Cà phê Starbucks có thể tiến vào thị trường Việt Nam
Trong kế hoạch cải tổ cơ cấu hoạt động vừa công bố, Starbucks đã cho biết dự định tiến quân vào Ấn Độ và Việt Nam
Chuỗi cửa hàng cà phê hàng đầu của Mỹ, Starbucks, vừa công bố kế hoạch tái tổ chức hoạt động trên toàn cầu, nhằm tăng thêm phần lợi nhuận ở các thị trường bên ngoài nước Mỹ, hãng tin BBC cho hay.
20% doanh thu hiện tại của "người khổng lồ" cà phê này là đến từ thị trường nước ngoài. Hoạt động kinh doanh của Starbucks hiện được chia thành hai khu vực chính, một phụ trách thị trường Mỹ và một chuyên trách mảng kinh doanh quốc tế.
Theo kế hoạch, hãng sẽ cơ cấu thành ba chi nhánh: châu Mỹ, Trung Quốc - châu Á Thái Bình Dương, châu Âu và các thị trường còn lại (gồm châu Âu, Trung Đông, Nga và châu Phi). Starbucks cũng đã bổ nhiệm lãnh đạo cho từng chi nhánh này.
Hãng tin AP dẫn lời Giám đốc điều hành Starbucks, ông Howard Schultz, cho hay: “Khi chúng tôi xem xét kỹ các cơ hội mà chúng tôi có trên thị trường thế giới, chúng tôi nghĩ rằng đã tới lúc phải điều chỉnh lại cơ cấu và đẩy mạnh những năng lực tốt nhất của mình”.
Cũng trong kế hoạch cải tổ cơ cấu vừa công bố, chuỗi cửa hàng cà phê danh tiếng này bật mí, hãng có ý định tiến quân vào thị trường Ấn Độ trong năm 2012 và tiếp đó là Việt Nam vào năm kế tiếp.
Starbucks là chuỗi quán cà phê hàng đầu nước Mỹ. Starbucks hiện có 11 cửa hàng ở Mỹ và Canada. 6.000 cửa hàng khác đang nằm rải rác nhiều nơi trên thế giới.
Thương hiệu này gắn liền với cả người đam mê cà phê lẫn người biết cách dùng nó để kiếm lời. CEO hiện tại của Starbucks là Howard Schultz. Dù không phải là người khai sinh Starbucks, nhưng với tài năng quản trị và kinh doanh, Schultz đã đưa Starbucks trở nên sáng giá như hiện tại.
Vài năm trước đã có nhiều tin đồn về việc Starbucks nhượng quyền thương hiệu cho các đối tác kinh doanh ở Việt Nam. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên hãng công khai ý định mở rộng thị trường vào Việt Nam.
Hiện ở Việt Nam đã xuất hiện nhiều sản phẩm cà phê mang tên các hãng nổi tiếng của nước ngoài như Gloria Jeans, Illy’s... Những thương hiệu này đã nhận được sự chào đón nhiệt tình của người tiêu dùng trong nước.
20% doanh thu hiện tại của "người khổng lồ" cà phê này là đến từ thị trường nước ngoài. Hoạt động kinh doanh của Starbucks hiện được chia thành hai khu vực chính, một phụ trách thị trường Mỹ và một chuyên trách mảng kinh doanh quốc tế.
Theo kế hoạch, hãng sẽ cơ cấu thành ba chi nhánh: châu Mỹ, Trung Quốc - châu Á Thái Bình Dương, châu Âu và các thị trường còn lại (gồm châu Âu, Trung Đông, Nga và châu Phi). Starbucks cũng đã bổ nhiệm lãnh đạo cho từng chi nhánh này.
Hãng tin AP dẫn lời Giám đốc điều hành Starbucks, ông Howard Schultz, cho hay: “Khi chúng tôi xem xét kỹ các cơ hội mà chúng tôi có trên thị trường thế giới, chúng tôi nghĩ rằng đã tới lúc phải điều chỉnh lại cơ cấu và đẩy mạnh những năng lực tốt nhất của mình”.
Cũng trong kế hoạch cải tổ cơ cấu vừa công bố, chuỗi cửa hàng cà phê danh tiếng này bật mí, hãng có ý định tiến quân vào thị trường Ấn Độ trong năm 2012 và tiếp đó là Việt Nam vào năm kế tiếp.
Starbucks là chuỗi quán cà phê hàng đầu nước Mỹ. Starbucks hiện có 11 cửa hàng ở Mỹ và Canada. 6.000 cửa hàng khác đang nằm rải rác nhiều nơi trên thế giới.
Thương hiệu này gắn liền với cả người đam mê cà phê lẫn người biết cách dùng nó để kiếm lời. CEO hiện tại của Starbucks là Howard Schultz. Dù không phải là người khai sinh Starbucks, nhưng với tài năng quản trị và kinh doanh, Schultz đã đưa Starbucks trở nên sáng giá như hiện tại.
Vài năm trước đã có nhiều tin đồn về việc Starbucks nhượng quyền thương hiệu cho các đối tác kinh doanh ở Việt Nam. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên hãng công khai ý định mở rộng thị trường vào Việt Nam.
Hiện ở Việt Nam đã xuất hiện nhiều sản phẩm cà phê mang tên các hãng nổi tiếng của nước ngoài như Gloria Jeans, Illy’s... Những thương hiệu này đã nhận được sự chào đón nhiệt tình của người tiêu dùng trong nước.