Bức tranh xuất khẩu lao động: Sáng tối đan xen
Theo nhận định của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, năm 2008, các thị trường truyền thống sẽ tiếp tục khó khăn
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), năm 2007, cả nước đã đưa lao động đi làm việc ở 30 thị trường nước ngoài, vượt 6,25% kế hoạch.
Việt Nam đã ký được Bản ghi nhớ về hợp tác lao động với Oman, đang đàm phán để ký kết Hiệp định với các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất, Libi, Liên bang Nga và CHDCND Lào trong năm 2008. Đã thiết lập được quan hệ chính thức với Cộng hòa Czech, Cộng hòa Cyprus, Australia, Hoa Kỳ...
Khó khăn tại thị trường truyền thống
Theo nhận định của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, năm 2008, các thị trường truyền thống sẽ tiếp tục khó khăn. Đơn cử, thị trường Đài Loan là một trong những thị trường truyền thống luôn tiếp nhận số lượng lớn lao động Việt Nam nhưng do nơi đây vẫn tiếp tục tạm dừng nhận lao động Việt Nam sang làm việc trong các gia đình, nên lao động đưa sang chủ yếu là lao động công nghiệp, xây dựng và thuyền viên đánh cá. Tổng cộng có gần 24 ngàn lao động đã sang Đài Loan năm 2007.
Năm 2006, Malaysia tiếp nhận 26.704 lao động Việt Nam. Năm nay, mặc dù vẫn chiếm số lượng cao nhất so với các thị trường khác, nhưng con số này chỉ bằng 70% số lao động đã đưa đi năm 2006. Lao động không còn mặn mà với thị trường này, bởi mức lương không hấp dẫn. Hiện nay có khoảng 120 ngàn lao động Việt Nam đang làm việc tại nước này, thu nhập nhìn chung ổn định.
Thị trường Qatar từ cuối 2006 đã bắt đầu nhận lao động Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng, ngay sau đó, trong các tháng đầu năm 2007, số lượng lao động đưa đi tăng rất nhanh. Tuy nhiên, do toàn bộ lao động đưa sang Qatar là lao động xây dựng, chủ yếu là lao động tự học nghề, chưa qua đào tạo trường lớp nên ý thức tổ chức, kỷ luật kém. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phải chỉ đạo giảm nhịp độ đưa lao động đi để chấn chỉnh việc quản lý lao động.
Với thị trường cao cấp cánh cửa nhận lao động đã hẹp nay càng hẹp hơn. Việc Chính phủ Hàn Quốc hiện dừng thực hiện chương trình tiếp nhận lao động dưới hình thức tu nghiệp sinh công nghiệp. Vì vậy đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại nước này chỉ được thực hiện theo chương trình tiếp nhận lao động nước ngoài do Bộ Lao động Hàn Quốc và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam phối hợp. Hiện nay có khoảng 46.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại Hàn Quốc.
Ngoài số lượng lao động được đưa theo chương trình nói trên, năm 2007, Việt Nam còn cung ứng khoảng 1.700 thuyền viên đánh cá cho các chủ tàu Hàn Quốc. Vấn đề nổi lên trong việc đưa lao động sang Hàn Quốc hiện nay là tuyển chọn người. Số lượng được nước bạn tiếp nhận thì có hạn (mỗi năm chừng 10 ngàn người), trong khi lại có quá nhiều nhu cầu. Vì thế đã nảy sinh những vấn đề tiêu cực liên quan như: lừa đảo người lao động, chi phí trung gian lớn...
Eo hẹp thị trường cao cấp
Thị trường Nhật Bản cũng là một trong những điểm dừng chân đem lại thu nhập cao cho lao động Việt Nam. Chủ yếu lao động Việt Nam đưa sang Nhật Bản là dưới dạng tu nghiệp sinh, phía bạn đánh giá cao tay nghề, tính cần cù, chịu khó và khả năng tiếp thu kỹ thuật lao động mới của lao động người Việt.
Thu nhập bình quân của các tu nghiệp sinh hiện ở mức từ 700-1.100 USD/tháng. Các năm trước, số tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật tự ý bỏ hợp đồng ra ngoài làm viêc với tỷ lệ cao nên hàng năm Việt Nam chỉ đưa được chừng 3.000 lao động sang. Sau khi bị siết chặt lại, số người bỏ ra ngoài chỉ còn khoảng 3%. Kết quả năm ngoái đã đưa được 5.517 người (mục tiêu là đưa được 10.000 tu nghiệp sinh hàng năm).
Với thị trường Czech, từ đầu năm 2007, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo mở lại thị trường để thí điểm đưa lao động đi. Đến nay mới đưa được khoảng 400 lao động. Còn với thị trường Australia, số lượng không nhiều do lao động không đáp ứng được các điều kiện về tay nghề và ngoại ngữ. Riêng thị trường Hoa Kỳ và Canada vẫn chưa đưa lao động đi dược do các doanh nghiệp gặp khó khăn khi xin thủ tục nhập cảnh cho lao động.
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, chất lượng nguồn lao động xuất khẩu chưa đáp ứng được yêu cầu là trở ngại lớn nhất. Với mục tiêu đưa 85.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, năm 2008 sẽ tập trung đầu tư, nâng chất lượng nguồn lao động. Xây dựng kế hoạch và đưa vào thực hiện đào tạo lao động xuất khẩu trong khuôn khổ chương trình đào tạo nghề quốc gia.
Trước mắt nghiên cứu triển khai sớm việc hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đào tạo hoặc đặt hàng các cơ sở dạy nghề đối với một số nghề đang có nhu cầu cao trên thị trường quốc tế; hình thành một vài trung tâm đào tạo lao động xuất khẩu nhằm nghiên cứu, đào tạo mẫu các nghề đặc thù cho thị trường lao động nước ngoài để triển khai rộng rãi trong hệ thống trường dạy nghề.
Việt Nam đã ký được Bản ghi nhớ về hợp tác lao động với Oman, đang đàm phán để ký kết Hiệp định với các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất, Libi, Liên bang Nga và CHDCND Lào trong năm 2008. Đã thiết lập được quan hệ chính thức với Cộng hòa Czech, Cộng hòa Cyprus, Australia, Hoa Kỳ...
Khó khăn tại thị trường truyền thống
Theo nhận định của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, năm 2008, các thị trường truyền thống sẽ tiếp tục khó khăn. Đơn cử, thị trường Đài Loan là một trong những thị trường truyền thống luôn tiếp nhận số lượng lớn lao động Việt Nam nhưng do nơi đây vẫn tiếp tục tạm dừng nhận lao động Việt Nam sang làm việc trong các gia đình, nên lao động đưa sang chủ yếu là lao động công nghiệp, xây dựng và thuyền viên đánh cá. Tổng cộng có gần 24 ngàn lao động đã sang Đài Loan năm 2007.
Năm 2006, Malaysia tiếp nhận 26.704 lao động Việt Nam. Năm nay, mặc dù vẫn chiếm số lượng cao nhất so với các thị trường khác, nhưng con số này chỉ bằng 70% số lao động đã đưa đi năm 2006. Lao động không còn mặn mà với thị trường này, bởi mức lương không hấp dẫn. Hiện nay có khoảng 120 ngàn lao động Việt Nam đang làm việc tại nước này, thu nhập nhìn chung ổn định.
Thị trường Qatar từ cuối 2006 đã bắt đầu nhận lao động Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng, ngay sau đó, trong các tháng đầu năm 2007, số lượng lao động đưa đi tăng rất nhanh. Tuy nhiên, do toàn bộ lao động đưa sang Qatar là lao động xây dựng, chủ yếu là lao động tự học nghề, chưa qua đào tạo trường lớp nên ý thức tổ chức, kỷ luật kém. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phải chỉ đạo giảm nhịp độ đưa lao động đi để chấn chỉnh việc quản lý lao động.
Với thị trường cao cấp cánh cửa nhận lao động đã hẹp nay càng hẹp hơn. Việc Chính phủ Hàn Quốc hiện dừng thực hiện chương trình tiếp nhận lao động dưới hình thức tu nghiệp sinh công nghiệp. Vì vậy đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại nước này chỉ được thực hiện theo chương trình tiếp nhận lao động nước ngoài do Bộ Lao động Hàn Quốc và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam phối hợp. Hiện nay có khoảng 46.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại Hàn Quốc.
Ngoài số lượng lao động được đưa theo chương trình nói trên, năm 2007, Việt Nam còn cung ứng khoảng 1.700 thuyền viên đánh cá cho các chủ tàu Hàn Quốc. Vấn đề nổi lên trong việc đưa lao động sang Hàn Quốc hiện nay là tuyển chọn người. Số lượng được nước bạn tiếp nhận thì có hạn (mỗi năm chừng 10 ngàn người), trong khi lại có quá nhiều nhu cầu. Vì thế đã nảy sinh những vấn đề tiêu cực liên quan như: lừa đảo người lao động, chi phí trung gian lớn...
Eo hẹp thị trường cao cấp
Thị trường Nhật Bản cũng là một trong những điểm dừng chân đem lại thu nhập cao cho lao động Việt Nam. Chủ yếu lao động Việt Nam đưa sang Nhật Bản là dưới dạng tu nghiệp sinh, phía bạn đánh giá cao tay nghề, tính cần cù, chịu khó và khả năng tiếp thu kỹ thuật lao động mới của lao động người Việt.
Thu nhập bình quân của các tu nghiệp sinh hiện ở mức từ 700-1.100 USD/tháng. Các năm trước, số tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật tự ý bỏ hợp đồng ra ngoài làm viêc với tỷ lệ cao nên hàng năm Việt Nam chỉ đưa được chừng 3.000 lao động sang. Sau khi bị siết chặt lại, số người bỏ ra ngoài chỉ còn khoảng 3%. Kết quả năm ngoái đã đưa được 5.517 người (mục tiêu là đưa được 10.000 tu nghiệp sinh hàng năm).
Với thị trường Czech, từ đầu năm 2007, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo mở lại thị trường để thí điểm đưa lao động đi. Đến nay mới đưa được khoảng 400 lao động. Còn với thị trường Australia, số lượng không nhiều do lao động không đáp ứng được các điều kiện về tay nghề và ngoại ngữ. Riêng thị trường Hoa Kỳ và Canada vẫn chưa đưa lao động đi dược do các doanh nghiệp gặp khó khăn khi xin thủ tục nhập cảnh cho lao động.
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, chất lượng nguồn lao động xuất khẩu chưa đáp ứng được yêu cầu là trở ngại lớn nhất. Với mục tiêu đưa 85.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, năm 2008 sẽ tập trung đầu tư, nâng chất lượng nguồn lao động. Xây dựng kế hoạch và đưa vào thực hiện đào tạo lao động xuất khẩu trong khuôn khổ chương trình đào tạo nghề quốc gia.
Trước mắt nghiên cứu triển khai sớm việc hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đào tạo hoặc đặt hàng các cơ sở dạy nghề đối với một số nghề đang có nhu cầu cao trên thị trường quốc tế; hình thành một vài trung tâm đào tạo lao động xuất khẩu nhằm nghiên cứu, đào tạo mẫu các nghề đặc thù cho thị trường lao động nước ngoài để triển khai rộng rãi trong hệ thống trường dạy nghề.