Bộ Tài chính nói gì về việc tăng giá xăng?
Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi Bộ Thông tin truyền thông và các cơ quan báo chí lý giải cho việc tăng giá xăng, dầu vừa qua
Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan báo chí lý giải cho việc tăng giá xăng, dầu vừa qua.
Theo Bộ Tài chính, cơ chế điều hành giá xăng, dầu hiện nay được thực hiện theo cơ chế giá thị trường, có sự điều hành của Nhà nước, giá có lên, có xuống theo sự biến động của giá thế giới. Việc điều hành thuế nhập khẩu xăng dầu cũng luôn phù hợp với "barem" thuế đã công bố.
Bên cạnh đó, việc điều hành giá xăng dầu sẽ được thực hiện song song với việc trích quỹ bình ổn giá đối với tất cả các chủng loại xăng, dầu để tạo nguồn lực đáp ứng cho yêu cầu bình ổn giá khi thực hiện cơ chế giá thị trường, theo quy định theo quy định của Nghị định 84/2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.
Với nguyên tắc điều hành như trên, Bộ Tài chính cho biết, kể từ sau lần giảm giá gần nhất (23/10/2009), giá xăng dầu trên thị trường thế giới luôn biến động theo chiều hướng tăng. Bình quân, giá xăng dầu thế giới trong 20 ngày gần đây đã tăng 7,18% - 9,86% tùy theo từng chủng loại. Sau khi đã khấu trừ các chi phí, thuế, trích quỹ bình ổn giá…, đa số doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu đều rơi vào tình trạng lỗ. Cụ thể:
- Mỗi lít xăng doanh nghiệp lỗ 740 đồng/lít (nếu tính cả lợi nhuận tối đã theo quy định thì mặt hàng xăng lỗ 1.040 đồng/lít).
- Dầu diezel lỗ 929 đồng/lít (nếu tính cả lợi nhuận tối đã theo quy định thì lỗ 1.229 đồng/lít).
- Dầu hỏa lỗ 871 đồng/lít (nếu tính cả lợi nhuận tối đã theo quy định thì lỗ 1.171 đồng/lít).
- Dầu mazut lỗ 521 đồng/lít (nếu tính cả lợi nhuận tối đã theo quy định thì lỗ 821 đồng/lít).
Theo Bộ Tài chính, với thực tế nêu trên, sau khi tính toán và thẩm định phương án đăng ký giá của các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu, liên bộ Tài chính - Công Thương đã thống nhất chấp thuận phương án điều chỉnh giá xăng, dầu theo đề xuất của các doanh nghiệp vào ngày 20/11 vừa qua.
Tuy nhiên, Bộ cũng cho biết, mặc dù đã được điều chỉnh tăng giá bán vào ngày 20/11 vừa qua, song giá xăng trong nước vẫn đang thấp hơn một số nước trong khu vực từ 587 - 6.138 đồng/lít, tùy theo mỗi nước. Riêng giá dầu diezel của Việt Nam vẫn thấp hơn các nước (trừ Lào) từ 824 - 1.924 đồng/lít.
Ngoài ra, để tạo nguồn lực tài chính cho việc bình ổn giá khi chuyển cơ chế giá xăng, dầu theo cơ chế thị trường, liên bộ Tài chính – Công Thương yêu cầu các doanh nghiệp tiếp tục thực hiện trích quỹ bình ổn giá đối với các loại xăng, dầu: đối với xăng, dầu hỏa, dầu mazut phải trích 200 đồng/lít, diezel là 300 đồng/lít.
Theo Bộ Tài chính, cơ chế điều hành giá xăng, dầu hiện nay được thực hiện theo cơ chế giá thị trường, có sự điều hành của Nhà nước, giá có lên, có xuống theo sự biến động của giá thế giới. Việc điều hành thuế nhập khẩu xăng dầu cũng luôn phù hợp với "barem" thuế đã công bố.
Bên cạnh đó, việc điều hành giá xăng dầu sẽ được thực hiện song song với việc trích quỹ bình ổn giá đối với tất cả các chủng loại xăng, dầu để tạo nguồn lực đáp ứng cho yêu cầu bình ổn giá khi thực hiện cơ chế giá thị trường, theo quy định theo quy định của Nghị định 84/2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.
Với nguyên tắc điều hành như trên, Bộ Tài chính cho biết, kể từ sau lần giảm giá gần nhất (23/10/2009), giá xăng dầu trên thị trường thế giới luôn biến động theo chiều hướng tăng. Bình quân, giá xăng dầu thế giới trong 20 ngày gần đây đã tăng 7,18% - 9,86% tùy theo từng chủng loại. Sau khi đã khấu trừ các chi phí, thuế, trích quỹ bình ổn giá…, đa số doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu đều rơi vào tình trạng lỗ. Cụ thể:
- Mỗi lít xăng doanh nghiệp lỗ 740 đồng/lít (nếu tính cả lợi nhuận tối đã theo quy định thì mặt hàng xăng lỗ 1.040 đồng/lít).
- Dầu diezel lỗ 929 đồng/lít (nếu tính cả lợi nhuận tối đã theo quy định thì lỗ 1.229 đồng/lít).
- Dầu hỏa lỗ 871 đồng/lít (nếu tính cả lợi nhuận tối đã theo quy định thì lỗ 1.171 đồng/lít).
- Dầu mazut lỗ 521 đồng/lít (nếu tính cả lợi nhuận tối đã theo quy định thì lỗ 821 đồng/lít).
Theo Bộ Tài chính, với thực tế nêu trên, sau khi tính toán và thẩm định phương án đăng ký giá của các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu, liên bộ Tài chính - Công Thương đã thống nhất chấp thuận phương án điều chỉnh giá xăng, dầu theo đề xuất của các doanh nghiệp vào ngày 20/11 vừa qua.
Tuy nhiên, Bộ cũng cho biết, mặc dù đã được điều chỉnh tăng giá bán vào ngày 20/11 vừa qua, song giá xăng trong nước vẫn đang thấp hơn một số nước trong khu vực từ 587 - 6.138 đồng/lít, tùy theo mỗi nước. Riêng giá dầu diezel của Việt Nam vẫn thấp hơn các nước (trừ Lào) từ 824 - 1.924 đồng/lít.
Ngoài ra, để tạo nguồn lực tài chính cho việc bình ổn giá khi chuyển cơ chế giá xăng, dầu theo cơ chế thị trường, liên bộ Tài chính – Công Thương yêu cầu các doanh nghiệp tiếp tục thực hiện trích quỹ bình ổn giá đối với các loại xăng, dầu: đối với xăng, dầu hỏa, dầu mazut phải trích 200 đồng/lít, diezel là 300 đồng/lít.