“Bỏ rơi” mô hình tập đoàn ngân hàng?
Qua những lần xây dựng và lấy ý kiến, dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) vẫn để ngỏ một số điểm mà thực tế đòi hỏi
Qua những lần xây dựng và lấy ý kiến, dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) vẫn để ngỏ một số điểm mà thực tế đòi hỏi.
Theo chương trình xây dựng luật, Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) sẽ trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7, khóa 12 này để bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2011. Trước đó, dự thảo luật này cũng đã được đưa ra lấy ý kiến tại 2 kỳ họp của Quốc hội khóa 12 năm 2009.
Trong ngày 22 và 23/5 vừa qua, các đại biểu Quốc hội đã tập trung thảo luận và cho ý kiến sau khi nghe báo cáo, tổng hợp kết quả tiếp thu và giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Thế nhưng, qua những lần xây dựng dự thảo và lấy ý kiến đó, có một số vấn đề mà thực tế hoạt động của các ngân hàng thương mại đòi hỏi vẫn còn để ngỏ, không được đưa vào nội dung hoặc ít được đề cập tới.
Mô hình tập đoàn: Yêu cầu thực tế
Những năm gần đây, một số ngân hàng thương mại lớn đã phát triển nhanh, mở rộng về lĩnh vực hoạt động và địa bàn. Theo sự phát triển này, mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng được đặt ra, thậm chí được nhấn mạnh trong định hướng của nhiều thành viên; đơn cử như Ngân hàng Á châu (ACB), Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV), Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank)….
Có trường hợp đã khẳng định thông điệp hoạt động theo mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng, hay sự nhấn mạnh trong các phát ngôn hoặc thông tin công bố… Thế nhưng, thực tế có trường hợp vẫn lưỡng lự khi đưa thông điệp đó vào chính sách truyền thông và phát triển thương hiệu, dù họ đã tiếp cận mô hình tập đoàn theo thông lệ quốc tế.
Một đại diện trong những trường hợp đó cho rằng họ thất vọng khi không thấy vấn đề này được đưa vào dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), trong khi đó là một yêu cầu sát sườn và thực tế.
“Dự thảo Luật không điều chỉnh về tập đoàn tài chính - ngân hàng trong khi hiện nay nhiều nước trên thế giới đều có các đạo luật riêng trong đó quy định chung về các quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm với cơ quan nhà nước về thành lập, sở hữu, niêm yết và những quan hệ trong nội bộ tập đoàn về mô hình, cấu trúc quản trị, cấu trúc vốn hoạt động; cũng như quy định về phương thức quản lý, giám sát, kiểm tra của nhà nước”, đại diện trên nói.
Tại Việt Nam hiện nay, một số ý kiến cũng cho rằng đã có những thay đổi lớn, căn bản về cơ cấu kinh tế và môi trường kinh doanh, do đó sự ra đời của những tập đoàn tài chính - ngân hàng là tất yếu nhằm tăng năng lực cạnh tranh, đảm bảo quyền chi phối của Nhà nước thông qua các tập đoàn trong việc phát triển kinh tế.
Hiện Chính phủ đã ban hành Nghị định 101/2009/NĐ-CP về thành lập, quản lý, giám sát tập đoàn kinh tế nhà nước nhưng vẫn còn nhiều vấn đề bất cập. Hơn nữa, nghị định này không hướng đến điều chỉnh tập đoàn tài chính - ngân hàng nên dường như vẫn còn bỏ ngỏ khả năng các cơ quan quản lý nhà nước sẽ ban hành quy định mang tính chuyên ngành về mô hình này.
Như trên đề cập, hiện nhiều ngân hàng Việt Nam đã tuyên bố chiến lược phát triển thành tập đoàn tài chính - ngân hàng. Qua tìm hiểu, mô hình được được nhiều lựa chọn có từ thực tế hoạt động tại Hàn Quốc và Đài Loan, nhưng nếu triển khai ở Việt Nam thì sẽ vướng nhiều về mặt pháp lý.
Thiếu quy định về ngân hàng đầu tư
Tại dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) trình Quốc hội lần này đã không quy định rõ các hoạt động khác của các ngân hàng thương mại; theo đó đã bỏ đi khái niệm và hoạt động “nghiệp vụ ngân hàng đầu tư”. Trong khi đó, bản dự thảo hồi tháng 5/2009 có 1 điều quy định về vấn đề này và sử dụng rõ cụm thuật ngữ “ngân hàng đầu tư”.
Mặc dù hiện nay Việt Nam đã có Luật Chứng khoán năm 2006 quy định khá chi tiết về các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng đầu tư, tuy nhiên một số ý kiến từ phía ngân hàng thương mại cho rằng vẫn rất cần có một văn bản pháp lý chính thức ở cấp độ luật đề cập đến hoạt động ngân hàng đầu tư.
Cụ thể, nội dung đó khi đưa vào luật sẽ quy định rõ những nghiệp vụ ngân hàng đầu tư mà các ngân hàng thương mại được trực tiếp thực hiện và với những nghiệp vụ buộc phải thực hiện qua các công ty con là công ty chứng khoán.
Một giải pháp được đặt ra là Ngân hàng Nhà nước sẽ phối hợp với Bộ Tài chính (cụ thể là Ủy ban Chứng khoán) có văn bản quy định rõ ràng và cụ thể về khuôn khổ pháp lý hoạt động của ngân hàng đầu tư, làm cơ sở cho các ngân hàng thương mại cũng như các định chế tài chính triển khai.
Tương tự, về nội dung hành lang pháp lý cho mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước sẽ xây dựng một nghị định trình Chính phủ ban hành, như đã được phân công tại văn bản số 3841/VPCP-KHTH ngày 9/6/2009 của Văn phòng Chính phủ.
Thế nhưng, ở hai nội dung và hướng giải quyết trên lại liên quan đến một vấn đề khác, mà một số ngân hàng thương mại cho là “điểm yếu” của dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi): có nhiều vấn đề xử lý vẫn phải chờ quy định, hướng dẫn của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước. Qua rà soát dự thảo, vẫn có đến 30 điểm tổ chức tín dụng phải thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và 28 điểm trao quyền cho Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể.
“Điểm yếu” đó là một trở ngại đối với việc đưa luật đi vào đời sống một cách đầy đủ hơn và nhanh chóng hơn.
Ở khía cạnh khác, từ những nội dung trên cho thấy việc xây dựng luật vẫn khó bao trùm và theo sát thực tế. Thế nên, nếu trong khoảng 4 - 5 năm tới, Luật Các tổ chức tín dụng lại được đưa ra mổ xẻ tại nghị trường để tiếp tục bổ sung thì cũng không phải là điều quá bất ngờ.
Theo chương trình xây dựng luật, Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) sẽ trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7, khóa 12 này để bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2011. Trước đó, dự thảo luật này cũng đã được đưa ra lấy ý kiến tại 2 kỳ họp của Quốc hội khóa 12 năm 2009.
Trong ngày 22 và 23/5 vừa qua, các đại biểu Quốc hội đã tập trung thảo luận và cho ý kiến sau khi nghe báo cáo, tổng hợp kết quả tiếp thu và giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Thế nhưng, qua những lần xây dựng dự thảo và lấy ý kiến đó, có một số vấn đề mà thực tế hoạt động của các ngân hàng thương mại đòi hỏi vẫn còn để ngỏ, không được đưa vào nội dung hoặc ít được đề cập tới.
Mô hình tập đoàn: Yêu cầu thực tế
Những năm gần đây, một số ngân hàng thương mại lớn đã phát triển nhanh, mở rộng về lĩnh vực hoạt động và địa bàn. Theo sự phát triển này, mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng được đặt ra, thậm chí được nhấn mạnh trong định hướng của nhiều thành viên; đơn cử như Ngân hàng Á châu (ACB), Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV), Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank)….
Có trường hợp đã khẳng định thông điệp hoạt động theo mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng, hay sự nhấn mạnh trong các phát ngôn hoặc thông tin công bố… Thế nhưng, thực tế có trường hợp vẫn lưỡng lự khi đưa thông điệp đó vào chính sách truyền thông và phát triển thương hiệu, dù họ đã tiếp cận mô hình tập đoàn theo thông lệ quốc tế.
Một đại diện trong những trường hợp đó cho rằng họ thất vọng khi không thấy vấn đề này được đưa vào dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), trong khi đó là một yêu cầu sát sườn và thực tế.
“Dự thảo Luật không điều chỉnh về tập đoàn tài chính - ngân hàng trong khi hiện nay nhiều nước trên thế giới đều có các đạo luật riêng trong đó quy định chung về các quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm với cơ quan nhà nước về thành lập, sở hữu, niêm yết và những quan hệ trong nội bộ tập đoàn về mô hình, cấu trúc quản trị, cấu trúc vốn hoạt động; cũng như quy định về phương thức quản lý, giám sát, kiểm tra của nhà nước”, đại diện trên nói.
Tại Việt Nam hiện nay, một số ý kiến cũng cho rằng đã có những thay đổi lớn, căn bản về cơ cấu kinh tế và môi trường kinh doanh, do đó sự ra đời của những tập đoàn tài chính - ngân hàng là tất yếu nhằm tăng năng lực cạnh tranh, đảm bảo quyền chi phối của Nhà nước thông qua các tập đoàn trong việc phát triển kinh tế.
Hiện Chính phủ đã ban hành Nghị định 101/2009/NĐ-CP về thành lập, quản lý, giám sát tập đoàn kinh tế nhà nước nhưng vẫn còn nhiều vấn đề bất cập. Hơn nữa, nghị định này không hướng đến điều chỉnh tập đoàn tài chính - ngân hàng nên dường như vẫn còn bỏ ngỏ khả năng các cơ quan quản lý nhà nước sẽ ban hành quy định mang tính chuyên ngành về mô hình này.
Như trên đề cập, hiện nhiều ngân hàng Việt Nam đã tuyên bố chiến lược phát triển thành tập đoàn tài chính - ngân hàng. Qua tìm hiểu, mô hình được được nhiều lựa chọn có từ thực tế hoạt động tại Hàn Quốc và Đài Loan, nhưng nếu triển khai ở Việt Nam thì sẽ vướng nhiều về mặt pháp lý.
Thiếu quy định về ngân hàng đầu tư
Tại dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) trình Quốc hội lần này đã không quy định rõ các hoạt động khác của các ngân hàng thương mại; theo đó đã bỏ đi khái niệm và hoạt động “nghiệp vụ ngân hàng đầu tư”. Trong khi đó, bản dự thảo hồi tháng 5/2009 có 1 điều quy định về vấn đề này và sử dụng rõ cụm thuật ngữ “ngân hàng đầu tư”.
Mặc dù hiện nay Việt Nam đã có Luật Chứng khoán năm 2006 quy định khá chi tiết về các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng đầu tư, tuy nhiên một số ý kiến từ phía ngân hàng thương mại cho rằng vẫn rất cần có một văn bản pháp lý chính thức ở cấp độ luật đề cập đến hoạt động ngân hàng đầu tư.
Cụ thể, nội dung đó khi đưa vào luật sẽ quy định rõ những nghiệp vụ ngân hàng đầu tư mà các ngân hàng thương mại được trực tiếp thực hiện và với những nghiệp vụ buộc phải thực hiện qua các công ty con là công ty chứng khoán.
Một giải pháp được đặt ra là Ngân hàng Nhà nước sẽ phối hợp với Bộ Tài chính (cụ thể là Ủy ban Chứng khoán) có văn bản quy định rõ ràng và cụ thể về khuôn khổ pháp lý hoạt động của ngân hàng đầu tư, làm cơ sở cho các ngân hàng thương mại cũng như các định chế tài chính triển khai.
Tương tự, về nội dung hành lang pháp lý cho mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước sẽ xây dựng một nghị định trình Chính phủ ban hành, như đã được phân công tại văn bản số 3841/VPCP-KHTH ngày 9/6/2009 của Văn phòng Chính phủ.
Thế nhưng, ở hai nội dung và hướng giải quyết trên lại liên quan đến một vấn đề khác, mà một số ngân hàng thương mại cho là “điểm yếu” của dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi): có nhiều vấn đề xử lý vẫn phải chờ quy định, hướng dẫn của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước. Qua rà soát dự thảo, vẫn có đến 30 điểm tổ chức tín dụng phải thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và 28 điểm trao quyền cho Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể.
“Điểm yếu” đó là một trở ngại đối với việc đưa luật đi vào đời sống một cách đầy đủ hơn và nhanh chóng hơn.
Ở khía cạnh khác, từ những nội dung trên cho thấy việc xây dựng luật vẫn khó bao trùm và theo sát thực tế. Thế nên, nếu trong khoảng 4 - 5 năm tới, Luật Các tổ chức tín dụng lại được đưa ra mổ xẻ tại nghị trường để tiếp tục bổ sung thì cũng không phải là điều quá bất ngờ.