Brexit “cứng” có thể khiến người Anh nghèo đi
Các hộ gia đình ở Anh có thể mất đi một số tiền đáng kể mỗi năm nếu Chính phủ nước này không đạt được một thỏa thuận thương mại mới với EU
Các hộ gia đình ở Anh có thể mất đi một số tiền đáng kể mỗi năm nếu Chính phủ nước này không đạt được một thỏa thuận thương mại mới với Liên minh châu Âu (EU) sau khi ra khỏi khối - kịch bản được gọi là Brexit “cứng”.
Theo hãng tin CNN, một báo cáo công bố ngày 17/10 cho thấy, nếu trong quá trình đàm phán “ly dị” với EU mà London không đạt được một thỏa thuận thương mại thay thế, thì giá cả tăng lên sẽ khiến các hộ gia đình ở Anh phải chi thêm mỗi năm 260 Bảng, tương đương khoảng 345 USD.
Nghiên cứu được thực hiện bởi tổ chức Quan sát chính sách thương mại Anh và quỹ Resolution Foundation dự báo rằng nhóm 3 triệu hộ gia đình chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Brexit “cứng” sẽ mất hơn 500 Bảng, tương đương 664 USD, mỗi năm.
Nếu không có một thỏa thuận thương mại mới giữa Anh và EU trước khi Anh ra khỏi khối này vào tháng 3/2019, thì quan hệ thương mại giữa hai bên sẽ tuân thủ quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thay vì Anh được hưởng các quy chế thị trường chung như khi còn là thành viên của liên minh.
Thủ tướng Anh Theresa May liên tục nhấn mạnh rằng “thà không có thỏa thuận còn hơn có một thỏa thuận tồi”. Tuy nhiên, nhiều tổ chức doanh nghiệp và các chuyên gia kinh tế không đồng tình với quan điểm này của bà May.
“Chính phủ cần tiếp tục ưu tiên đạt một thỏa thuận thương mại toàn diện mới với EU để tránh việc các gia đình Anh phải chi thêm tiền trong trường hợp không có thỏa thuận nào đạt được”, nhà phân tích kinh tế Stephen Clarke thuộc Resolustion Foundation khuyến cáo.
Theo nghiên cứu, thuế quan đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU vào Anh sẽ tăng 45% nếu không có thỏa thuận, trong khi thuế đối với các sản phẩm thịt sẽ tăng 37%. Thuế đối với các mặt hàng quần áo, giày dép, đồ uống và thuốc lá sẽ tăng 10%.
Việc tăng thuế đương nhiên sẽ dẫn tới tăng giá hàng hóa: giá các mặt hàng sữa ở Anh sẽ tăng thêm 8%, trong khi giá thịt sẽ tăng 6%.
Các nhà bán lẻ thực phẩm ở Anh đã lên tiếng cảnh báo về khả năng tăng giá. Ông David Tayler, Chủ tịch chuỗi siêu thị Sainsbury, nói với tờ The Sunday Times, rằng công ty này kỳ vọng thuế đối với thực phẩm nhập khẩu từ EU sẽ tăng trung bình 22%.
“Chính phủ Anh cần nhận ra rằng việc rút khỏi bàn đàm phán là điều tồi tệ nhất”, nhà nghiên cứu Ilona Serwicka thuộc tổ chức Quan sát chính sách thương mại Anh, Đại học Sussex, phát biểu.
Thủ tướng May hiện đang hy vọng sẽ đàm phán được một “thời kỳ chuyển giao” khoảng 2 năm sau khi Anh ra khỏi EU mà trong đó các điều kiện thương mại hiện nay được duy trì. Các doanh nghiệp nói rằng một giai đoạn chuyển giao như vậy là cần thiết để bảo vệ nền kinh tế Anh khỏi cú sốc mà sự đoạn tuyệt ngay lập tức với EU có thể gây ra.
Về phần mình, EU đòi hỏi cần giải quyết xong vấn đề Brexit thì mới bàn đến một thỏa thuận thương mại mới với Anh. Trong khi đó, các cuộc đàm phán Brexit có vẻ như đang lâm vào bế tắc.
Kim ngạch thương mại hàng hóa và dịch vụ giữa Anh và EU hiện đạt khoảng 500 tỷ Bảng, tương đương 656 tỷ USD mỗi năm.
Từ sau cuộc trưng cầu dân ý Brexit, giá cả ở Anh đã tăng lên do đồng Bảng mất giá mạnh. Kể từ cuộc bỏ phiếu diễn ra vào tháng 6/2016, đồng Bảng Anh đã giảm giá 12% so với đồng USD.
Theo hãng tin CNN, một báo cáo công bố ngày 17/10 cho thấy, nếu trong quá trình đàm phán “ly dị” với EU mà London không đạt được một thỏa thuận thương mại thay thế, thì giá cả tăng lên sẽ khiến các hộ gia đình ở Anh phải chi thêm mỗi năm 260 Bảng, tương đương khoảng 345 USD.
Nghiên cứu được thực hiện bởi tổ chức Quan sát chính sách thương mại Anh và quỹ Resolution Foundation dự báo rằng nhóm 3 triệu hộ gia đình chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Brexit “cứng” sẽ mất hơn 500 Bảng, tương đương 664 USD, mỗi năm.
Nếu không có một thỏa thuận thương mại mới giữa Anh và EU trước khi Anh ra khỏi khối này vào tháng 3/2019, thì quan hệ thương mại giữa hai bên sẽ tuân thủ quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thay vì Anh được hưởng các quy chế thị trường chung như khi còn là thành viên của liên minh.
Thủ tướng Anh Theresa May liên tục nhấn mạnh rằng “thà không có thỏa thuận còn hơn có một thỏa thuận tồi”. Tuy nhiên, nhiều tổ chức doanh nghiệp và các chuyên gia kinh tế không đồng tình với quan điểm này của bà May.
“Chính phủ cần tiếp tục ưu tiên đạt một thỏa thuận thương mại toàn diện mới với EU để tránh việc các gia đình Anh phải chi thêm tiền trong trường hợp không có thỏa thuận nào đạt được”, nhà phân tích kinh tế Stephen Clarke thuộc Resolustion Foundation khuyến cáo.
Theo nghiên cứu, thuế quan đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU vào Anh sẽ tăng 45% nếu không có thỏa thuận, trong khi thuế đối với các sản phẩm thịt sẽ tăng 37%. Thuế đối với các mặt hàng quần áo, giày dép, đồ uống và thuốc lá sẽ tăng 10%.
Việc tăng thuế đương nhiên sẽ dẫn tới tăng giá hàng hóa: giá các mặt hàng sữa ở Anh sẽ tăng thêm 8%, trong khi giá thịt sẽ tăng 6%.
Các nhà bán lẻ thực phẩm ở Anh đã lên tiếng cảnh báo về khả năng tăng giá. Ông David Tayler, Chủ tịch chuỗi siêu thị Sainsbury, nói với tờ The Sunday Times, rằng công ty này kỳ vọng thuế đối với thực phẩm nhập khẩu từ EU sẽ tăng trung bình 22%.
“Chính phủ Anh cần nhận ra rằng việc rút khỏi bàn đàm phán là điều tồi tệ nhất”, nhà nghiên cứu Ilona Serwicka thuộc tổ chức Quan sát chính sách thương mại Anh, Đại học Sussex, phát biểu.
Thủ tướng May hiện đang hy vọng sẽ đàm phán được một “thời kỳ chuyển giao” khoảng 2 năm sau khi Anh ra khỏi EU mà trong đó các điều kiện thương mại hiện nay được duy trì. Các doanh nghiệp nói rằng một giai đoạn chuyển giao như vậy là cần thiết để bảo vệ nền kinh tế Anh khỏi cú sốc mà sự đoạn tuyệt ngay lập tức với EU có thể gây ra.
Về phần mình, EU đòi hỏi cần giải quyết xong vấn đề Brexit thì mới bàn đến một thỏa thuận thương mại mới với Anh. Trong khi đó, các cuộc đàm phán Brexit có vẻ như đang lâm vào bế tắc.
Kim ngạch thương mại hàng hóa và dịch vụ giữa Anh và EU hiện đạt khoảng 500 tỷ Bảng, tương đương 656 tỷ USD mỗi năm.
Từ sau cuộc trưng cầu dân ý Brexit, giá cả ở Anh đã tăng lên do đồng Bảng mất giá mạnh. Kể từ cuộc bỏ phiếu diễn ra vào tháng 6/2016, đồng Bảng Anh đã giảm giá 12% so với đồng USD.