiệu quả nhất định. Đại biểu Loan cũng đề nghị quy định rõ về phương tiện lãi suất cơ bản trong điều hành chính sách tiền tệ.
Còn theo đại biểu Trần Thế Vượng thì cần hết sức cân nhắc nếu bỏ lãi suất cơ bản. Vì nếu bỏ thì không có căn cứ để các cơ quan tư pháp xem xét việc cho vay nặng lãi theo quy định tại Bộ Luật Dân sự.
Nên xem lại điều 12 về lãi suất, tiếp thu này là sự khó hiểu, chúng ta dung hòa quá, lãi suất cơ bản có hại gì không mà phải bỏ, đại biểu Ngô Văn Minh nghi ngại.
Tiếp sau các ý kiến này, hai đại biểu Nguyễn Văn Bình và Nguyễn Đăng Trừng đều mạnh mẽ đề nghị bỏ quy định lãi suất cơ bản trong điều kiện bình thường.
“Bỏ lãi suất cơ bản có bị ràng buộc bởi luật dân sự không, theo tôi là không, vì "trong trường hợp thị trường tiền tệ có diễn biến bất thường thì Nhà nước quy định cơ chế điều hành lãi suất áp dụng trong quan hệ các tổ chức tín dụng của nhau với khách hàng và các quan hệ tín dụng khác", như thế ở đây là mở lối rồi, đại biểu Trừng nhấn mạnh.
Đại biểu Lê Quốc Dung phàn nàn, "qua dòng tiền ta đang vận động vừa qua, chúng tôi thấy cơ chế lãi suất cơ bản điều hành dòng tiền cũng nhảy sốc lên, đã có nhiều lúc bế tắc, dùng đến cơ chế thỏa thuận cũng nhảy sốc lên, một số ngân hàng muốn tắc thở".
Theo vị đại biểu này, với cơ chế lãi suất vừa qua ngân hàng thương mại ăn cả hai đầu, huy động thấp cho vay cao. Trong lúc nền kinh tế khó khăn thì ngân hàng lãi rất lớn, có ngân hàng lãi đến 5000 tỷ đồng.
"Chúng tôi đề nghị cơ chế điều hành lãi suất đầu vào, đầu ra của các nân hàng thương mại là thỏa thuận theo thị trường nhưng Nhà nước khung lại trong đó ngân hàng được bao nhiêu phần trăm. Như vậy anh cho vay cao anh phải huy động cao, sẽ được nhiều tiền, anh cho vay thấp thì có nhiều người vay, anh phải sắp xếp các hệ thống để giảm chi phí của anh, anh sẽ huy động được nhiều tiền, nền kinh tế sẽ rất tốt, không nhảy lên nữa", ông Dung nói.
Nhấn nút phát biểu sau cùng, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Thu Ba cho rằng, quy định lãi suất cơ bản chính là sự thể hiện “định hướng xã hội chủ nghĩa” của nền kinh tế Việt Nam. Bỏ lãi suất cơ bản thì sẽ rối loạn về tiền tệ, không thể buông công cụ rất quan trọng này, đại biểu Thu Ba đề nghị. Đây cũng là quan điểm được bà Thu Ba phát biểu tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi xem xét dự án luật này.
Được mời phát biểu, song Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu chỉ “xin tiếp thu”.
Kết thúc phiên thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho biết với một số nội dung còn chưa có sự thống nhất thật cao sẽ gửi phiếu xin ý kiến đại biểu và có thể biểu quyết riêng một số điều khi thông qua toàn bộ dự án luật.
Theo chương trình kỳ họp, Quốc hội sẽ xem xét thông qua dự án luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sửa đổi) vào sáng 16/6.