Bộ Y tế: “Bão melamine” cơ bản được kiểm soát
Sữa và các sản phẩm sữa melamine đã cơ bản được loại trừ ra khỏi sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam
Sữa và các sản phẩm sữa melamine đã cơ bản được loại trừ ra khỏi sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang đã chính thức tuyên bố thông tin này tại cuộc họp báo thông báo kết quả bước đầu về việc kiểm soát tình hình nhiễm melamine trong sữa và nguyên liệu được tổ chức ngày 7/10 tại Hà Nội.
Ông Quang cũng nhấn mạnh: không phải tất cả các loại sữa lưu hành ở Việt Nam đều bị nhiễm melamine, nên người tiêu dùng không nên quá hoang mang.
Chưa ban hành tiêu chuẩn cho phép với melamine
Theo thông tin được ông Trần Quang Trung, Chánh thanh tra Bộ Y tế cung cấp tại cuộc họp báo, trong 9 tháng đầu năm, nước ta đã nhập 772 tấn sữa từ nước ngoài với trị giá trên 2,5 triệu USD. Các cơ quan chức năng đã kiểm soát được trên 1.000 tấn và đang thu hồi số sản phẩm tương đương với 615 tấn.
Đến chiều ngày 6/10, có hơn 400 mẫu sữa và sản phẩm sữa đã được kiểm nghiệm, trong đó 23 mẫu có phát hiện thấy melamine. Cơ quan quản lý đã yêu cầu các nhà nhập khẩu khẩn trương thu hồi sản phẩm này trên thị trường.
Tuyên bố chung của Bộ Y tế, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) nêu rõ, để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, đặc biệt là trẻ em, tất cả các sản phẩm có chứa melamine, kể cả với hàm lượng rất thấp, cũng cần được thu hồi. Bởi, melamine từ trước đến nay chưa bao giờ được công nhận là một chất có trong thực phẩm.
Trả lời câu hỏi quy định về hàm lượng cho phép của melamine trong thực phẩm, Thứ trưởng Quang cho biết: hiện tại chưa có một quy định chính thức nào của quốc tế về vấn đề này. Theo thông tin trên mạng thì một số nước đã có quy định riêng, nhưng bộ không thể lấy những quy định này về rồi cứ thế công bố.
"Bộ Y tế cũng không thể áp dụng một cách cơ học các tiêu chuẩn mà các quốc gia khác đã căn cứ vào các chỉ số của người dân nước họ để ban hành, mà phải căn cứ vào những cơ sở nghiên cứu khoa học", ông Quang nói.
Đại diện WHO tại Việt Nam cũng cho biết, hiện có nhiều quốc gia cấm tuyệt đối việc sử dụng melamine trong thực phẩm. Việc thu hồi sản phẩm nhiễm melamine tại Việt Nam là rất cần thiết.
Còn theo đại diện FAO tại Việt Nam, “cho đến nay, melamine là chất không được phép sử dụng nên chúng tôi không đưa ra mức như thế nào là an toàn. Tôi tin tưởng rằng Chính phủ Việt Nam đang có những hành động thích hợp để giảm thiểu và khống chế được tác hại của melamine”.
Tiêu hủy hay chuyển mục đích sử dụng?
Trước những lo ngại về ảnh hưởng của “cơn bão melamine” đến các doanh nghiệp, Bộ Y tế cho biết, hầu hết các doanh nghiệp nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa đã được thanh kiểm tra hoặc tự mang mẫu kiểm nghiệm và tự công bố kết quả.
Cơ chế hiện tại cũng cho phép các doanh nghiệp chủ động lấy mẫu để kiểm nghiệm melamine trong sản phẩm, công bố kết quả kiểm nghiệm và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về công bố chất lượng sản phẩm.
Với 23 sản phẩm đã được công bố là nhiễm melamine, hiện có hai hướng xử lý: tiêu hủy hoặc chuyển mục đích sử dụng. Hiện nay mới chỉ có một sản phẩm duy nhất là sữa Yili đã có quyết định tiêu hủy, 22 sản phẩm còn lại vẫn đang trong quá trình thu hồi và chờ hướng xử lý.
Ông Quang cho biết ngay trong ngày hôm nay, Bộ sẽ xin ý kiến Chính phủ để có hướng xử lý cuối cùng đối với những sản phẩm sữa đã bị thu hồi.
Người phát ngôn những vấn đề chung của Bộ Y tế, ông Nguyễn Huy Quang, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế nói thêm, tuy “bão melamine” đã được kiểm soát, song người tiêu dùng vẫn chỉ nên chọn mua những sản phẩm đã được xác định không có chứa melamine và có bao bì, nguồn gốc xuất xứ đầy đủ, rõ ràng.
Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang đã chính thức tuyên bố thông tin này tại cuộc họp báo thông báo kết quả bước đầu về việc kiểm soát tình hình nhiễm melamine trong sữa và nguyên liệu được tổ chức ngày 7/10 tại Hà Nội.
Ông Quang cũng nhấn mạnh: không phải tất cả các loại sữa lưu hành ở Việt Nam đều bị nhiễm melamine, nên người tiêu dùng không nên quá hoang mang.
Chưa ban hành tiêu chuẩn cho phép với melamine
Theo thông tin được ông Trần Quang Trung, Chánh thanh tra Bộ Y tế cung cấp tại cuộc họp báo, trong 9 tháng đầu năm, nước ta đã nhập 772 tấn sữa từ nước ngoài với trị giá trên 2,5 triệu USD. Các cơ quan chức năng đã kiểm soát được trên 1.000 tấn và đang thu hồi số sản phẩm tương đương với 615 tấn.
Đến chiều ngày 6/10, có hơn 400 mẫu sữa và sản phẩm sữa đã được kiểm nghiệm, trong đó 23 mẫu có phát hiện thấy melamine. Cơ quan quản lý đã yêu cầu các nhà nhập khẩu khẩn trương thu hồi sản phẩm này trên thị trường.
Tuyên bố chung của Bộ Y tế, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) nêu rõ, để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, đặc biệt là trẻ em, tất cả các sản phẩm có chứa melamine, kể cả với hàm lượng rất thấp, cũng cần được thu hồi. Bởi, melamine từ trước đến nay chưa bao giờ được công nhận là một chất có trong thực phẩm.
Trả lời câu hỏi quy định về hàm lượng cho phép của melamine trong thực phẩm, Thứ trưởng Quang cho biết: hiện tại chưa có một quy định chính thức nào của quốc tế về vấn đề này. Theo thông tin trên mạng thì một số nước đã có quy định riêng, nhưng bộ không thể lấy những quy định này về rồi cứ thế công bố.
"Bộ Y tế cũng không thể áp dụng một cách cơ học các tiêu chuẩn mà các quốc gia khác đã căn cứ vào các chỉ số của người dân nước họ để ban hành, mà phải căn cứ vào những cơ sở nghiên cứu khoa học", ông Quang nói.
Đại diện WHO tại Việt Nam cũng cho biết, hiện có nhiều quốc gia cấm tuyệt đối việc sử dụng melamine trong thực phẩm. Việc thu hồi sản phẩm nhiễm melamine tại Việt Nam là rất cần thiết.
Còn theo đại diện FAO tại Việt Nam, “cho đến nay, melamine là chất không được phép sử dụng nên chúng tôi không đưa ra mức như thế nào là an toàn. Tôi tin tưởng rằng Chính phủ Việt Nam đang có những hành động thích hợp để giảm thiểu và khống chế được tác hại của melamine”.
Tiêu hủy hay chuyển mục đích sử dụng?
Trước những lo ngại về ảnh hưởng của “cơn bão melamine” đến các doanh nghiệp, Bộ Y tế cho biết, hầu hết các doanh nghiệp nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa đã được thanh kiểm tra hoặc tự mang mẫu kiểm nghiệm và tự công bố kết quả.
Cơ chế hiện tại cũng cho phép các doanh nghiệp chủ động lấy mẫu để kiểm nghiệm melamine trong sản phẩm, công bố kết quả kiểm nghiệm và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về công bố chất lượng sản phẩm.
Với 23 sản phẩm đã được công bố là nhiễm melamine, hiện có hai hướng xử lý: tiêu hủy hoặc chuyển mục đích sử dụng. Hiện nay mới chỉ có một sản phẩm duy nhất là sữa Yili đã có quyết định tiêu hủy, 22 sản phẩm còn lại vẫn đang trong quá trình thu hồi và chờ hướng xử lý.
Ông Quang cho biết ngay trong ngày hôm nay, Bộ sẽ xin ý kiến Chính phủ để có hướng xử lý cuối cùng đối với những sản phẩm sữa đã bị thu hồi.
Người phát ngôn những vấn đề chung của Bộ Y tế, ông Nguyễn Huy Quang, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế nói thêm, tuy “bão melamine” đã được kiểm soát, song người tiêu dùng vẫn chỉ nên chọn mua những sản phẩm đã được xác định không có chứa melamine và có bao bì, nguồn gốc xuất xứ đầy đủ, rõ ràng.