Các công ty Nhật thành đích ngắm mua lại của Trung Quốc
Ngày càng có nhiều doanh nghiệp Trung Quốc xem các đối tác Nhật là mục tiêu cho chiến dịch mua lại
Vốn được các doanh nghiệp Trung Quốc đề cao trong chiến dịch mua lại các doanh nghiệp nước ngoài đang diễn ra mạnh mẽ, các thương hiệu Nhật Bản đang trở thành mục tiêu mua lại của đối tác đến từ nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
Sự xuống dốc của giá cổ phiếu ở Nhật càng làm gia tăng sức hấp dẫn của các thương hiệu và công nghệ của nước này.
Theo hãng tin tài chính Bloomberg, từ năm 2005 tới nay, giá trị vốn hóa của thị trường chứng khoán Trung Quốc đã tăng khoảng 7 lần, đạt mức 3,9 nghìn tỷ USD, gần như xóa bỏ khoảng cách với thị trường chứng khoán Nhật. Cuộc bám đuổi này diễn ra trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc đua tranh với kinh tế Nhật để giành vị trí nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Giữa lúc giá trị vốn hóa của các công ty Trung Quốc tăng mạnh và các công ty này tích lũy được một lượng tiền mặt dồi dào, thì chỉ số Nikkei 225 của thị trường chứng khoán Nhật lại giảm mất khoảng 1/3 giá trị trong vòng 5 năm qua. Trong khoảng thời gian đó, niềm tin của các doanh nghiệp Nhật vào chính sách kinh tế của nước này cũng suy giảm thê thảm.
“Ngày càng có nhiều công ty Trung Quốc quan tâm tới việc mua công nghệ của Nhật. Tôi tin là xu hướng này sẽ còn gia tăng”, ông Marcus Stein, người đứng đầu bộ phận mua lại và sáp nhập (M&A) của ngân hàng Deutsche Bank tại Trung Quốc, nhận định.
Bloomberg cho biết, các công ty tại Trung Quốc và Hồng Kông đã công bố 44 vụ mua lại tại Nhật Bản, với tổng trị giá 437,7 triệu USD kể từ đầu năm tới nay, đánh dấu giá trị mua lại lớn nhất giữa hai bên trong vòng ít nhất 1 thập kỷ qua.
Ngân hàng có giá trị vốn hóa thị trường lớn thứ hai của Nhật Bản là Sumimoto Mitsui Financial Group đã bắt tay vào việc mở bộ phận tư vấn sáp nhập đặt tại Thượng Hải, với niềm tin các giao dịch M&A giữa doanh nghiệp Trung Quốc và Nhật Bản sẽ tăng mạnh trong thời gian tới.
Ông Kenji Orimo, nhà thiết kế tại hãng thời trang Toray Diplomode của Nhật, tin là sẽ có nhiều công ty Nhật, bao gồm cả công ty của ông, sẽ trở thành mục tiêu mua lại của các đối tác Trung Quốc. “Chẳng bao lâu nữa, có thể chúng tôi sẽ nói ‘nihao’ khi chào hỏi nhau trong công ty”, ông Orimo phát biểu, và cho biết ông đang bắt đầu học tiếng Trung. (‘Nihao’ là câu chào của người Trung Quốc).
Tháng 7 vừa qua, công ty sản xuất quần áo 108 năm tuổi Renown của Nhật đã bán lại cổ phần 42% cho đối thủ Shandong Ruyi Science & Technology Group của Trung Quốc với giá 4 tỷ Yên, tương đương 50 triệu USD. Trong khoảng thời gian 2 năm tính tới ngày 21/5 - một ngày trước khi thỏa thuận trên được công bố lần đầu - cổ phiếu của Renown đã mất giá khoảng 60%.
Hãng phim Higashiyama và chuỗi bán lẻ hàng điện tử tiêu dùng Laox là những doanh nghiệp Nhật khác cũng đã trở thành mục tiêu mua lại của các doanh nghiệp ở Trung Quốc đại lục và Hồng Kông trong năm nay.
Hãng bán lẻ hàng điện tử Suning Appliance có trụ sở ở Nam Ning, Trung Quốc, hôm 16/8 tuyên bố dự định chi 159 triệu Nhân dân tệ, tương đương 24 triệu USD, để tăng cổ phần trong Laox. Công ty CITIC Capital Holdings và các nhà đầu tư khác thì đã chung tay mua cổ phần đa số trong Higashiyama với giá 1,5 tỷ Yên vào tháng 6 vừa qua.
Giới phân tích dự báo, hoạt động mua lại của các doanh nghiệp Trung Quốc tại Nhật Bản sẽ tăng cả về số lượng lẫn giá trị các thương vụ trong năm 2011. Trong đó, các doanh nghiệp được mua lại nhiều nhất sẽ nằm trong các ngành thực phẩm và may mặc.
Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn chưa thể được xem là đích đến hàng đầu cho các công ty Trung Quốc có chiến lược mua lại. Dữ liệu của Bloomberg cho thấy, các doanh nghiệp Trung Quốc đại lục và Hồng Kông từ đầu năm tới nay đã chi 82,3 tỷ USD cho hoạt động M&A ở nước ngoài, tăng 37% so với năm 2009.
Mặc dù vậy, các chuyên gia cho rằng, đối với các doanh nghiệp Nhật, tâm lý phản đối hoạt động mua lại của người Trung Quốc giờ đã giảm đi nhiều, vì họ đang dần bị thuyết phục khi Trung Quốc nổi lên thành một cường quốc kinh tế.
Từ khi thực hiện cải cách tới nay, quy mô của nền kinh tế Trung Quốc đã tăng hơn 90 lần. Chính phủ Trung Quốc đã và đang khuyến khích các công ty quốc doanh đẩy mạnh hoạt động mua lại ở nước ngoài để đảm bảo các nhu cầu về nguyên vật liệu đầu vào, công nghệ và thương hiệu. Theo dữ liệu của Bloomberg, tính tới tháng 9 vừa qua, lượng tiền gửi của các doanh nghiệp Trung Quốc đã đạt mức kỷ lục 3,5 nghìn tỷ USD.
Trong khi đó, tăng trưởng GDP của Nhật đã trì trệ kể từ khi bong bóng kinh tế vỡ tung ở nước này vào cuối thập niên 1980. Chỉ số Nikkei 225 giờ đã giảm 75% so với mức đỉnh năm 1989, GDP danh nghĩa của Nhật cũng chẳng thay đổi là mấy so với mức đạt được vào năm 1992.
Sự xuống dốc của giá cổ phiếu ở Nhật càng làm gia tăng sức hấp dẫn của các thương hiệu và công nghệ của nước này.
Theo hãng tin tài chính Bloomberg, từ năm 2005 tới nay, giá trị vốn hóa của thị trường chứng khoán Trung Quốc đã tăng khoảng 7 lần, đạt mức 3,9 nghìn tỷ USD, gần như xóa bỏ khoảng cách với thị trường chứng khoán Nhật. Cuộc bám đuổi này diễn ra trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc đua tranh với kinh tế Nhật để giành vị trí nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Giữa lúc giá trị vốn hóa của các công ty Trung Quốc tăng mạnh và các công ty này tích lũy được một lượng tiền mặt dồi dào, thì chỉ số Nikkei 225 của thị trường chứng khoán Nhật lại giảm mất khoảng 1/3 giá trị trong vòng 5 năm qua. Trong khoảng thời gian đó, niềm tin của các doanh nghiệp Nhật vào chính sách kinh tế của nước này cũng suy giảm thê thảm.
“Ngày càng có nhiều công ty Trung Quốc quan tâm tới việc mua công nghệ của Nhật. Tôi tin là xu hướng này sẽ còn gia tăng”, ông Marcus Stein, người đứng đầu bộ phận mua lại và sáp nhập (M&A) của ngân hàng Deutsche Bank tại Trung Quốc, nhận định.
Bloomberg cho biết, các công ty tại Trung Quốc và Hồng Kông đã công bố 44 vụ mua lại tại Nhật Bản, với tổng trị giá 437,7 triệu USD kể từ đầu năm tới nay, đánh dấu giá trị mua lại lớn nhất giữa hai bên trong vòng ít nhất 1 thập kỷ qua.
Ngân hàng có giá trị vốn hóa thị trường lớn thứ hai của Nhật Bản là Sumimoto Mitsui Financial Group đã bắt tay vào việc mở bộ phận tư vấn sáp nhập đặt tại Thượng Hải, với niềm tin các giao dịch M&A giữa doanh nghiệp Trung Quốc và Nhật Bản sẽ tăng mạnh trong thời gian tới.
Ông Kenji Orimo, nhà thiết kế tại hãng thời trang Toray Diplomode của Nhật, tin là sẽ có nhiều công ty Nhật, bao gồm cả công ty của ông, sẽ trở thành mục tiêu mua lại của các đối tác Trung Quốc. “Chẳng bao lâu nữa, có thể chúng tôi sẽ nói ‘nihao’ khi chào hỏi nhau trong công ty”, ông Orimo phát biểu, và cho biết ông đang bắt đầu học tiếng Trung. (‘Nihao’ là câu chào của người Trung Quốc).
Tháng 7 vừa qua, công ty sản xuất quần áo 108 năm tuổi Renown của Nhật đã bán lại cổ phần 42% cho đối thủ Shandong Ruyi Science & Technology Group của Trung Quốc với giá 4 tỷ Yên, tương đương 50 triệu USD. Trong khoảng thời gian 2 năm tính tới ngày 21/5 - một ngày trước khi thỏa thuận trên được công bố lần đầu - cổ phiếu của Renown đã mất giá khoảng 60%.
Hãng phim Higashiyama và chuỗi bán lẻ hàng điện tử tiêu dùng Laox là những doanh nghiệp Nhật khác cũng đã trở thành mục tiêu mua lại của các doanh nghiệp ở Trung Quốc đại lục và Hồng Kông trong năm nay.
Hãng bán lẻ hàng điện tử Suning Appliance có trụ sở ở Nam Ning, Trung Quốc, hôm 16/8 tuyên bố dự định chi 159 triệu Nhân dân tệ, tương đương 24 triệu USD, để tăng cổ phần trong Laox. Công ty CITIC Capital Holdings và các nhà đầu tư khác thì đã chung tay mua cổ phần đa số trong Higashiyama với giá 1,5 tỷ Yên vào tháng 6 vừa qua.
Giới phân tích dự báo, hoạt động mua lại của các doanh nghiệp Trung Quốc tại Nhật Bản sẽ tăng cả về số lượng lẫn giá trị các thương vụ trong năm 2011. Trong đó, các doanh nghiệp được mua lại nhiều nhất sẽ nằm trong các ngành thực phẩm và may mặc.
Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn chưa thể được xem là đích đến hàng đầu cho các công ty Trung Quốc có chiến lược mua lại. Dữ liệu của Bloomberg cho thấy, các doanh nghiệp Trung Quốc đại lục và Hồng Kông từ đầu năm tới nay đã chi 82,3 tỷ USD cho hoạt động M&A ở nước ngoài, tăng 37% so với năm 2009.
Mặc dù vậy, các chuyên gia cho rằng, đối với các doanh nghiệp Nhật, tâm lý phản đối hoạt động mua lại của người Trung Quốc giờ đã giảm đi nhiều, vì họ đang dần bị thuyết phục khi Trung Quốc nổi lên thành một cường quốc kinh tế.
Từ khi thực hiện cải cách tới nay, quy mô của nền kinh tế Trung Quốc đã tăng hơn 90 lần. Chính phủ Trung Quốc đã và đang khuyến khích các công ty quốc doanh đẩy mạnh hoạt động mua lại ở nước ngoài để đảm bảo các nhu cầu về nguyên vật liệu đầu vào, công nghệ và thương hiệu. Theo dữ liệu của Bloomberg, tính tới tháng 9 vừa qua, lượng tiền gửi của các doanh nghiệp Trung Quốc đã đạt mức kỷ lục 3,5 nghìn tỷ USD.
Trong khi đó, tăng trưởng GDP của Nhật đã trì trệ kể từ khi bong bóng kinh tế vỡ tung ở nước này vào cuối thập niên 1980. Chỉ số Nikkei 225 giờ đã giảm 75% so với mức đỉnh năm 1989, GDP danh nghĩa của Nhật cũng chẳng thay đổi là mấy so với mức đạt được vào năm 1992.