Bộ Y tế “minh oan” cho sản phẩm của Hanoimilk
Kết quả phân tích tất cả các mẫu sữa Hanoimilk mới đây của Viện Dinh dưỡng cho thấy các mẫu này không nhiễm melamine
Kết quả phân tích tất cả các mẫu sữa Hanoimilk mới đây của Viện Dinh dưỡng cho thấy các mẫu này không nhiễm melamine.
Theo đó, hôm qua (30/12), Phó chánh thanh tra Bộ Y tế Dương Xuân An đã chính thức công bố, tất cả sản phẩm của Công ty Cổ phần Sữa Hà Nội (Hanoimilk) đều không nhiễm melamine.
Ông Trần Đăng Tuấn, Tổng giám đốc Hanoimilk cũng cam kết: “Nếu sản phẩm của công ty nhiễm melamine, ông sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn trước xã hội và pháp luật”.
Giải thích về nguyên nhân của sự nhầm lẫn trên, đại diện ngành y tế cho rằng do máy móc xét nghiệm của Việt Nam còn lạc hậu và tại thời điểm đó ngay cả Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng chưa có công bố chính thức về hàm lượng melamine được phép có trong thực phẩm.
Cũng tại buổi lễ công bố kết quả này, Hanoimilk đã nhận bàn giao máy xét nghiệm melamine và ký kết hợp tác kiểm soát chất lượng trong sữa, thực phẩm dinh dưỡng với tổng giá trị 2,5 tỷ đồng với các chuyên gia Đức.
Đây là một trong những máy tiên tiến nhất, có khả năng phát hiện melamine ở mức 10 microgram, tương đương với ngưỡng phát hiện melamine tại các trung tâm kiểm nghiệm của Việt Nam.
Trước đó, tính đến tháng 10 vừa qua, 5 mẫu sữa của Hanoimilk là sữa chua có đường, sữa bột gầy 2, sữa bột whole milk 1, sữa Hi-P socola, sữa bột Whole milk 2 đã cho kết quả dương tính với melamine. Cả 5 mẫu sữa này đều do Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế) xét nghiệm.
Nhưng ngày 5/11, ông Trần Quang Trung, Chánh thanh tra Bộ Y tế đã ký văn bản "minh oan" cho sản phẩm sữa tiệt trùng Hi-P socola - một sản phẩm từng bị kết luận có melamine và Hanoimilk buộc phải thu hồi một lượng hàng rất lớn trên phạm vi toàn quốc.
Việc Hanoimilk bị quy kết là có nhiều sản phẩm sữa nhiễm melamine đã khiến doanh số bán hàng của công ty này sụt giảm nghiêm trọng, do người tiêu dùng tẩy chay.
Trong tháng 9, khi bắt đầu xảy ra cơn bão melamine, Hanoimilk lỗ khoảng 5 tỷ đồng, tháng 10 số lỗ này là 8 tỷ đồng.
Tuy nhiên, tới nay cũng đã có một số siêu thị bắt đầu đưa sản phẩm của Hanoimilk lên kệ hàng để bán trở lại.
Theo đó, hôm qua (30/12), Phó chánh thanh tra Bộ Y tế Dương Xuân An đã chính thức công bố, tất cả sản phẩm của Công ty Cổ phần Sữa Hà Nội (Hanoimilk) đều không nhiễm melamine.
Ông Trần Đăng Tuấn, Tổng giám đốc Hanoimilk cũng cam kết: “Nếu sản phẩm của công ty nhiễm melamine, ông sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn trước xã hội và pháp luật”.
Giải thích về nguyên nhân của sự nhầm lẫn trên, đại diện ngành y tế cho rằng do máy móc xét nghiệm của Việt Nam còn lạc hậu và tại thời điểm đó ngay cả Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng chưa có công bố chính thức về hàm lượng melamine được phép có trong thực phẩm.
Cũng tại buổi lễ công bố kết quả này, Hanoimilk đã nhận bàn giao máy xét nghiệm melamine và ký kết hợp tác kiểm soát chất lượng trong sữa, thực phẩm dinh dưỡng với tổng giá trị 2,5 tỷ đồng với các chuyên gia Đức.
Đây là một trong những máy tiên tiến nhất, có khả năng phát hiện melamine ở mức 10 microgram, tương đương với ngưỡng phát hiện melamine tại các trung tâm kiểm nghiệm của Việt Nam.
Trước đó, tính đến tháng 10 vừa qua, 5 mẫu sữa của Hanoimilk là sữa chua có đường, sữa bột gầy 2, sữa bột whole milk 1, sữa Hi-P socola, sữa bột Whole milk 2 đã cho kết quả dương tính với melamine. Cả 5 mẫu sữa này đều do Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế) xét nghiệm.
Nhưng ngày 5/11, ông Trần Quang Trung, Chánh thanh tra Bộ Y tế đã ký văn bản "minh oan" cho sản phẩm sữa tiệt trùng Hi-P socola - một sản phẩm từng bị kết luận có melamine và Hanoimilk buộc phải thu hồi một lượng hàng rất lớn trên phạm vi toàn quốc.
Việc Hanoimilk bị quy kết là có nhiều sản phẩm sữa nhiễm melamine đã khiến doanh số bán hàng của công ty này sụt giảm nghiêm trọng, do người tiêu dùng tẩy chay.
Trong tháng 9, khi bắt đầu xảy ra cơn bão melamine, Hanoimilk lỗ khoảng 5 tỷ đồng, tháng 10 số lỗ này là 8 tỷ đồng.
Tuy nhiên, tới nay cũng đã có một số siêu thị bắt đầu đưa sản phẩm của Hanoimilk lên kệ hàng để bán trở lại.