Bộ Tài chính: Thuế, giá bán lẻ xăng ở Việt Nam vẫn thấp
Đại diện Bộ Tài chính khẳng định giá bán lẻ xăng dầu của Việt Nam, mức thuế áp dụng trên mỗi lít xăng của Việt Nam vẫn thấp hơn một số nước
Trong buổi họp báo quý 3 diễn ra chiều 11/10, ông Phạm Đình Thi - Vụ trưởng Vụ chính sách thuế (Bộ Tài Chính), cho biết những ý kiến cho rằng xăng dầu bị thu thuế chồng thuế đối và cuối cùng người tiêu dùng phải chịu, Bộ Tài chính đã có báo cáo Quốc hội.
Tỷ trọng thuế chiếm 41,5% trong giá xăng
Thời gian qua, việc áp dụng chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt mới với mặt hàng xăng dầu theo Nghị định 100 của Bộ Tài chính mới đây đã gặp phải nhiều ý kiến trái chiều về cách thu thuế chồng thuế, gây thiệt cho người tiêu dùng.
Hiện một lít xăng đang phải áp các loại thuế phí sau: thuế nhập khẩu (thuế bình quân gia quyền), thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế VAT, thuế bảo vệ môi trường, chi phí định mức, lợi nhuận định mức, chi quỹ bình ổn.
Theo đó, thuế tiêu thụ đặc biệt (10%) của xăng được tính trên mức giá ra của các doanh nghiệp đầu mối thay vì được tính trên giá đầu vào.
Theo công thức cũ, thuế tiêu thụ đặc biệt được tính luỹ kế trên giá CIF + thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, việc áp dụng tính trên cơ sở đầu ra của sản phẩm, thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ đánh trên tổng các hoà các thuế phí tính đến khi giá xăng dầu đến tay người tiêu dùng khiến giá có thể tăng hơn 200 - 300 đồng mỗi lít xăng.
Điều này làm tăng đáng kể cơ cấu thuế phí trong một lít xăng.
Việc thuế VAT được tính trên cả quỹ bình ổn xăng dầu nên gây tình trạng thuế chồng thuế. Đến hết quý 2/2016, Quỹ bình ổn xăng dầu là hơn 2.000 tỷ đồng. Điều này khiến nhiều chuyên gia lên tiếng về việc thu thuế chồng thuế, gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
Ông Thi cho biết, mỗi sắc thuế có mục tiêu điều chỉnh khác nhau.Về Quỹ bình ổn giá, ông Thi cho biết, mức 300 đồng/lít làm quỹ khi giá tăng ta dùng quỹ bỏ ra, của dân vẫn là của dân, qũy do công ty xăng dầu đầu mối hiện có 25 đầu mối quản lý.
Về thuế tiêu thụ đặc biệt, theo ông Thi, hiện nay giá nhà nhập khẩu bán ra với rượu bia là 10 tháng rồi nhưng các doanh nghiệp kiến nghị quay lại giá tính thuế là giá tại khâu nhập khẩu, tính theo nhà nhập khẩu bán ra là để công bằng với doanh nghiệp trong nước và nhập khẩu.
Qua đó, tỷ trọng thuế (không tính các loại phí) theo ông Thi thống kê với mặt hàng xăng là 41,5% trong giá. Tỷ trọng này theo ông thấp hơn một số nước như Hàn Quốc - thuế chiếm tỷ lệ 70% giá bán, hay Campuchia - tỷ trọng thuế chiếm 56%.
Tuy nhiên, trong cơ cấu giá xăng dầu còn có các khoản phí phải chịu như chi phí định mức, lợi nhuận định mức cho các doanh nghiệp đầu mối. Hơn nữa, việc chi nộp 300 đồng mỗi lít xăng trên quỹ bình ổn cũng bị đánh thuế VAT. Điều này làm cho cơ cấu thuế phí trên một lít xăng vượt trên 50%.
Tuy nhiên, ông Thi lại lý giải thuế VAT của Việt là 10% vẫn thấp so với nhiều nước như: Campuchia (15%), Trung Quốc (17%), Italy (19%), Pháp (19%)…
Đại diện Bộ Tài chính còn khẳng định giá bán lẻ xăng tại Việt Nam là 0,74 USD/lít. Mức giá này thấp hơn một số nước như Trung Quốc (0,94 USD/lít), Lào (1,09 USD/lít), Singapore (1,34 USD/lít),…
Có kết quả thanh tra, chưa được phép công bố
Cũng tại họp báo, Bộ Tài chính cho biết đã có kết quả thanh tra với 17/23 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối.
Ông Nguyễn Đại Trí, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế khẳng định Bộ Tài chính đã tổng hợp và báo cáo Chính phủ, tuy nhiên chưa được phép công bố ra dư luận.
Trước đó, quyết định thanh tra 17 doanh nghiệp xăng dầu đầu mối được ban hành ngay khi xảy ra vụ việc cách tính thuế nhập khẩu trong giá bán lẻ chênh lệch lớn với thuế nhập khẩu thực tế ưu đãi, dẫn tới người tiêu dùng bị thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng còn người doanh nghiệp được hưởng lợi.
Theo báo cáo, năm 2015 Bộ Tài chính thu khoảng 35.000 tỷ thuế xăng dầu. Doanh nghiệp được hưởng lợi lớn với chính sách tính thuế giá bán lẻ với xăng là 20% trong khi nhập khẩu từ Hàn Quốc giảm về 10%. Các mặt hàng diesel, dầu hoả…áp thuế 0% từ ASEAN nhưng vẫn tính giá bán lẻ cho người dân là 5%.
Mới đây, nhà chức trách đã đổi cách tính thuế nhập khẩu theo hướng bình quân gia quyền trên tổng hoà của số lượng và mức thuế của các thị trường.
Trước đó, hàng loạt doanh nghiệp đã có ý kiến về việc được Bộ Tài chính thu thiếu thuế. Cụ thể, trong một văn bản gửi lên Bộ Tài chính, Bộ Công Thương về vấn đề tính thuế mặt hàng xăng, Petrolimex cho biết, trong 3 kỳ điều hành giá xăng dầu kể từ ngày 1/7 - 18/8, liên bộ Công Thương - Tài chính đã tính thiếu hàng trăm tỷ đồng cho đơn vị này.
Với phương án giá CIF xăng A92 ở mức 49,16 USD/thùng thì mức chênh lệch này vào khoảng 185 đồng/lít. Trong đó, khoản thuế tiêu thụ đặc biệt bị tính thiếu là 165 đồng/lít và thuế giá trị gia tăng bị tính thiếu là 17 đồng/lít. Thay vì thuế tiêu thụ đặc biệt phải tính là 989 đồng/lít thì liên bộ chỉ tính có 824 đồng/lít.
Tỷ trọng thuế chiếm 41,5% trong giá xăng
Thời gian qua, việc áp dụng chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt mới với mặt hàng xăng dầu theo Nghị định 100 của Bộ Tài chính mới đây đã gặp phải nhiều ý kiến trái chiều về cách thu thuế chồng thuế, gây thiệt cho người tiêu dùng.
Hiện một lít xăng đang phải áp các loại thuế phí sau: thuế nhập khẩu (thuế bình quân gia quyền), thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế VAT, thuế bảo vệ môi trường, chi phí định mức, lợi nhuận định mức, chi quỹ bình ổn.
Theo đó, thuế tiêu thụ đặc biệt (10%) của xăng được tính trên mức giá ra của các doanh nghiệp đầu mối thay vì được tính trên giá đầu vào.
Theo công thức cũ, thuế tiêu thụ đặc biệt được tính luỹ kế trên giá CIF + thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, việc áp dụng tính trên cơ sở đầu ra của sản phẩm, thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ đánh trên tổng các hoà các thuế phí tính đến khi giá xăng dầu đến tay người tiêu dùng khiến giá có thể tăng hơn 200 - 300 đồng mỗi lít xăng.
Điều này làm tăng đáng kể cơ cấu thuế phí trong một lít xăng.
Việc thuế VAT được tính trên cả quỹ bình ổn xăng dầu nên gây tình trạng thuế chồng thuế. Đến hết quý 2/2016, Quỹ bình ổn xăng dầu là hơn 2.000 tỷ đồng. Điều này khiến nhiều chuyên gia lên tiếng về việc thu thuế chồng thuế, gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
Ông Thi cho biết, mỗi sắc thuế có mục tiêu điều chỉnh khác nhau.Về Quỹ bình ổn giá, ông Thi cho biết, mức 300 đồng/lít làm quỹ khi giá tăng ta dùng quỹ bỏ ra, của dân vẫn là của dân, qũy do công ty xăng dầu đầu mối hiện có 25 đầu mối quản lý.
Về thuế tiêu thụ đặc biệt, theo ông Thi, hiện nay giá nhà nhập khẩu bán ra với rượu bia là 10 tháng rồi nhưng các doanh nghiệp kiến nghị quay lại giá tính thuế là giá tại khâu nhập khẩu, tính theo nhà nhập khẩu bán ra là để công bằng với doanh nghiệp trong nước và nhập khẩu.
Qua đó, tỷ trọng thuế (không tính các loại phí) theo ông Thi thống kê với mặt hàng xăng là 41,5% trong giá. Tỷ trọng này theo ông thấp hơn một số nước như Hàn Quốc - thuế chiếm tỷ lệ 70% giá bán, hay Campuchia - tỷ trọng thuế chiếm 56%.
Tuy nhiên, trong cơ cấu giá xăng dầu còn có các khoản phí phải chịu như chi phí định mức, lợi nhuận định mức cho các doanh nghiệp đầu mối. Hơn nữa, việc chi nộp 300 đồng mỗi lít xăng trên quỹ bình ổn cũng bị đánh thuế VAT. Điều này làm cho cơ cấu thuế phí trên một lít xăng vượt trên 50%.
Tuy nhiên, ông Thi lại lý giải thuế VAT của Việt là 10% vẫn thấp so với nhiều nước như: Campuchia (15%), Trung Quốc (17%), Italy (19%), Pháp (19%)…
Đại diện Bộ Tài chính còn khẳng định giá bán lẻ xăng tại Việt Nam là 0,74 USD/lít. Mức giá này thấp hơn một số nước như Trung Quốc (0,94 USD/lít), Lào (1,09 USD/lít), Singapore (1,34 USD/lít),…
Có kết quả thanh tra, chưa được phép công bố
Cũng tại họp báo, Bộ Tài chính cho biết đã có kết quả thanh tra với 17/23 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối.
Ông Nguyễn Đại Trí, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế khẳng định Bộ Tài chính đã tổng hợp và báo cáo Chính phủ, tuy nhiên chưa được phép công bố ra dư luận.
Trước đó, quyết định thanh tra 17 doanh nghiệp xăng dầu đầu mối được ban hành ngay khi xảy ra vụ việc cách tính thuế nhập khẩu trong giá bán lẻ chênh lệch lớn với thuế nhập khẩu thực tế ưu đãi, dẫn tới người tiêu dùng bị thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng còn người doanh nghiệp được hưởng lợi.
Theo báo cáo, năm 2015 Bộ Tài chính thu khoảng 35.000 tỷ thuế xăng dầu. Doanh nghiệp được hưởng lợi lớn với chính sách tính thuế giá bán lẻ với xăng là 20% trong khi nhập khẩu từ Hàn Quốc giảm về 10%. Các mặt hàng diesel, dầu hoả…áp thuế 0% từ ASEAN nhưng vẫn tính giá bán lẻ cho người dân là 5%.
Mới đây, nhà chức trách đã đổi cách tính thuế nhập khẩu theo hướng bình quân gia quyền trên tổng hoà của số lượng và mức thuế của các thị trường.
Trước đó, hàng loạt doanh nghiệp đã có ý kiến về việc được Bộ Tài chính thu thiếu thuế. Cụ thể, trong một văn bản gửi lên Bộ Tài chính, Bộ Công Thương về vấn đề tính thuế mặt hàng xăng, Petrolimex cho biết, trong 3 kỳ điều hành giá xăng dầu kể từ ngày 1/7 - 18/8, liên bộ Công Thương - Tài chính đã tính thiếu hàng trăm tỷ đồng cho đơn vị này.
Với phương án giá CIF xăng A92 ở mức 49,16 USD/thùng thì mức chênh lệch này vào khoảng 185 đồng/lít. Trong đó, khoản thuế tiêu thụ đặc biệt bị tính thiếu là 165 đồng/lít và thuế giá trị gia tăng bị tính thiếu là 17 đồng/lít. Thay vì thuế tiêu thụ đặc biệt phải tính là 989 đồng/lít thì liên bộ chỉ tính có 824 đồng/lít.