Nước Anh có thể thiệt lớn nếu chọn “Brexit cứng”
Các bộ trưởng của Anh có vai trò trong quy trình Brexit đã phát tín hiệu sẽ giữ một lập trường cứng rắn
Nếu Anh chọn cắt toàn bộ quan hệ thương mại hiện nay với Liên minh Châu Âu (EU) và chọn kịch bản “Brexit cứng”, kinh tế nước này có thể thiệt hại tới 66 tỷ Bảng, tương đương 81,1 tỷ USD mỗi năm.
Theo tờ báo Anh The Times, đánh giá này được đưa ra trong một tài liệu bị rò rỉ từ Chính phủ Anh.
Tờ báo cho biết các bộ trưởng trong Chính phủ của Thủ tướng Theresa May đã lên tiếng cảnh báo về một kịch bản “Brexit cứng”. Trong kịch bản này, sau khi rời EU, nước Anh mất quyền tiếp cận với thị trường chung “màu mỡ” của khối, và thay vào đó giao dịch thương mại với châu Âu dựa trên các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
“Brexit cứng” có thể khiến tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Anh sụt mạnh, tờ The Times dẫn cảnh báo đưa ra trong bản báo cáo bị rò rỉ.
“Bộ Tài chính Anh ước tính rằng GDP của Anh sẽ giảm từ 5,4-9,5% sau 15 năm nếu Anh rời EU mà không đạt thỏa thuận duy trì tiếp cận thị trường chung của khối này, trong đó mức dự báo giảm trung bình là 7,5%”, theo báo cáo.
Ngoài ra, “Brexit cứng” còn có thể gây thiệt hại lớn đối với thu ngân sách của Chính phủ Anh.
“Ảnh hưởng ròng đối với ngân sách công - đã tính đến việc Anh không còn phải đóng góp cho EU và các khoản đóng góp hiện nay được EU hoàn trả đầy đủ - sẽ vào khoảng 38-66 tỷ Bảng mỗi năm sau 15 năm. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là quy mô suy giảm của nền kinh tế”, báo cáo nhận định.
Sự sụt giảm thu ngân sách mạnh như vậy có thể phải buộc Chính phủ Anh phải cắt giảm chi tiêu công hoặc tăng thuế, theo The Times.
Những cảnh báo này được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa các chính trị gia Anh xung quanh việc Anh nên có lập trường như thế nào với EU khi đàm phán về mối quan hệ hậu Brexit.
Hiện Anh vẫn chưa chính thức kích hoạt điều 50 Hiệp ước Lisbon, điều khoản khởi động quá trình đàm phán để Anh rời EU. Tuy nhiên, các bộ trưởng của Anh có vai trò trong quy trình Brexit đã phát tín hiệu sẽ giữ một lập trường cứng rắn trong các cuộc đàm phán, bất chấp nguy cơ không giữ được mối quan hệ thương mại như hiện nay với EU, hoặc hàng hóa Anh bị EU áp thuế nhập khẩu.
Nỗi lo “Brexit cứng” đã khiến tỷ giá đồng Bảng Anh giảm mạnh trong tuần trước, có lúc xuống mức thấp nhất 31 năm. Tuy nhiên, các chính trị gia ủng hộ Brexit tin rằng Anh không cần nhượng bộ trong các cuộc đàm phán với EU dự kiến bắt đầu vào tháng 4 hoặc tháng 5 năm sau.
Theo hãng tin CNBC, vào hôm thứ Hai tuần này, Bộ trưởng Brexit của Anh, ông David Davis, nói Anh vẫn có thể đạt “thành công khó tin” ngoài khối thị trường chung. Ngoài ra, ông Davis cũng bác bỏ những lời kêu gọi từ một số thành viên Quốc hội và chính đảng Anh đòi tổ chức một cuộc bỏ phiếu về các điều khoản trong quá trình đàm phán Brexit.
Tuy nhiên, hôm thứ Ba, một số tờ báo Anh đưa tin nói rằng một phát ngôn viên của Chính phủ nước này cho biết London muốn có được “kết quả tốt nhất cho nước Anh” trong các cuộc đàm phán rời EU.
“Điều này đồng nghĩa với việc theo đuổi một thỏa thuận cho phép các công ty Anh có được quyền tự do tối đa về giao dịch thương mại với và hoạt động tại thị trường chung châu Âu, đồng thời cho phép chúng tôi tự quyết định các biện pháp kiểm soát nhập cư”, phát ngôn viên này nói.
Đến nay, châu Âu vẫn phát tín hiệu rằng nếu Anh không để lao động châu Âu tự do ra vào Anh, thì nước này sẽ mất quyền tiếp cận với thị trường chung của khu vực.
Theo tờ báo Anh The Times, đánh giá này được đưa ra trong một tài liệu bị rò rỉ từ Chính phủ Anh.
Tờ báo cho biết các bộ trưởng trong Chính phủ của Thủ tướng Theresa May đã lên tiếng cảnh báo về một kịch bản “Brexit cứng”. Trong kịch bản này, sau khi rời EU, nước Anh mất quyền tiếp cận với thị trường chung “màu mỡ” của khối, và thay vào đó giao dịch thương mại với châu Âu dựa trên các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
“Brexit cứng” có thể khiến tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Anh sụt mạnh, tờ The Times dẫn cảnh báo đưa ra trong bản báo cáo bị rò rỉ.
“Bộ Tài chính Anh ước tính rằng GDP của Anh sẽ giảm từ 5,4-9,5% sau 15 năm nếu Anh rời EU mà không đạt thỏa thuận duy trì tiếp cận thị trường chung của khối này, trong đó mức dự báo giảm trung bình là 7,5%”, theo báo cáo.
Ngoài ra, “Brexit cứng” còn có thể gây thiệt hại lớn đối với thu ngân sách của Chính phủ Anh.
“Ảnh hưởng ròng đối với ngân sách công - đã tính đến việc Anh không còn phải đóng góp cho EU và các khoản đóng góp hiện nay được EU hoàn trả đầy đủ - sẽ vào khoảng 38-66 tỷ Bảng mỗi năm sau 15 năm. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là quy mô suy giảm của nền kinh tế”, báo cáo nhận định.
Sự sụt giảm thu ngân sách mạnh như vậy có thể phải buộc Chính phủ Anh phải cắt giảm chi tiêu công hoặc tăng thuế, theo The Times.
Những cảnh báo này được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa các chính trị gia Anh xung quanh việc Anh nên có lập trường như thế nào với EU khi đàm phán về mối quan hệ hậu Brexit.
Hiện Anh vẫn chưa chính thức kích hoạt điều 50 Hiệp ước Lisbon, điều khoản khởi động quá trình đàm phán để Anh rời EU. Tuy nhiên, các bộ trưởng của Anh có vai trò trong quy trình Brexit đã phát tín hiệu sẽ giữ một lập trường cứng rắn trong các cuộc đàm phán, bất chấp nguy cơ không giữ được mối quan hệ thương mại như hiện nay với EU, hoặc hàng hóa Anh bị EU áp thuế nhập khẩu.
Nỗi lo “Brexit cứng” đã khiến tỷ giá đồng Bảng Anh giảm mạnh trong tuần trước, có lúc xuống mức thấp nhất 31 năm. Tuy nhiên, các chính trị gia ủng hộ Brexit tin rằng Anh không cần nhượng bộ trong các cuộc đàm phán với EU dự kiến bắt đầu vào tháng 4 hoặc tháng 5 năm sau.
Theo hãng tin CNBC, vào hôm thứ Hai tuần này, Bộ trưởng Brexit của Anh, ông David Davis, nói Anh vẫn có thể đạt “thành công khó tin” ngoài khối thị trường chung. Ngoài ra, ông Davis cũng bác bỏ những lời kêu gọi từ một số thành viên Quốc hội và chính đảng Anh đòi tổ chức một cuộc bỏ phiếu về các điều khoản trong quá trình đàm phán Brexit.
Tuy nhiên, hôm thứ Ba, một số tờ báo Anh đưa tin nói rằng một phát ngôn viên của Chính phủ nước này cho biết London muốn có được “kết quả tốt nhất cho nước Anh” trong các cuộc đàm phán rời EU.
“Điều này đồng nghĩa với việc theo đuổi một thỏa thuận cho phép các công ty Anh có được quyền tự do tối đa về giao dịch thương mại với và hoạt động tại thị trường chung châu Âu, đồng thời cho phép chúng tôi tự quyết định các biện pháp kiểm soát nhập cư”, phát ngôn viên này nói.
Đến nay, châu Âu vẫn phát tín hiệu rằng nếu Anh không để lao động châu Âu tự do ra vào Anh, thì nước này sẽ mất quyền tiếp cận với thị trường chung của khu vực.