Bộ Ngoại giao Nhật không muốn cắt giảm ODA
Hôm qua (14/4), Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết không muốn cắt giảm viện trợ phát triển chính thức
Hôm qua (14/4), phát biểu trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Nhật Bản, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước này, ông Takeaki Matsumoto đã nói rằng, ông không muốn cắt giảm viện trợ phát triển chính thức.
Ông Matsumoto nhấn mạnh tầm quan trọng của khoản viện trợ phát triển chính thức (ODA) này và cho biết, "sẽ tiếp tục yêu cầu đảm bảo ngân sách dành cho ODA".
“Sau khi xảy ra động đất, các nước sẵn sàng cung cấp trợ giúp cho Nhật Bản là kết quả của những nỗ lực của Nhật Bản trong việc thực hiện nghĩa vụ của một thành viên đối với cộng đồng quốc tế”, hãng tin Kyodo dẫn lời ông Matsumoto.
Quan điểm này của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản cũng được chia sẻ bởi phát biểu trước đó của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Takahashi Chiaki.
Ông Chiaki nói rằng không đồng tình với việc cắt giảm ODA, vì "việc Nhật Bản nhận được sự trợ giúp và viện trợ từ hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ chính là một thành quả của nguồn vốn ODA".
Do đó, Thứ trưởng Chiaki cho rằng Nhật Bản nên tiếp tục thực hiện việc hợp tác quốc tế thông qua việc viện trợ ODA.
Trước đó, hôm 7/4, một số nguồn tin Chính phủ và Đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) cho biết Tokyo đang cân nhắc cắt giảm khoảng 20% ODA để nhằm tập trung tài chính cho việc tái thiết đất nước sau thảm họa động đất và sóng thần hôm 11/3.
Trong tài khóa hết hạn vào tháng 3/2012, Chính phủ Nhật Bản dành ra 572,7 tỷ Yên (khoảng 6,7 tỷ USD) cho viện trợ phát triển chính thức (ODA).
Cùng ngày 7/4, Tổng thư ký DPJ Katsuya Okada đã gặp lãnh đạo các đảng phái đối lập nhằm tìm kiếm sự hợp tác trong việc sớm thông qua các khoản ngân sách bổ sung.
Nhật Bản, nước cung cấp viện trợ hàng đầu thế giới trong những năm 1990, vài năm gần đây đã cắt giảm ODA giữa lúc Tokyo đang tập trung giải quyết tình trạng nợ công ngày càng tăng, hiện gấp gần 200% GDP của nước này.
Ông Matsumoto nhấn mạnh tầm quan trọng của khoản viện trợ phát triển chính thức (ODA) này và cho biết, "sẽ tiếp tục yêu cầu đảm bảo ngân sách dành cho ODA".
“Sau khi xảy ra động đất, các nước sẵn sàng cung cấp trợ giúp cho Nhật Bản là kết quả của những nỗ lực của Nhật Bản trong việc thực hiện nghĩa vụ của một thành viên đối với cộng đồng quốc tế”, hãng tin Kyodo dẫn lời ông Matsumoto.
Quan điểm này của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản cũng được chia sẻ bởi phát biểu trước đó của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Takahashi Chiaki.
Ông Chiaki nói rằng không đồng tình với việc cắt giảm ODA, vì "việc Nhật Bản nhận được sự trợ giúp và viện trợ từ hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ chính là một thành quả của nguồn vốn ODA".
Do đó, Thứ trưởng Chiaki cho rằng Nhật Bản nên tiếp tục thực hiện việc hợp tác quốc tế thông qua việc viện trợ ODA.
Trước đó, hôm 7/4, một số nguồn tin Chính phủ và Đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) cho biết Tokyo đang cân nhắc cắt giảm khoảng 20% ODA để nhằm tập trung tài chính cho việc tái thiết đất nước sau thảm họa động đất và sóng thần hôm 11/3.
Trong tài khóa hết hạn vào tháng 3/2012, Chính phủ Nhật Bản dành ra 572,7 tỷ Yên (khoảng 6,7 tỷ USD) cho viện trợ phát triển chính thức (ODA).
Cùng ngày 7/4, Tổng thư ký DPJ Katsuya Okada đã gặp lãnh đạo các đảng phái đối lập nhằm tìm kiếm sự hợp tác trong việc sớm thông qua các khoản ngân sách bổ sung.
Nhật Bản, nước cung cấp viện trợ hàng đầu thế giới trong những năm 1990, vài năm gần đây đã cắt giảm ODA giữa lúc Tokyo đang tập trung giải quyết tình trạng nợ công ngày càng tăng, hiện gấp gần 200% GDP của nước này.