Các ngân hàng họp bàn lãi suất
Lãnh đạo 21 ngân hàng ngồi lại đánh giá áp lực đối với lãi suất năm nay
Chiều 4/4/2017, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và đại diện 21 ngân hàng thương mại cùng ngồi lại đánh giá tình hình lãi suất của quý 1 và xu hướng lãi suất năm 2017.
Tại cuộc họp, một trong những điểm nổi bật nhất của hoạt đồng ngân hàng quý 1 tiếp tục khẳng định ở dữ liệu cập nhật: tín dụng tăng trưởng mạnh ngay từ đầu năm.
Cụ thể, tốc độ tăng trưởng tín dụng theo cập nhật mới nhất của Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) đến ngày 30/3 đã tăng 4,06% so với đầu năm.
Thông tin từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, trao đổi tại cuộc họp, các ngân hàng đều đồng thuận với những đánh giá của Ngân hàng Nhà nước và cho rằng không có áp lực về vấn đề lãi suất.
Nhóm “Big 4” chiếm thị phần lớn gồm Vietcombank, VietinBank, BIDV và Agribank đều không điều chỉnh lãi suất kể từ cuối năm 2016 đến nay.
Ông Lê Đức Thọ, Tổng giám đốc Ngân hàng Công thương (VietinBank) cho biết tại cuộc họp: “Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay của VietinBank kể cả cho vay bằng USD hiện duy trì ổn định. Mức lãi suất huy động VND duy trì từ tháng 9/2016 đến nay không tăng. Thời gian tới VietinBank tiếp tục duy trì ổn định mặt bằng lãi suất”.
Ông Phạm Thanh Hà, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) cũng cho biết, Vietcombank hiện duy trì mức lãi suất cho vay thấp nhất 6,5%/năm đối với một số lĩnh vực, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn của ngân hàng hiện thấp hơn 30%.
“Chúng tôi không có áp lực huy động vốn cho trung và dài hạn thêm nữa”, đại diện lãnh đạo Vietcombank nói.
Một số ngân hàng thương mại cổ phần như Techcombank, MB, SHB, TPBank… thời gian qua không có điều chỉnh về lãi suất và cũng thống nhất cho rằng không có áp lực về vấn đề lãi suất, cũng như không có kế hoạch tăng hiện nay.
Trong khi đó, một số ngân hàng thương mại cổ phần có biến động nhẹ lãi suất hay phát hành chứng chỉ tiền gửi trong thời gian qua như VPBank, HDBank, VIB hay Sacombank… cùng chung lý giải rằng, việc tăng lãi suất ở một số kỳ hạn là hoạt động bình thường của các ngân hàng nhằm phục vụ mục tiêu hoạt động, điều hành chứ không có áp lực về thanh khoản hay vấn đề lãi suất.
Ông Phạm Quốc Thanh, Phó tổng giám đốc HDBank giải thích, trong quý 1/2017, HDBank có đợt điều chỉnh nhẹ lãi suất huy động kỳ hạn 6 - 11 tháng, khoảng 0,2-0,3% so với cuối năm 2016. Đây là điều chỉnh chung so với mặt bằng lãi suất trên thị trường để bảo vệ thị phần của mình chứ không bị áp lực về thanh khoản.
Còn theo ông Ân Thanh Sơn, Phó tổng giám đốc VIB, trong thời gian vừa qua VIB có một lần điều chỉnh lãi suất với kỳ hạn dài từ 12 tháng với mức điều chỉnh 0,3%/năm. Lý do điều chỉnh là vì từ trước đến nay VIB luôn ở trong nhóm lãi suất thấp nhất trên thị trường, hơn nữa trong chiến lược phát triển của ngân hàng bán lẻ cũng như tuân thủ điều lệ nguồn vốn, huy động vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn chuẩn bị cho năm 2018 giảm xuống 40%.
“Mặt khác, do các điều kiện khách quan trong bối cảnh thị trường tài chính quốc tế có nhiều biến động, truyền thông đưa tin về việc tăng lãi suất huy động vốn cũng như là lãi suất tiền gửi và siêu lãi suất…, tôi cho đó là vấn đề tâm lý mà thôi chứ còn về bản chất chúng tôi cũng phân tích và nhận định thị trường thì động thái tăng lãi suất chỉ là những điều chỉnh trong hoạt động bình thường của ngân hàng”, ông Sơn nói.
Tại cuộc họp, bà Nguyễn Thị Hồng, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhắc lại: “Ngay từ hội nghị toàn ngành, Thống đốc đã nêu quan điểm điều hành, các chỉ thị trong đầu năm đưa ra cũng nhất quán mục tiêu rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành theo mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, có thực hiện giải pháp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, nhưng đảm bảo không chủ quan với lạm phát và khẳng định đấy là mục tiêu xuyên suốt.
Về lãi suất, trong định hướng điều hành từ đầu năm, Thống đốc cũng đưa ra mục tiêu là làm sao ổn định được mặt bằng lãi suất, phấn đấu nếu có điều kiện thì giảm mặt bằng lãi suất cho vay.Tôi xin khẳng định, Thống đốc vẫn chủ trương điều hành như vậy”.
Cũng theo bà Hồng, Ngân hàng Nhà nước vẫn tiếp tục mục tiêu điều hành giữ ổn định lãi suất và có đủ cơ sở để điều hành theo hướng này.
Trong điều hành cung ứng tiền để điều tiết thanh khoản, Ngân hàng Nhà nước sẽ theo dõi sát và khi hệ thống có khó khăn về vấn đề thanh khoản thì hỗ trợ kịp thời, linh hoạt qua các kênh nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn...
Đại diện Ngân hàng Nhà nước cũng đặt vấn đề, mục tiêu ổn định lãi suất gắn khá nhiều với tiến độ và lộ trình xử lý nợ xấu và tái cơ cấu. Ngân hàng Nhà nước đang thực hiện đánh giá tổng kết tái cơ cấu và xử lý nợ xấu, đã trình Chính phủ cho chủ trương xây dựng dự thảo Luật hỗ trợ tái cơ cấu và xử lý nợ xấu, hiện đang trong quá trình xin ý kiến để đưa ra Quốc hội vào tháng 5/2017 tới.
Tại cuộc họp, một trong những điểm nổi bật nhất của hoạt đồng ngân hàng quý 1 tiếp tục khẳng định ở dữ liệu cập nhật: tín dụng tăng trưởng mạnh ngay từ đầu năm.
Cụ thể, tốc độ tăng trưởng tín dụng theo cập nhật mới nhất của Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) đến ngày 30/3 đã tăng 4,06% so với đầu năm.
Thông tin từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, trao đổi tại cuộc họp, các ngân hàng đều đồng thuận với những đánh giá của Ngân hàng Nhà nước và cho rằng không có áp lực về vấn đề lãi suất.
Nhóm “Big 4” chiếm thị phần lớn gồm Vietcombank, VietinBank, BIDV và Agribank đều không điều chỉnh lãi suất kể từ cuối năm 2016 đến nay.
Ông Lê Đức Thọ, Tổng giám đốc Ngân hàng Công thương (VietinBank) cho biết tại cuộc họp: “Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay của VietinBank kể cả cho vay bằng USD hiện duy trì ổn định. Mức lãi suất huy động VND duy trì từ tháng 9/2016 đến nay không tăng. Thời gian tới VietinBank tiếp tục duy trì ổn định mặt bằng lãi suất”.
Ông Phạm Thanh Hà, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) cũng cho biết, Vietcombank hiện duy trì mức lãi suất cho vay thấp nhất 6,5%/năm đối với một số lĩnh vực, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn của ngân hàng hiện thấp hơn 30%.
“Chúng tôi không có áp lực huy động vốn cho trung và dài hạn thêm nữa”, đại diện lãnh đạo Vietcombank nói.
Một số ngân hàng thương mại cổ phần như Techcombank, MB, SHB, TPBank… thời gian qua không có điều chỉnh về lãi suất và cũng thống nhất cho rằng không có áp lực về vấn đề lãi suất, cũng như không có kế hoạch tăng hiện nay.
Trong khi đó, một số ngân hàng thương mại cổ phần có biến động nhẹ lãi suất hay phát hành chứng chỉ tiền gửi trong thời gian qua như VPBank, HDBank, VIB hay Sacombank… cùng chung lý giải rằng, việc tăng lãi suất ở một số kỳ hạn là hoạt động bình thường của các ngân hàng nhằm phục vụ mục tiêu hoạt động, điều hành chứ không có áp lực về thanh khoản hay vấn đề lãi suất.
Ông Phạm Quốc Thanh, Phó tổng giám đốc HDBank giải thích, trong quý 1/2017, HDBank có đợt điều chỉnh nhẹ lãi suất huy động kỳ hạn 6 - 11 tháng, khoảng 0,2-0,3% so với cuối năm 2016. Đây là điều chỉnh chung so với mặt bằng lãi suất trên thị trường để bảo vệ thị phần của mình chứ không bị áp lực về thanh khoản.
Còn theo ông Ân Thanh Sơn, Phó tổng giám đốc VIB, trong thời gian vừa qua VIB có một lần điều chỉnh lãi suất với kỳ hạn dài từ 12 tháng với mức điều chỉnh 0,3%/năm. Lý do điều chỉnh là vì từ trước đến nay VIB luôn ở trong nhóm lãi suất thấp nhất trên thị trường, hơn nữa trong chiến lược phát triển của ngân hàng bán lẻ cũng như tuân thủ điều lệ nguồn vốn, huy động vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn chuẩn bị cho năm 2018 giảm xuống 40%.
“Mặt khác, do các điều kiện khách quan trong bối cảnh thị trường tài chính quốc tế có nhiều biến động, truyền thông đưa tin về việc tăng lãi suất huy động vốn cũng như là lãi suất tiền gửi và siêu lãi suất…, tôi cho đó là vấn đề tâm lý mà thôi chứ còn về bản chất chúng tôi cũng phân tích và nhận định thị trường thì động thái tăng lãi suất chỉ là những điều chỉnh trong hoạt động bình thường của ngân hàng”, ông Sơn nói.
Tại cuộc họp, bà Nguyễn Thị Hồng, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhắc lại: “Ngay từ hội nghị toàn ngành, Thống đốc đã nêu quan điểm điều hành, các chỉ thị trong đầu năm đưa ra cũng nhất quán mục tiêu rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành theo mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, có thực hiện giải pháp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, nhưng đảm bảo không chủ quan với lạm phát và khẳng định đấy là mục tiêu xuyên suốt.
Về lãi suất, trong định hướng điều hành từ đầu năm, Thống đốc cũng đưa ra mục tiêu là làm sao ổn định được mặt bằng lãi suất, phấn đấu nếu có điều kiện thì giảm mặt bằng lãi suất cho vay.Tôi xin khẳng định, Thống đốc vẫn chủ trương điều hành như vậy”.
Cũng theo bà Hồng, Ngân hàng Nhà nước vẫn tiếp tục mục tiêu điều hành giữ ổn định lãi suất và có đủ cơ sở để điều hành theo hướng này.
Trong điều hành cung ứng tiền để điều tiết thanh khoản, Ngân hàng Nhà nước sẽ theo dõi sát và khi hệ thống có khó khăn về vấn đề thanh khoản thì hỗ trợ kịp thời, linh hoạt qua các kênh nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn...
Đại diện Ngân hàng Nhà nước cũng đặt vấn đề, mục tiêu ổn định lãi suất gắn khá nhiều với tiến độ và lộ trình xử lý nợ xấu và tái cơ cấu. Ngân hàng Nhà nước đang thực hiện đánh giá tổng kết tái cơ cấu và xử lý nợ xấu, đã trình Chính phủ cho chủ trương xây dựng dự thảo Luật hỗ trợ tái cơ cấu và xử lý nợ xấu, hiện đang trong quá trình xin ý kiến để đưa ra Quốc hội vào tháng 5/2017 tới.