“Các bên liên quan cần tôn trọng chủ quyền Việt Nam”
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng trước những diễn biến mới trên biển Đông
“Việt Nam luôn nhất trí là cần sớm có một bộ quy tắc ứng xử hiệu quả nhằm đảm bảo hòa bình, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở biển Đông”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lê Hải Bình nói tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 30/3.
Tại đây, báo chí đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước thông tin cho rằng Trung Quốc sắp hoàn thiện xây dựng các công trình quân sự lớn xây dựng phi pháp trên các đảo của Việt Nam và sẵn sàng triển khai vũ khí bất cứ lúc nào.
Ông Lê Hải Bình cho biết: hiện các cơ quan chức năng của Việt Nam đang xác minh thông tin này. Tuy nhiên một lần nữa Việt Nam khẳng định có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
“Chúng tôi cho rằng các bên liên quan cần tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, hành xử có trách nhiệm và không có các hành động làm phức tạp thêm tình hình, đe dọa đến an ninh và an toàn hàng hải ở biển Đông”, ông Bình nói.
Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước thông tin Trung Quốc - Philippines sắp đàm phán song phương về biển Đông, ông Bình khẳng định: “Quan điểm nhất quán của Việt Nam là hoan nghênh các bên tranh chấp ở biển Đông giải quyết các bất đồng bằng các biện pháp hòa bình, hữu nghị, trên cơ sở luật pháp quốc tế trong đó có Công ước của Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982. Đối với các tranh chấp liên quan đến hai bên thì giải quyết thông qua các biện pháp song phương, còn đối với các tranh chấp liên quan đến nhiều bên thì phải có sự tham gia của các bên liên quan”.
Câu hỏi tiếp theo liên quan đến việc báo Phnom Penh Post mới đây đưa tin đại diện của các nước ASEAN đang ở Siem Reap để bàn về bộ quy tắc ứng xử của các bên trên biển Đông (COC), mong muốn của Việt Nam về sự kiện này và kỳ vọng của Việt Nam với Campuchia.
Theo ông Bình, cần khẳng định rằng lợi ích chung của tất cả các nước ASEAN và cộng đồng ASEAN là duy trì hòa bình, an ninh, ổn định trong khu vực và tại biển Đông. Trên cơ sở đó thì các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam luôn nhất trí là cần sớm có một bộ quy tắc ứng xử hiệu quả nhằm đảm bảo hòa bình, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở biển Đông, trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982.
Tại cuộc họp báo, ông Bình cũng trả lời về công tác bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài. Về những thông tin mới nhất của vụ việc bé gái người Việt bị sát hại tại Nhật, ông Bình nói: “Chúng tôi lên án mạnh mẽ mọi hành vi sát hại vô nhân tính nhằm vào bé gái Việt Nam ở Nhật Bản. Chúng tôi cũng xin gửi đến gia đình lời chia buồn sâu sắc nhất và mong muốn gia đình sớm vượt qua nỗi đau thương mất mát này”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, ngay sau khi xảy ra vụ việc, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản làm việc cụ thể và sát sao với các bên liên quan phía Nhật Bản, và đề nghị phía Nhật Bản điều tra làm rõ vụ việc.
“Chúng tôi tin tưởng rằng cơ quan chức năng Nhật Bản sẽ truy bắt hung thủ và tìm ra nguyên nhân sớm. Hiện nay Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của nhật Bản để theo sát vụ việc và sớm đưa vụ việc ra ánh sáng”, ông Bình nói.
Liên quan đến thông tin 43 người Việt Nam bị bắt ở Solomon, ông Bình thông tin: Đại sứ quán Việt Nam tại Australia kiêm nhiệm Solomon vẫn đang làm việc với các cơ quan chức năng ở Solomon để xác minh thông tin về 43 ngư dân này cùng với 3 tàu cá, và sẽ có các biện pháp bảo hộ phù hợp với các công dân của Việt Nam.
Trả lời câu hỏi về hai luật sư bào chữa cho Đoàn Thị Hương tại Malaysia, ông Bình nói: “Hiện các công tác triển khai luật sư để bảo hộ pháp lý cho Đoàn Thị Hương đang diễn ra. Hai luật sư người Malaysia tham gia bảo vệ cho Đoàn Thị Hương là hai luật sư rất giỏi. Các thông tin chi tiết thêm chúng tôi sẽ cung cấp vào thời điểm thích hợp”.
Tại đây, báo chí đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước thông tin cho rằng Trung Quốc sắp hoàn thiện xây dựng các công trình quân sự lớn xây dựng phi pháp trên các đảo của Việt Nam và sẵn sàng triển khai vũ khí bất cứ lúc nào.
Ông Lê Hải Bình cho biết: hiện các cơ quan chức năng của Việt Nam đang xác minh thông tin này. Tuy nhiên một lần nữa Việt Nam khẳng định có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
“Chúng tôi cho rằng các bên liên quan cần tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, hành xử có trách nhiệm và không có các hành động làm phức tạp thêm tình hình, đe dọa đến an ninh và an toàn hàng hải ở biển Đông”, ông Bình nói.
Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước thông tin Trung Quốc - Philippines sắp đàm phán song phương về biển Đông, ông Bình khẳng định: “Quan điểm nhất quán của Việt Nam là hoan nghênh các bên tranh chấp ở biển Đông giải quyết các bất đồng bằng các biện pháp hòa bình, hữu nghị, trên cơ sở luật pháp quốc tế trong đó có Công ước của Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982. Đối với các tranh chấp liên quan đến hai bên thì giải quyết thông qua các biện pháp song phương, còn đối với các tranh chấp liên quan đến nhiều bên thì phải có sự tham gia của các bên liên quan”.
Câu hỏi tiếp theo liên quan đến việc báo Phnom Penh Post mới đây đưa tin đại diện của các nước ASEAN đang ở Siem Reap để bàn về bộ quy tắc ứng xử của các bên trên biển Đông (COC), mong muốn của Việt Nam về sự kiện này và kỳ vọng của Việt Nam với Campuchia.
Theo ông Bình, cần khẳng định rằng lợi ích chung của tất cả các nước ASEAN và cộng đồng ASEAN là duy trì hòa bình, an ninh, ổn định trong khu vực và tại biển Đông. Trên cơ sở đó thì các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam luôn nhất trí là cần sớm có một bộ quy tắc ứng xử hiệu quả nhằm đảm bảo hòa bình, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở biển Đông, trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982.
Tại cuộc họp báo, ông Bình cũng trả lời về công tác bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài. Về những thông tin mới nhất của vụ việc bé gái người Việt bị sát hại tại Nhật, ông Bình nói: “Chúng tôi lên án mạnh mẽ mọi hành vi sát hại vô nhân tính nhằm vào bé gái Việt Nam ở Nhật Bản. Chúng tôi cũng xin gửi đến gia đình lời chia buồn sâu sắc nhất và mong muốn gia đình sớm vượt qua nỗi đau thương mất mát này”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, ngay sau khi xảy ra vụ việc, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản làm việc cụ thể và sát sao với các bên liên quan phía Nhật Bản, và đề nghị phía Nhật Bản điều tra làm rõ vụ việc.
“Chúng tôi tin tưởng rằng cơ quan chức năng Nhật Bản sẽ truy bắt hung thủ và tìm ra nguyên nhân sớm. Hiện nay Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của nhật Bản để theo sát vụ việc và sớm đưa vụ việc ra ánh sáng”, ông Bình nói.
Liên quan đến thông tin 43 người Việt Nam bị bắt ở Solomon, ông Bình thông tin: Đại sứ quán Việt Nam tại Australia kiêm nhiệm Solomon vẫn đang làm việc với các cơ quan chức năng ở Solomon để xác minh thông tin về 43 ngư dân này cùng với 3 tàu cá, và sẽ có các biện pháp bảo hộ phù hợp với các công dân của Việt Nam.
Trả lời câu hỏi về hai luật sư bào chữa cho Đoàn Thị Hương tại Malaysia, ông Bình nói: “Hiện các công tác triển khai luật sư để bảo hộ pháp lý cho Đoàn Thị Hương đang diễn ra. Hai luật sư người Malaysia tham gia bảo vệ cho Đoàn Thị Hương là hai luật sư rất giỏi. Các thông tin chi tiết thêm chúng tôi sẽ cung cấp vào thời điểm thích hợp”.