Bùng nổ nhập khẩu cám
Cám nguyên liệu nhập khẩu đang cho thấy những dấu hiệu tăng trưởng đột biến trong hơn hai năm qua
Cám nguyên liệu nhập khẩu đang cho thấy những dấu hiệu tăng trưởng đột biến trong hơn hai năm qua.
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy kim ngạch nhập khẩu các loại cám nguyên liệu của cả nước trong bốn tháng đầu năm nay đạt 35,43 triệu Đô la Mỹ, tăng 16,65 triệu Đô la Mỹ (tương đương tăng 89%) so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 18,76 triệu Đô la Mỹ (tương đương tăng 113%) so với cùng kỳ năm 2008.
Nếu chỉ tính riêng trong tháng 4/2010, nhập khẩu tiểu ngành này của Việt Nam đạt 8,66 triệu Đô la Mỹ, lần lượt tăng 3,1 và 2,63 triệu Đô la Mỹ (tương đương tăng 56% và 44%) so với cùng kỳ năm 2009 và 2008. Các số liệu trên là minh chứng rõ ràng nhất cho xu hướng bùng nổ trong nhập khẩu cám.
Trong cơ cấu nhập khẩu của tiểu ngành cám nguyên liệu, cám mì nhiều năm gần đây vẫn chiếm tỷ lệ lớn với khoảng 70-75%, tiếp đến là cám từ cây họ đậu và một số loại cám từ họ ngũ cốc khác. Bốn tháng đầu năm nay, kim ngạch nhập khẩu cám mì của Việt Nam đạt 25,85 triệu Đô la Mỹ, tăng 9,8 triệu Đô la Mỹ (tương đương tăng 61%) so với cùng kỳ năm 2009.
Nguyên nhân khiến cám mì thường chiếm tỷ trọng lớn như trên là do nguyên liệu này hiện nay nước ta chưa có khả năng tự cung ứng. Trong khi đó, mỗi năm sản xuất lúa gạo của chúng ta có thể cung cấp cho ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi khoảng 5-6 triệu tấn phụ phẩm, chính là cám gạo, một trong những nguồn nguyên liệu quan trọng bổ sung calories cho các sản phẩm thức ăn chăn nuôi. Do đó, lượng cám gạo Việt Nam phải nhập khẩu thường ở mức rất thấp, chiếm chưa đến 1% tổng kim ngạch nhập khẩu các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.
Theo số liệu chính thức của hải quan Việt Nam, các nhà xuất khẩu cám lớn nhất sang Việt Nam trong năm 2009 là Indonesia (33,15%), Sri Lanka (31,32%), và Ấn Độ (20,72%).
Tỷ lệ này trong bốn tháng đầu năm nay lần lượt là: 12,81%, 25,82% và 21,71%.
Như vậy, sự thay đổi đáng kể nhất trên thị trường cám nhập khẩu của Việt Nam xét về yếu tố đối tác hiện nay chính là sự đánh mất vai trò của Trung Quốc. Nếu như từ năm 2008 trở về trước, Trung Quốc là đối tác xuất khẩu cám mì lớn nhất sang Việt Nam thì năm 2009, nước này đánh mất gần 40% thị phần.
Bốn tháng đầu năm 2010, Trung Quốc không có tên trong danh sách các nhà cung cấp cám mì cho Việt Nam, thay vào đó là Sri Lanka, Indonesia và Tanzania.
Sự bùng nổ nhập khẩu cám nguyên liệu của Việt Nam những năm gần đây, ngoài nguyên nhân mở rộng quy mô ngành công nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi trên cả nước, còn có một nguyên nhân không kém phần quan trọng là tốc độ leo thang chóng mặt của giá cả các loại nguyên liệu trong nước, điển hình là cám gạo.
Cụ thể, kể từ tháng 6/2009, giá mặt hàng này hầu như luôn trong xu thế tăng và đặc biệt tăng nhanh trong bốn tháng cuối năm. Tính đến cuối tháng 12/2009 giá cám bán lẻ tại An Giang đã lên mức 5.250 đồng/kg, tức là cao hơn 17,53% so với mức giá trung bình tháng 11, cao hơn gần hai lần mức giá hồi đầu năm và cao hơn 2,1 lần mức giá cùng kỳ năm 2008.
Bên cạnh việc tăng giá do tác động liên đới từ các thị trường nguyên liệu thay thế, giá cám gạo trong nước tăng cao còn từ nguyên nhân giá gạo hồi phục. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cuối quí 3 đã hồi phục khá mạnh sau các thương vụ ký thêm với Philippines cũng như khi thị trường đón nhận thông tin Ấn Độ dự định tăng cường nhập khẩu.
Bước sang năm 2010, mặc dù đợt sốt giá đã có chiều hướng hạ nhiệt nhưng nguy cơ tăng giá vẫn tiềm ẩn tại hầu hết các thị trường nguyên liệu nội địa. Riêng giá mặt hàng cám gạo trong nước tiếp tục tăng thêm 250-300 đồng/kg trong tháng 6, lên mức 4.680-4.700 đồng/kg (cao hơn 7% so với giá trung bình tháng trước đó và cao hơn 32% so với cùng kỳ năm 2009).
Đáng lưu ý hơn nữa là chu kỳ tăng giá của mặt hàng cám nguyên liệu trong nước thường bắt đầu từ đầu tháng 6 hàng năm và kết thúc vào thời điểm cuối năm, do vậy, không loại trừ khả năng thị trường có thể đón nhận một đợt tăng giá mới trong tương lai không xa.
Trong khi thị trường thế giới vẫn đang nằm trong một mặt bằng giá tương đối thấp do nhiều thông tin xấu tại các nước châu Âu cũng như trên toàn cầu thì giá nguyên liệu nội địa tại Việt Nam vẫn đủng đỉnh đi lên. Với tình hình đó, khả năng các doanh nghiệp ngày càng tìm đến nhiều hơn với nguồn cung nhập khẩu là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Phan Hồng Liên (TBKTSG)
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy kim ngạch nhập khẩu các loại cám nguyên liệu của cả nước trong bốn tháng đầu năm nay đạt 35,43 triệu Đô la Mỹ, tăng 16,65 triệu Đô la Mỹ (tương đương tăng 89%) so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 18,76 triệu Đô la Mỹ (tương đương tăng 113%) so với cùng kỳ năm 2008.
Nếu chỉ tính riêng trong tháng 4/2010, nhập khẩu tiểu ngành này của Việt Nam đạt 8,66 triệu Đô la Mỹ, lần lượt tăng 3,1 và 2,63 triệu Đô la Mỹ (tương đương tăng 56% và 44%) so với cùng kỳ năm 2009 và 2008. Các số liệu trên là minh chứng rõ ràng nhất cho xu hướng bùng nổ trong nhập khẩu cám.
Trong cơ cấu nhập khẩu của tiểu ngành cám nguyên liệu, cám mì nhiều năm gần đây vẫn chiếm tỷ lệ lớn với khoảng 70-75%, tiếp đến là cám từ cây họ đậu và một số loại cám từ họ ngũ cốc khác. Bốn tháng đầu năm nay, kim ngạch nhập khẩu cám mì của Việt Nam đạt 25,85 triệu Đô la Mỹ, tăng 9,8 triệu Đô la Mỹ (tương đương tăng 61%) so với cùng kỳ năm 2009.
Nguyên nhân khiến cám mì thường chiếm tỷ trọng lớn như trên là do nguyên liệu này hiện nay nước ta chưa có khả năng tự cung ứng. Trong khi đó, mỗi năm sản xuất lúa gạo của chúng ta có thể cung cấp cho ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi khoảng 5-6 triệu tấn phụ phẩm, chính là cám gạo, một trong những nguồn nguyên liệu quan trọng bổ sung calories cho các sản phẩm thức ăn chăn nuôi. Do đó, lượng cám gạo Việt Nam phải nhập khẩu thường ở mức rất thấp, chiếm chưa đến 1% tổng kim ngạch nhập khẩu các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.
Theo số liệu chính thức của hải quan Việt Nam, các nhà xuất khẩu cám lớn nhất sang Việt Nam trong năm 2009 là Indonesia (33,15%), Sri Lanka (31,32%), và Ấn Độ (20,72%).
Tỷ lệ này trong bốn tháng đầu năm nay lần lượt là: 12,81%, 25,82% và 21,71%.
Như vậy, sự thay đổi đáng kể nhất trên thị trường cám nhập khẩu của Việt Nam xét về yếu tố đối tác hiện nay chính là sự đánh mất vai trò của Trung Quốc. Nếu như từ năm 2008 trở về trước, Trung Quốc là đối tác xuất khẩu cám mì lớn nhất sang Việt Nam thì năm 2009, nước này đánh mất gần 40% thị phần.
Bốn tháng đầu năm 2010, Trung Quốc không có tên trong danh sách các nhà cung cấp cám mì cho Việt Nam, thay vào đó là Sri Lanka, Indonesia và Tanzania.
Sự bùng nổ nhập khẩu cám nguyên liệu của Việt Nam những năm gần đây, ngoài nguyên nhân mở rộng quy mô ngành công nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi trên cả nước, còn có một nguyên nhân không kém phần quan trọng là tốc độ leo thang chóng mặt của giá cả các loại nguyên liệu trong nước, điển hình là cám gạo.
Cụ thể, kể từ tháng 6/2009, giá mặt hàng này hầu như luôn trong xu thế tăng và đặc biệt tăng nhanh trong bốn tháng cuối năm. Tính đến cuối tháng 12/2009 giá cám bán lẻ tại An Giang đã lên mức 5.250 đồng/kg, tức là cao hơn 17,53% so với mức giá trung bình tháng 11, cao hơn gần hai lần mức giá hồi đầu năm và cao hơn 2,1 lần mức giá cùng kỳ năm 2008.
Bên cạnh việc tăng giá do tác động liên đới từ các thị trường nguyên liệu thay thế, giá cám gạo trong nước tăng cao còn từ nguyên nhân giá gạo hồi phục. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cuối quí 3 đã hồi phục khá mạnh sau các thương vụ ký thêm với Philippines cũng như khi thị trường đón nhận thông tin Ấn Độ dự định tăng cường nhập khẩu.
Bước sang năm 2010, mặc dù đợt sốt giá đã có chiều hướng hạ nhiệt nhưng nguy cơ tăng giá vẫn tiềm ẩn tại hầu hết các thị trường nguyên liệu nội địa. Riêng giá mặt hàng cám gạo trong nước tiếp tục tăng thêm 250-300 đồng/kg trong tháng 6, lên mức 4.680-4.700 đồng/kg (cao hơn 7% so với giá trung bình tháng trước đó và cao hơn 32% so với cùng kỳ năm 2009).
Đáng lưu ý hơn nữa là chu kỳ tăng giá của mặt hàng cám nguyên liệu trong nước thường bắt đầu từ đầu tháng 6 hàng năm và kết thúc vào thời điểm cuối năm, do vậy, không loại trừ khả năng thị trường có thể đón nhận một đợt tăng giá mới trong tương lai không xa.
Trong khi thị trường thế giới vẫn đang nằm trong một mặt bằng giá tương đối thấp do nhiều thông tin xấu tại các nước châu Âu cũng như trên toàn cầu thì giá nguyên liệu nội địa tại Việt Nam vẫn đủng đỉnh đi lên. Với tình hình đó, khả năng các doanh nghiệp ngày càng tìm đến nhiều hơn với nguồn cung nhập khẩu là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Phan Hồng Liên (TBKTSG)