Các mạng di động bị “kêu” hợp tác bất công
Cho rằng bị các mạng thông tin di động đối xử bất công, các nhà cung cấp dịch vụ nội dung đã “kêu” lên Bộ Thông tin Truyền thông
Cho rằng bị các mạng thông tin di động đối xử bất công dẫn đến những thua thiệt trong hợp tác kinh doanh, các nhà cung cấp dịch vụ nội dung (content provider) đã làm văn bản “kêu” lên Bộ Thông tin Truyền thông.
Theo các content provider (đại diện làm văn bản là Câu lạc bộ Doanh nghiệp Game và Nội dung số thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp Phần mềm Việt Nam), các nhà mạng mà đặc biệt là MobiFone và Viettel đã có những cách làm bất hợp lý trong quá trình hợp tác không đúng với tinh thần đôi bên cùng có lợi. Điều đó dẫn đến việc trong khi các nhà mạng hưởng lợi lớn thì thậm chí các content provider chỉ đạt doanh số… âm.
Bất hợp lý lớn nhất mà các content provider “kêu” lên Bộ Thông tin Truyền thông là chính sách chia sẻ khuyến mại đang được các nhà mạng áp dụng.
Các content provider cho rằng, chính sách chia sẻ khuyến mại thực tế hiện nay đang được Vinaphone, Mobifone và Viettel áp dụng đối với họ còn có nhiều điểm chưa phù hợp, bất hợp lý. Điển hình, theo công thức chia sẻ khuyến mại, chính sách khuyến mại do Mobifone áp dụng, khi triển khai thực tế các content provider phải đối mặt với việc phải chi trả cho khoản chi phí khuyến mại cao hơn phần doanh thu mà các content provider được hưởng.
Cụ thể, nếu xét theo tổng chia sẻ khuyến mại trong tháng, có content provider đã phải gánh 136% chi phí khuyến mại so với doanh thu content provider được hưởng. Như vậy doanh thu của content provider còn lại sau khi trừ đi chi phí chia sẻ khuyến mại là con số âm.
Còn nếu xét theo từng loại thuê bao thì cá biệt là đối với thuê bao trả trước hòa mạng mới, có content provider đã phải gánh hơn 340% chi phí khuyến mại so với doanh thu content provider được hưởng. Như vậy doanh thu của content provider còn lại sau khi trừ đi chi phí chia sẻ khuyến mại chỉ còn là con số âm rất lớn.
Bên cạnh đó, các văn bản thể hiện sự thay đổi chính sách mà các nhà mạng áp dụng đối với các content provider thường được thông báo hoặc gửi đến cho các content provider rất chậm, chậm hơn so với tháng phát sinh số liệu rất nhiều. Điều này đã ảnh hưởng đến doanh thu phân chia giữa hai bên, đẩy các content provider vào thế bị động và bất lợi.
Sự thua thiệt lớn thứ hai mà các content provider phải chịu là do tỷ lệ ăn chia doanh thu bất công mà các nhà mạng áp dụng đối với các content provider.
Theo các content provider, sự bất hợp lý là ở chỗ tỷ lệ phân chia doanh thu khác nhau theo giá trị của từng đầu số trong khi chi phí hoạt động bỏ ra cho mỗi đầu số là tương đương nhau mà các nhà mạng áp dụng.
“Cá biệt đối với Viettel, bắt đầu từ ngày 1/1/2009 Viettel thực hiện việc ngừng áp dụng cơ chế chia sẻ khuyến mại đồng thời thay đổi tỷ lệ ăn chia (chính sách phân chia doanh thu mới). Việc ngừng áp dụng cơ chế chia sẻ khuyến mại đối với các content provider có ý nghĩa rất quan trọng, như một động lực, tạo điều kiện thuận lợi cho sự tăng doanh thu của các content provider.
Nhưng chưa kịp phấn khởi thì các content provider đã phải đối mặt với vấn đề khó khăn nan giải là sự thay đổi tỷ lệ ăn chia, cụ thể là tỷ lệ % mà nhà khai thác mạng di động được hưởng tăng thêm 100% so với tỷ lệ trước đây.”, các content provider dẫn dụ.
Các content provider cho rằng, với kiểu phân chia tỷ lệ doanh thu như vậy sẽ khiến các content provider không còn là đối tác và đồng thời sẽ là khách hàng lớn của các nhà mạng nữa.
Ngoài việc “kêu” bị đối xử bất công trong chính sách khuyến mại và tỷ lệ phân chia doanh thu, các content provider cũng cho rằng thời gian thanh toán doanh thu phân chia cước dịch vụ, mức phí thu hộ cước và việc các nhà mạng giữ lại 5% doanh thu phân chia đã và đang khiến họ bị thiệt hại nghiêm trọng.
Theo đó, các content provider cho rằng cần được xem xét lại mức phí thu hộ cước là 2% trên tổng số cước mà các nhà mạng thanh tóan cho content provider. Bởi thực tế trong quá trình hợp tác các nhà mạng đã được hưởng lợi từ tỷ lệ phân chia doanh thu và trong khi các content provider cũng đã gánh phần chia sẻ khuyến mại.
Riêng trường hợp MobiFone, nhà mạng này chỉ áp dụng phân chia 95% tổng doanh thu cho họ và content provider để giữ lại 5% để bù đắp chi phí nợ đọng đối với các thuê bao trả sau là một sự bất hợp lý cần được xem xét lại.
Cuối cùng, một số content provider cũng “kêu” bị thất thoát cước do hệ thống chất lượng dịch vụ mà các nhà mạng cung cấp. “Điển hình là đối với Viettel, có content provider đã bị thất thoát cước gần 100% sản lượng/tháng.”, văn bản nêu rõ.
Về câu chuyện này, nhiều ý kiến cho rằng những xung đột về lợi ích trong quá trình hợp tác giữa các mạng thông tin di động và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung đã được dự báo trước, đặc biệt là khi các dịch vụ này bùng nổ trong thời gian qua.
Từ giữa năm 2008 đến nay, các dịch vụ nhắn tin tải nhạc, game, cài đặt GPRS, kết quả xổ số kiến thiết… đã phát triển rất mạnh mẽ. Đây được coi là một “miếng bánh ngon” nên đã dẫn đến tình trạng bùng phát nạn spam tin nhắn bói toán, tư vấn hôn nhân, bán sim số điện thoại hay thậm chí là lừa đảo trúng thưởng trong thời gian vừa qua.
Theo các content provider (đại diện làm văn bản là Câu lạc bộ Doanh nghiệp Game và Nội dung số thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp Phần mềm Việt Nam), các nhà mạng mà đặc biệt là MobiFone và Viettel đã có những cách làm bất hợp lý trong quá trình hợp tác không đúng với tinh thần đôi bên cùng có lợi. Điều đó dẫn đến việc trong khi các nhà mạng hưởng lợi lớn thì thậm chí các content provider chỉ đạt doanh số… âm.
Bất hợp lý lớn nhất mà các content provider “kêu” lên Bộ Thông tin Truyền thông là chính sách chia sẻ khuyến mại đang được các nhà mạng áp dụng.
Các content provider cho rằng, chính sách chia sẻ khuyến mại thực tế hiện nay đang được Vinaphone, Mobifone và Viettel áp dụng đối với họ còn có nhiều điểm chưa phù hợp, bất hợp lý. Điển hình, theo công thức chia sẻ khuyến mại, chính sách khuyến mại do Mobifone áp dụng, khi triển khai thực tế các content provider phải đối mặt với việc phải chi trả cho khoản chi phí khuyến mại cao hơn phần doanh thu mà các content provider được hưởng.
Cụ thể, nếu xét theo tổng chia sẻ khuyến mại trong tháng, có content provider đã phải gánh 136% chi phí khuyến mại so với doanh thu content provider được hưởng. Như vậy doanh thu của content provider còn lại sau khi trừ đi chi phí chia sẻ khuyến mại là con số âm.
Còn nếu xét theo từng loại thuê bao thì cá biệt là đối với thuê bao trả trước hòa mạng mới, có content provider đã phải gánh hơn 340% chi phí khuyến mại so với doanh thu content provider được hưởng. Như vậy doanh thu của content provider còn lại sau khi trừ đi chi phí chia sẻ khuyến mại chỉ còn là con số âm rất lớn.
Bên cạnh đó, các văn bản thể hiện sự thay đổi chính sách mà các nhà mạng áp dụng đối với các content provider thường được thông báo hoặc gửi đến cho các content provider rất chậm, chậm hơn so với tháng phát sinh số liệu rất nhiều. Điều này đã ảnh hưởng đến doanh thu phân chia giữa hai bên, đẩy các content provider vào thế bị động và bất lợi.
Sự thua thiệt lớn thứ hai mà các content provider phải chịu là do tỷ lệ ăn chia doanh thu bất công mà các nhà mạng áp dụng đối với các content provider.
Theo các content provider, sự bất hợp lý là ở chỗ tỷ lệ phân chia doanh thu khác nhau theo giá trị của từng đầu số trong khi chi phí hoạt động bỏ ra cho mỗi đầu số là tương đương nhau mà các nhà mạng áp dụng.
“Cá biệt đối với Viettel, bắt đầu từ ngày 1/1/2009 Viettel thực hiện việc ngừng áp dụng cơ chế chia sẻ khuyến mại đồng thời thay đổi tỷ lệ ăn chia (chính sách phân chia doanh thu mới). Việc ngừng áp dụng cơ chế chia sẻ khuyến mại đối với các content provider có ý nghĩa rất quan trọng, như một động lực, tạo điều kiện thuận lợi cho sự tăng doanh thu của các content provider.
Nhưng chưa kịp phấn khởi thì các content provider đã phải đối mặt với vấn đề khó khăn nan giải là sự thay đổi tỷ lệ ăn chia, cụ thể là tỷ lệ % mà nhà khai thác mạng di động được hưởng tăng thêm 100% so với tỷ lệ trước đây.”, các content provider dẫn dụ.
Các content provider cho rằng, với kiểu phân chia tỷ lệ doanh thu như vậy sẽ khiến các content provider không còn là đối tác và đồng thời sẽ là khách hàng lớn của các nhà mạng nữa.
Ngoài việc “kêu” bị đối xử bất công trong chính sách khuyến mại và tỷ lệ phân chia doanh thu, các content provider cũng cho rằng thời gian thanh toán doanh thu phân chia cước dịch vụ, mức phí thu hộ cước và việc các nhà mạng giữ lại 5% doanh thu phân chia đã và đang khiến họ bị thiệt hại nghiêm trọng.
Theo đó, các content provider cho rằng cần được xem xét lại mức phí thu hộ cước là 2% trên tổng số cước mà các nhà mạng thanh tóan cho content provider. Bởi thực tế trong quá trình hợp tác các nhà mạng đã được hưởng lợi từ tỷ lệ phân chia doanh thu và trong khi các content provider cũng đã gánh phần chia sẻ khuyến mại.
Riêng trường hợp MobiFone, nhà mạng này chỉ áp dụng phân chia 95% tổng doanh thu cho họ và content provider để giữ lại 5% để bù đắp chi phí nợ đọng đối với các thuê bao trả sau là một sự bất hợp lý cần được xem xét lại.
Cuối cùng, một số content provider cũng “kêu” bị thất thoát cước do hệ thống chất lượng dịch vụ mà các nhà mạng cung cấp. “Điển hình là đối với Viettel, có content provider đã bị thất thoát cước gần 100% sản lượng/tháng.”, văn bản nêu rõ.
Về câu chuyện này, nhiều ý kiến cho rằng những xung đột về lợi ích trong quá trình hợp tác giữa các mạng thông tin di động và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung đã được dự báo trước, đặc biệt là khi các dịch vụ này bùng nổ trong thời gian qua.
Từ giữa năm 2008 đến nay, các dịch vụ nhắn tin tải nhạc, game, cài đặt GPRS, kết quả xổ số kiến thiết… đã phát triển rất mạnh mẽ. Đây được coi là một “miếng bánh ngon” nên đã dẫn đến tình trạng bùng phát nạn spam tin nhắn bói toán, tư vấn hôn nhân, bán sim số điện thoại hay thậm chí là lừa đảo trúng thưởng trong thời gian vừa qua.