"Cả 5 mẫu cổng chào Hà Nội đều không đạt"
Hội Kiến trúc sư Hà Nội cho rằng phương án thiết kế ý tưởng kiến trúc 5 cổng chào đều không đạt mục đích và yêu cầu đã đề ra
Tại công văn vừa được gửi đến văn phòng UBND thành phố Hà Nội , Hội Kiến trúc sư Hà Nội cho biết không thể góp ý gì về 5 phương án thiết kế ý tưởng kiến trúc 5 cổng chào, "vì tất cả đều không đạt mục đích và yêu cầu đã đề ra".
Theo công văn này, ngày 28/6/2010 Hội Kiến trúc sư Hà Nội nhận được công văn của UBND thành phố Hà Nội về việc góp ý phương án thiết kế ý tưởng kiến trúc 5 cổng chào tại các cửa ngõ vào thành phố phục vụ Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Sáng ngày 2/7/2010 Hội đã tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia kiến trúc Hà Nội.
Song "thời gian quá gấp nên Hội Kiến trúc sư Hà Nội không có điều kiện để đóng góp ý kiến một cách cụ thể, chi tiết".
Công văn nêu rõ, Hội hoàn toàn nhất trí với mục đích xây dựng cổng chào vì phù hợp với truyền thống của nhân dân ta. "Cổng chào vốn được dân ta hay dùng, từ nông thôn đến thành thị mỗi khi bộc lộ hân hoan và chào mừng sự kiện. Vật liệu thường bằng khung tre, tết bằng các loại lá như: dừa, trung đình, ngâu, vạn tuế…Ở Thành phố thì có gì làm nấy. Sau lễ thì nhanh chóng dỡ bỏ".
"Cổng chào Đại lễ tới đây, quy mô và ý nghĩa có đặc biệt hơn, với thời gian còn lại chưa đến 100 ngày thì chỉ nên thể hiện đơn giản, lắp dựng nhanh, tháo dỡ được ngay sau ngày lễ", Hội nêu rõ quan điểm. Cũng theo ý kiến của Hội nên tuỳ vị trí mà chọn giải pháp vật liệu thích hợp. Và, "do làm nhẹ nhàng và tạm chi phí sẽ tiết kiệm lại hiệu quả chỉ cần chi khoảng một phần mười khoản đã dự kiến là đủ".
Về 5 phương án cổng chào được đưa ra trưng cầu, các chuyên gia kiến trúc cho rằng "tất cả đều không đạt mục đích và yêu cầu đã đề ra".
Cạnh đó, Hội cũng khuyến cáo, không nên viện dẫn nhiều về: Trống Đồng, Chim Lạc..., không thể hiện được biểu tượng của Hà Nội dễ gây phản cảm.
Đồng thời, việc nghiên cứu xây dựng các công trình mang tính biểu tượng tại các cửa ngõ hướng về Hà Nội cần phải có thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng và thận trọng, kiến trúc phải đẹp và ấn tượng.
"Hội Kiến trúc sư Hà Nội thấy rằng với thời gian không còn nhiều thành phố chỉ nên xây dựng một vài cổng chào nhanh về lắp dựng, đơn giản, đẹp và hiệu quả", công văn nêu rõ.
Cũng liên quan đến việc xây dựng 5 cổng chào, ngày 30/6, Hội Kiến trúc sư Việt Nam đã có ý kiến đóng góp gửi UBND thành phố Hà Nội. Theo đó, việc lãnh đạo Hà Nội gợi ý xây dựng các cổng chào bằng các vật liệu không kiên cố là không hợp lý và thiếu tính khoa học bởi các phương án cổng chào đề xuất đều có quy mô lớn, đòi hỏi phải có kết cấu ổn định, bền vững, không thể là công trình tạm.
Theo công văn này, ngày 28/6/2010 Hội Kiến trúc sư Hà Nội nhận được công văn của UBND thành phố Hà Nội về việc góp ý phương án thiết kế ý tưởng kiến trúc 5 cổng chào tại các cửa ngõ vào thành phố phục vụ Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Sáng ngày 2/7/2010 Hội đã tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia kiến trúc Hà Nội.
Song "thời gian quá gấp nên Hội Kiến trúc sư Hà Nội không có điều kiện để đóng góp ý kiến một cách cụ thể, chi tiết".
Công văn nêu rõ, Hội hoàn toàn nhất trí với mục đích xây dựng cổng chào vì phù hợp với truyền thống của nhân dân ta. "Cổng chào vốn được dân ta hay dùng, từ nông thôn đến thành thị mỗi khi bộc lộ hân hoan và chào mừng sự kiện. Vật liệu thường bằng khung tre, tết bằng các loại lá như: dừa, trung đình, ngâu, vạn tuế…Ở Thành phố thì có gì làm nấy. Sau lễ thì nhanh chóng dỡ bỏ".
"Cổng chào Đại lễ tới đây, quy mô và ý nghĩa có đặc biệt hơn, với thời gian còn lại chưa đến 100 ngày thì chỉ nên thể hiện đơn giản, lắp dựng nhanh, tháo dỡ được ngay sau ngày lễ", Hội nêu rõ quan điểm. Cũng theo ý kiến của Hội nên tuỳ vị trí mà chọn giải pháp vật liệu thích hợp. Và, "do làm nhẹ nhàng và tạm chi phí sẽ tiết kiệm lại hiệu quả chỉ cần chi khoảng một phần mười khoản đã dự kiến là đủ".
Về 5 phương án cổng chào được đưa ra trưng cầu, các chuyên gia kiến trúc cho rằng "tất cả đều không đạt mục đích và yêu cầu đã đề ra".
Cạnh đó, Hội cũng khuyến cáo, không nên viện dẫn nhiều về: Trống Đồng, Chim Lạc..., không thể hiện được biểu tượng của Hà Nội dễ gây phản cảm.
Đồng thời, việc nghiên cứu xây dựng các công trình mang tính biểu tượng tại các cửa ngõ hướng về Hà Nội cần phải có thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng và thận trọng, kiến trúc phải đẹp và ấn tượng.
"Hội Kiến trúc sư Hà Nội thấy rằng với thời gian không còn nhiều thành phố chỉ nên xây dựng một vài cổng chào nhanh về lắp dựng, đơn giản, đẹp và hiệu quả", công văn nêu rõ.
Cũng liên quan đến việc xây dựng 5 cổng chào, ngày 30/6, Hội Kiến trúc sư Việt Nam đã có ý kiến đóng góp gửi UBND thành phố Hà Nội. Theo đó, việc lãnh đạo Hà Nội gợi ý xây dựng các cổng chào bằng các vật liệu không kiên cố là không hợp lý và thiếu tính khoa học bởi các phương án cổng chào đề xuất đều có quy mô lớn, đòi hỏi phải có kết cấu ổn định, bền vững, không thể là công trình tạm.