Bội chi ngân sách: Đâu là con số thực?
Đại biểu Quốc hội còn nhiều băn khoăn về con số thực của bội chi ngân sách Nhà nước
“Thực chất bội chi ngân sách của chúng ta là bao nhiêu?”? Câu hỏi này đã được đại biểu Đỗ Mạnh Hùng nêu ra ngay từ đầu phiên thảo luận về ngân sách Nhà nước của Quốc hội, sáng 3/11.
Bội chi ngân sách còn cao đến mức nào và có thể giảm được không cũng là câu hỏi được đặt ra qua nhiều kỳ họp Quốc hội, song câu trả lời mà đại biểu mong đợi có lẽ vẫn còn xa.
Biết rõ, mới có chính sách đúng
Băn khoăn của đại biểu Hùng có liên quan đến phát biểu của Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Lê Quốc Dung tại phiên thảo luận về kinh tế, xã hội ngày 2/11. Đó là, nếu tính đủ các khoản chi từ nguồn ngân sách như trái phiếu, ODA hay ghi thu, ghi chi thì bội chi ngân sách của chúng ta khoảng 10% GDP.
“Tôi biết một cơ quan đại diện của Quỹ Tiền tệ Quốc tế tại Việt Nam có đưa ra bội chi ngân sách của chúng ta là 9%. Vậy thực chất bội chi ngân sách của chúng ta là bao nhiêu?”, ông Hùng nhắc lại câu hỏi.
Và, ông đề nghị rà soát lại cách tính có phản ánh đúng bản chất cân đối thu chi ngân sách và có phù hợp với các định chế tài chính quốc tế hay không, để báo cáo rõ hơn với Quốc hội, với Chính phủ để từ đó mới có chính sách đúng được.
Sau nhiều băn khoăn của đại biểu, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh giải thích, hiện nay chỉ có khoản trái phiếu Chính phủ là chưa tính trong bội chi. Còn khoản nợ vốn ODA, hiện nay đang nằm trong khoản vay và đang nằm trong bội chi rồi, ghi thu, ghi chi cũng không ảnh hưởng gì đến bội chi cả.
"Nếu như tính thêm trái phiếu Chính phủ vào nữa thì bội chi của chúng ta hiện nay khoảng trên 7% GDP", Bộ trưởng cho biết.
Bên cạnh câu hỏi về con số thực, nhiều đại biểu cũng phân tích khả năng xem có thể giảm bội chi được không?
Mặc dù nhiều lần nghe Bộ trưởng Tài chính giải thích về lý do chưa thể giảm bội chi như mong muốn, song không ít ý kiến cho rằng “nếu quyết tâm vẫn có thể được”.
Vì hầu như năm thu ngân sách cũng vượt chỉ tiêu, riêng trong năm 2010 vượt thu là 58.600 tỷ đồng (khoảng 12,7%), trong đó phần vượt thu của ngân sách Trung ương xấp xỉ 36.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, Chính phủ chỉ dự kiến bố trí 3.600 tỷ đồng (khoảng 10% ) số vượt thu để giảm bội chi.
Nhiều đại biểu tôi tán thành với đề xuất của Ủy ban Tài chính - Ngân sách, dành khoảng 30% phần vượt thu, tức khoảng 10.000 tỷ đồng để giảm bội chi ngân sách xuống dưới mức 5,5%.
Mạnh mẽ hơn, đại biểu Lê Văn Thành “đề nghị Quốc hội sử dụng từ 15.000 - 20.000 tỷ đồng của phần vượt thu để giảm bội chi”.
Vượt thu lớn: Mừng hay lo?
Dẫn con số vượt thu năm trước là 56 nghìn tỷ đồng, năm nay dự báo là 58.600 tỷ đồng, bên cạnh ghi nhận sự tích cực trong điều hành ngân sách, nhiều đại biểu lại đồng thời biểu hiện lo lắng về dự báo.
Đại biểu Đặng Như Lợi đề nghị "Quốc hội xem xét có phần thưởng cho xứng đáng" về thành tích “vượt thu và vượt chi đều rất lớn" và tới đây dự toán thu và chi ngân sách cho sát hơn.
Nói rõ là còn nghi ngờ về con số thu vượt 58.600 tỷ đồng, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền đề nghị Chính phủ giải trình thêm xem có phải các địa phương dự toán thấp để thu vượt đạt thành tích? “Lãnh đạo cũng rất thích thành tích, khi báo cáo là phải vượt, thấp hơn là không được nên tập trung mọi cách để thu, thu không được thì bán đất, bán đất không được thì mượn các doanh nghiệp để đóng góp vào thuế năm trước bù năm sau để vượt thu, để có thưởng”, ông Thuyền nói.
Thừa nhận dự báo“đúng là không sát thật”, song Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh cho rằng dự báo tăng giảm khoảng 10% thì dự báo cũng là tương đối. Số vượt thu này, theo Bộ trưởng, “nằm ở 63 tỉnh, thành phố, 400 quận huyện và khoảng 1 vạn xã. Nếu chia ra thì mỗi nơi nhích một chút, đây cũng là thành tích chung của các chính quyền và cấp ủy, chính quyền các địa phương”, Bộ trưởng phân tích.
Theo Bộ trưởng Ninh, thu từ đất đai tăng tới 30,4% là do tăng cường đấu giá quyền sử dụng đất và giao dự án theo sát với giá thị trường.
Mừng bội thu, lo bội chi, song còn thêm một nỗi lo được nhiều đại biểu nêu ra là tình trạng sử dụng ngân sách vẫn lãng phí và kém hiệu quả.
Dẫn ra một số con số cụ thể như chi cho đầu tư phát triển vượt tới 15,5% dự toán, đại biểu Đinh Xuân Thảo cho rằng, việc chấp hành kỷ luật chi ngân sách không nghiêm, vượt chi ngân sách lớn, thể hiện không tôn trọng nghị quyết của Quốc hội.
Đối với chi thường xuyên theo đại biểu Thảo thì “vẫn lãng phí và kém hiệu quả”. Đại biểu đề nghị từ nay mọi khoảng chi vượt dự toán, ngoài dự toán đã được Quốc hội thảo luận và quyết định thì phải báo cáo Quốc hội trước khi thực hiện.
Bội chi ngân sách còn cao đến mức nào và có thể giảm được không cũng là câu hỏi được đặt ra qua nhiều kỳ họp Quốc hội, song câu trả lời mà đại biểu mong đợi có lẽ vẫn còn xa.
Biết rõ, mới có chính sách đúng
Băn khoăn của đại biểu Hùng có liên quan đến phát biểu của Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Lê Quốc Dung tại phiên thảo luận về kinh tế, xã hội ngày 2/11. Đó là, nếu tính đủ các khoản chi từ nguồn ngân sách như trái phiếu, ODA hay ghi thu, ghi chi thì bội chi ngân sách của chúng ta khoảng 10% GDP.
“Tôi biết một cơ quan đại diện của Quỹ Tiền tệ Quốc tế tại Việt Nam có đưa ra bội chi ngân sách của chúng ta là 9%. Vậy thực chất bội chi ngân sách của chúng ta là bao nhiêu?”, ông Hùng nhắc lại câu hỏi.
Và, ông đề nghị rà soát lại cách tính có phản ánh đúng bản chất cân đối thu chi ngân sách và có phù hợp với các định chế tài chính quốc tế hay không, để báo cáo rõ hơn với Quốc hội, với Chính phủ để từ đó mới có chính sách đúng được.
Sau nhiều băn khoăn của đại biểu, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh giải thích, hiện nay chỉ có khoản trái phiếu Chính phủ là chưa tính trong bội chi. Còn khoản nợ vốn ODA, hiện nay đang nằm trong khoản vay và đang nằm trong bội chi rồi, ghi thu, ghi chi cũng không ảnh hưởng gì đến bội chi cả.
"Nếu như tính thêm trái phiếu Chính phủ vào nữa thì bội chi của chúng ta hiện nay khoảng trên 7% GDP", Bộ trưởng cho biết.
Bên cạnh câu hỏi về con số thực, nhiều đại biểu cũng phân tích khả năng xem có thể giảm bội chi được không?
Mặc dù nhiều lần nghe Bộ trưởng Tài chính giải thích về lý do chưa thể giảm bội chi như mong muốn, song không ít ý kiến cho rằng “nếu quyết tâm vẫn có thể được”.
Vì hầu như năm thu ngân sách cũng vượt chỉ tiêu, riêng trong năm 2010 vượt thu là 58.600 tỷ đồng (khoảng 12,7%), trong đó phần vượt thu của ngân sách Trung ương xấp xỉ 36.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, Chính phủ chỉ dự kiến bố trí 3.600 tỷ đồng (khoảng 10% ) số vượt thu để giảm bội chi.
Nhiều đại biểu tôi tán thành với đề xuất của Ủy ban Tài chính - Ngân sách, dành khoảng 30% phần vượt thu, tức khoảng 10.000 tỷ đồng để giảm bội chi ngân sách xuống dưới mức 5,5%.
Mạnh mẽ hơn, đại biểu Lê Văn Thành “đề nghị Quốc hội sử dụng từ 15.000 - 20.000 tỷ đồng của phần vượt thu để giảm bội chi”.
Vượt thu lớn: Mừng hay lo?
Dẫn con số vượt thu năm trước là 56 nghìn tỷ đồng, năm nay dự báo là 58.600 tỷ đồng, bên cạnh ghi nhận sự tích cực trong điều hành ngân sách, nhiều đại biểu lại đồng thời biểu hiện lo lắng về dự báo.
Đại biểu Đặng Như Lợi đề nghị "Quốc hội xem xét có phần thưởng cho xứng đáng" về thành tích “vượt thu và vượt chi đều rất lớn" và tới đây dự toán thu và chi ngân sách cho sát hơn.
Nói rõ là còn nghi ngờ về con số thu vượt 58.600 tỷ đồng, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền đề nghị Chính phủ giải trình thêm xem có phải các địa phương dự toán thấp để thu vượt đạt thành tích? “Lãnh đạo cũng rất thích thành tích, khi báo cáo là phải vượt, thấp hơn là không được nên tập trung mọi cách để thu, thu không được thì bán đất, bán đất không được thì mượn các doanh nghiệp để đóng góp vào thuế năm trước bù năm sau để vượt thu, để có thưởng”, ông Thuyền nói.
Thừa nhận dự báo“đúng là không sát thật”, song Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh cho rằng dự báo tăng giảm khoảng 10% thì dự báo cũng là tương đối. Số vượt thu này, theo Bộ trưởng, “nằm ở 63 tỉnh, thành phố, 400 quận huyện và khoảng 1 vạn xã. Nếu chia ra thì mỗi nơi nhích một chút, đây cũng là thành tích chung của các chính quyền và cấp ủy, chính quyền các địa phương”, Bộ trưởng phân tích.
Theo Bộ trưởng Ninh, thu từ đất đai tăng tới 30,4% là do tăng cường đấu giá quyền sử dụng đất và giao dự án theo sát với giá thị trường.
Mừng bội thu, lo bội chi, song còn thêm một nỗi lo được nhiều đại biểu nêu ra là tình trạng sử dụng ngân sách vẫn lãng phí và kém hiệu quả.
Dẫn ra một số con số cụ thể như chi cho đầu tư phát triển vượt tới 15,5% dự toán, đại biểu Đinh Xuân Thảo cho rằng, việc chấp hành kỷ luật chi ngân sách không nghiêm, vượt chi ngân sách lớn, thể hiện không tôn trọng nghị quyết của Quốc hội.
Đối với chi thường xuyên theo đại biểu Thảo thì “vẫn lãng phí và kém hiệu quả”. Đại biểu đề nghị từ nay mọi khoảng chi vượt dự toán, ngoài dự toán đã được Quốc hội thảo luận và quyết định thì phải báo cáo Quốc hội trước khi thực hiện.