Bộ trưởng Đinh La Thăng: “Năm nay chưa thu phí giao thông”
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải nói về lộ trình thu phí hạn chế phương tiên giao thông cá nhân
Đề án thu phí phương tiện giao thông cá nhân hiện Bộ vẫn đang trong quá trình xây dựng và mới trình Chính phủ xin ý kiến, không có chuyện sẽ thu ngay trong năm nay.
Khẳng định trên được Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đưa ra tại buổi họp báo Chính phủ, tổ chức trưa nay (1/4) tại Hà Nội.
Theo người đứng đầu ngành giao thông, đến thời điểm này bộ này đã xây dựng và trình Chính phủ 3 đề án về thu phí đối với phương tiện giao thông cá nhân, bao gồm: phí bảo trì đường bộ, phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân và phí hạn chế phương tiện giao thông vào khu vực trung tâm giờ cao điểm tại các đô thị lớn. Trong đó, riêng đề án thu phí bảo trì đường bộ đã được Quốc hội thông qua về chủ trương từ năm 2009, và lẽ ra đã phải thực hiện rồi. Thời điểm này mới xây dựng là đã quá chậm và đó là lỗi của Bộ Giao thông Vận tải.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho hay, cả 3 đề án trên đều không phải là sáng kiến của Bộ mà đó chỉ là hiện thực hóa các chủ trương của Chính phủ về phát triển hạ tầng, hạn chế ùn tắc, tai nạn, đảm bảo an toàn giao thông đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua từ năm 2011.
Đặc biệt, trong Nghị quyết 21/2011 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có nêu rõ: “Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông là trách nhiệm của các cấp, ngành, toàn xã hội, mọi người dân có trách nhiệm đóng góp”.
Liên quan đến thời điểm thực hiện việc thu phí, dự kiến từ 1/6 tới như dư luận phản ánh, Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định, hiện đề án vẫn đang trong quá trình hoàn chỉnh, nên Bộ chưa hề đề cập hay đề xuất gì về thời điểm thực hiện như dư luận đồn đoán vừa qua.
“Đây là các đề án có tầm ảnh hưởng rộng, phải mất rất nhiều thời gian để điều tra, đánh giá tác động và hoàn thiện nên không thể có chuyện vội vàng nói là thu ngay được. Ngay cả khi có đề xuất thời điểm thu thì cũng không phải trong năm nay”, Bộ trưởng Thăng nói.
Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng thừa nhận, trong thời gian qua, do việc cung cấp thông tin cho báo chí chưa được kịp thời, đầy đủ và chính xác, đã khiến dư luận hiểu nhầm rằng Chính phủ sẽ thu phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân trên toàn quốc.
Tuy nhiên, thực tế thì đề án không phải như vậy mà chỉ áp dụng đối với ôtô cá nhân (khoảng 600 nghìn xe), xe máy cũng chỉ áp dụng tại 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Riêng các đối tượng người nghèo được miễn hoàn toàn.
Trong đề án cũng chia thành nhiều mức phí khác nhau, chẳng hạn như ôtô sẽ phân theo dung tích xi lanh để thu phí, dao động từ 10 - 20 triệu đồng/xe/năm.
Theo tính toán của Bộ Giao thông Vận tải, nếu áp dụng mỗi năm ngân sách nhà nước sẽ có thêm 12 -15 nghìn tỷ đồng.
Trả lời câu hỏi của báo giới, liệu việc thu phí phương tiện của Bộ có là “quy trình ngược”, bởi thông thường phải có đường tốt, đảm bảo an toàn mới tính đến thu phí, Bộ trưởng Thăng cho hay, tất cả các giải pháp đều phải được Chính phủ, Quốc hội đồng ý về chủ trương và nó nằm trong tổng thể các giải pháp được tiến hành đồng bộ. Nếu không có tiền để xây dựng cầu, đường thì cũng không thể giảm ùn tắc giao thông được.
Bộ trưởng Thăng cũng nhấn mạnh, có thể các đề án này, Chính phủ và Quốc hội sẽ không thông qua, song đó là trách nhiệm của Bộ. Có thể một nhóm người nào đó sẽ bị thiệt thòi khi đề án được thực thi, song vì lợi ích của đại đa số người dân, Bộ vẫn phải xây dựng đề án.
Hơn nữa, theo Bộ trưởng Thăng, việc thu phí phương tiện giao thông có thể chỉ là giải pháp của một giai đoạn lịch sử nhất định. Sau này, nếu nền kinh tế của mạnh lên, hệ thống đường sá, hạ tầng giao thông được phát triển thì có thể sẽ không ai thu phí để hạn chế phương tiện nữa, thậm chí khi đó phải khuyến khích người dân sử dụng phương tiện cá nhân nhiều hơn.
Gửi lời cảm ơn đến báo giới đã quan tâm đến các hoạt động của Bộ Giao thông Vận tải, trong đó có nội dung phí giao thông, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho rằng, những nỗ lực của ngành giao thông và cả xã hội trong thời gian qua là không thể phủ nhận: tại nạn giao thông giảm, số người chết, bị thương đều giảm trong quý 1/2012...
Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng không quên “mong dư luận, báo giới chia sẻ, thông cảm với Bộ vì chúng tôi cũng là những người yêu nước, yêu dân... không có lý do gì mà lại đi gây khó dễ cho người dân, đè dân ra mà thu phí”.
Khẳng định trên được Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đưa ra tại buổi họp báo Chính phủ, tổ chức trưa nay (1/4) tại Hà Nội.
Theo người đứng đầu ngành giao thông, đến thời điểm này bộ này đã xây dựng và trình Chính phủ 3 đề án về thu phí đối với phương tiện giao thông cá nhân, bao gồm: phí bảo trì đường bộ, phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân và phí hạn chế phương tiện giao thông vào khu vực trung tâm giờ cao điểm tại các đô thị lớn. Trong đó, riêng đề án thu phí bảo trì đường bộ đã được Quốc hội thông qua về chủ trương từ năm 2009, và lẽ ra đã phải thực hiện rồi. Thời điểm này mới xây dựng là đã quá chậm và đó là lỗi của Bộ Giao thông Vận tải.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho hay, cả 3 đề án trên đều không phải là sáng kiến của Bộ mà đó chỉ là hiện thực hóa các chủ trương của Chính phủ về phát triển hạ tầng, hạn chế ùn tắc, tai nạn, đảm bảo an toàn giao thông đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua từ năm 2011.
Đặc biệt, trong Nghị quyết 21/2011 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có nêu rõ: “Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông là trách nhiệm của các cấp, ngành, toàn xã hội, mọi người dân có trách nhiệm đóng góp”.
Liên quan đến thời điểm thực hiện việc thu phí, dự kiến từ 1/6 tới như dư luận phản ánh, Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định, hiện đề án vẫn đang trong quá trình hoàn chỉnh, nên Bộ chưa hề đề cập hay đề xuất gì về thời điểm thực hiện như dư luận đồn đoán vừa qua.
“Đây là các đề án có tầm ảnh hưởng rộng, phải mất rất nhiều thời gian để điều tra, đánh giá tác động và hoàn thiện nên không thể có chuyện vội vàng nói là thu ngay được. Ngay cả khi có đề xuất thời điểm thu thì cũng không phải trong năm nay”, Bộ trưởng Thăng nói.
Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng thừa nhận, trong thời gian qua, do việc cung cấp thông tin cho báo chí chưa được kịp thời, đầy đủ và chính xác, đã khiến dư luận hiểu nhầm rằng Chính phủ sẽ thu phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân trên toàn quốc.
Tuy nhiên, thực tế thì đề án không phải như vậy mà chỉ áp dụng đối với ôtô cá nhân (khoảng 600 nghìn xe), xe máy cũng chỉ áp dụng tại 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Riêng các đối tượng người nghèo được miễn hoàn toàn.
Trong đề án cũng chia thành nhiều mức phí khác nhau, chẳng hạn như ôtô sẽ phân theo dung tích xi lanh để thu phí, dao động từ 10 - 20 triệu đồng/xe/năm.
Theo tính toán của Bộ Giao thông Vận tải, nếu áp dụng mỗi năm ngân sách nhà nước sẽ có thêm 12 -15 nghìn tỷ đồng.
Trả lời câu hỏi của báo giới, liệu việc thu phí phương tiện của Bộ có là “quy trình ngược”, bởi thông thường phải có đường tốt, đảm bảo an toàn mới tính đến thu phí, Bộ trưởng Thăng cho hay, tất cả các giải pháp đều phải được Chính phủ, Quốc hội đồng ý về chủ trương và nó nằm trong tổng thể các giải pháp được tiến hành đồng bộ. Nếu không có tiền để xây dựng cầu, đường thì cũng không thể giảm ùn tắc giao thông được.
Bộ trưởng Thăng cũng nhấn mạnh, có thể các đề án này, Chính phủ và Quốc hội sẽ không thông qua, song đó là trách nhiệm của Bộ. Có thể một nhóm người nào đó sẽ bị thiệt thòi khi đề án được thực thi, song vì lợi ích của đại đa số người dân, Bộ vẫn phải xây dựng đề án.
Hơn nữa, theo Bộ trưởng Thăng, việc thu phí phương tiện giao thông có thể chỉ là giải pháp của một giai đoạn lịch sử nhất định. Sau này, nếu nền kinh tế của mạnh lên, hệ thống đường sá, hạ tầng giao thông được phát triển thì có thể sẽ không ai thu phí để hạn chế phương tiện nữa, thậm chí khi đó phải khuyến khích người dân sử dụng phương tiện cá nhân nhiều hơn.
Gửi lời cảm ơn đến báo giới đã quan tâm đến các hoạt động của Bộ Giao thông Vận tải, trong đó có nội dung phí giao thông, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho rằng, những nỗ lực của ngành giao thông và cả xã hội trong thời gian qua là không thể phủ nhận: tại nạn giao thông giảm, số người chết, bị thương đều giảm trong quý 1/2012...
Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng không quên “mong dư luận, báo giới chia sẻ, thông cảm với Bộ vì chúng tôi cũng là những người yêu nước, yêu dân... không có lý do gì mà lại đi gây khó dễ cho người dân, đè dân ra mà thu phí”.