Cải thiện môi trường làm việc: Muộn còn hơn không
Doanh nghiệp dệt may và da giày với hoạt động cải thiện môi trường sản xuất để nâng cao năng lực cạnh tranh
Ngày 25/6, dự án Cải tiến doanh nghiệp (FIP) được triển khai áp dụng cho các doanh nghiệp trong ngành dệt may và da giày đã tổng kết giai đoạn 2 tại Tp.HCM.
Dự án này do VCCI chi nhánh Tp.HCM phối hợp với Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) với sự tài trợ của cơ quan Hợp tác phát triển kinh tế Thụy Sỹ tổ chức. Chương trình được triển khai từ năm 2006 nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong ngành dệt may và da giày tại khu vực phía Nam nâng cao khả năng cạnh tranh thông qua việc cải tiến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, cải thiện môi trường làm việc và xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa tại doanh nghiệp.
Lâu nay, hầu hết doanh nghiệp chỉ quan tâm tới yếu tố kinh doanh, chưa coi trọng đến các vấn đề tại nơi làm việc. Tuy nhiên theo ý kiến của các chuyên gia trong dự án FIP, môi trường làm việc sẽ tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Nếu quản lý tốt, sắp xếp điều kiện sản xuất hợp lí sẽ giúp tiết giảm chi phí sản xuất nhờ tiết kiệm được nguyên liệu, thời gian và khuyến khích người lao động làm việc.
Đòi hỏi của chương trình là phải áp dụng vào thực tế để nhận thấy kết quả thực sự từ việc cải thiện tình hình. Trong dự án FIP, các chuyên gia của dự án giúp các doanh nghiệp xác định các điểm yếu cần được cải thiện, tiếp cận trực tiếp các doanh nghiệp tiến hành các khóa đào tạo, tư vấn và kết hợp với việc áp dụng thay đổi thực tế tại xưởng lao động. Các vấn đề được tập trung cải thiện là mối quan hệ hợp tác tại nơi làm việc, quản trị nguồn nhân lực, an tòan vệ sinh lao động, chất lượng, năng suất lao động và sản xuất sạch hơn.
Ông Võ Tấn Thành, Giám đốc VCCI chi nhánh Tp.HCM cho biết, chương trình FIP giai đoạn II tiến hành tại 8 doanh nghiệp may mặc tại Tp.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Tây Ninh. Chương trình cải tiến giai đoạn 2 được bắt đầu từ tháng 10/2008 và sau 9 tháng thực hiện, các doanh nghiệp tham gia đánh giá đã đạt được nhiều kết quả tốt hơn trước về điều kiện môi trường làm việc cải thiện hơn, năng suất lao động nâng cao hơn, tỉ lệ lỗi trên sản phẩm giảm thiểu nhờ khâu kiểm sóat được thực hiện tốt ở từng khâu sản xuất.
Tại buổi tổng kết, các công ty tham gia chương trình cải tiến FIP đều công nhận áp dụng sự đổi mới theo chương trình đã cải thiện điều kiện làm việc . Tình trạng tai nạn lao động đã giảm so với trước đó, năng suất của người lao động cao hơn. Đại diện Công ty may Đồng Tiến cho biết, công ty đã kiểm soát được tình hình chất lượng sản phẩm, tỉ lệ sai sót đối với sản phẩm áo Jacket giảm xuống còn dưới 10%, và 15% đối với sản phẩm quần. Áp dụng công nghệ Lean vào sản xuất đã nâng cao năng suất tăng hơn 20,8%/ngày so với trước khi áp dụng.
Ông Diệp Thành Kiệt, Phó chủ tịch Hội Dệt may thêu đan Tp.HCM cho biết, vấn đề đổi mới để nâng cao năng lực cạnh tranh trong ngành dệt may và da giày rất quan trọng. Sự phát triển của 2 ngành sản xuất này tác động mạnh mẽ đến đời sống của nhiều người. Hiện nay, dệt may và da giày đang tạo việc làm cho hơn 3 triệu lao động.
Chương trình cải tiến FIP đã đáp ứng được mục tiêu tìm kiếm của các doanh nghiệp trong ngành. Hiện nay, ngành dệt may và da giày đang đối mặt với sự cạnh tranh khá gay gắt. Nếu trước kia, Việt Nam luôn tự hào về nguồn lao động rẻ là một lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ thì ngày nay tình hình đã thay đổi...
Dự án FIP sẽ dừng lại sau chương trình tổng kết này. Cũng theo đề xuất của ông Kiệt, sau thời gian dự án thực hiện FIP, VCCI tiếp tục đóng vai trò là người điều phối vận dụng những kinh nghiệm có được sau một quá trình làm việc cùng các chuyên gia nước ngoài của dự án, các hiệp hội sẽ thực hiện tiếp các hoạt động cải tiến môi trường lao động ở doanh nghiệp.
Tại thời điểm hiện nay, mức lương 2 triệu đồng tháng/người thì người lao động không thể sống tốt trong điều kiện giá cả như ở Tp.HCM. Vì vậy, doanh nghiệp cải tiến quy trình sản xuất, cải thiện môi trường lao động là yếu tố then chốt giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may và da giày với các nước trong khu vực.
Sự phát triển của nền kinh tế đã kéo theo nhiều biến động về nguồn lao động. Trong thời gian qua, các doanh nghệp, đặc biệt là doanh nghiệp dệt may và da giày đã có những lúc đứng trước tình trạng thiếu nguồn nhân lực sản xuất trầm trọng. Do không chủ động được nguồn lao động nên hoạt động sản xuất của doanh nghiệp bị tác động mạnh.
Bởi vậy, trong tình hình hiện tại, doanh nghiệp nào biết chăm sóc người lao động sẽ sở hữu được nguồn nhân lực có tay nghề gắn bó, nhờ đó đảm bảo được tính bền vững trong sản xuất, nâng cao tính cạnh tranh trong ngành. Doanh nghiệp phải phát triển bền vững thì mới có thể có sức cạnh tranh tốt. Do vậy, theo ông Kiệt, đối với các doanh nghiệp dệt may và da giày thì đây là thời điểm bắt đầu cho hoạt động cải thiện môi trường sản xuất của các doanh nghiệp trong ngành...
Dự án này do VCCI chi nhánh Tp.HCM phối hợp với Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) với sự tài trợ của cơ quan Hợp tác phát triển kinh tế Thụy Sỹ tổ chức. Chương trình được triển khai từ năm 2006 nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong ngành dệt may và da giày tại khu vực phía Nam nâng cao khả năng cạnh tranh thông qua việc cải tiến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, cải thiện môi trường làm việc và xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa tại doanh nghiệp.
Lâu nay, hầu hết doanh nghiệp chỉ quan tâm tới yếu tố kinh doanh, chưa coi trọng đến các vấn đề tại nơi làm việc. Tuy nhiên theo ý kiến của các chuyên gia trong dự án FIP, môi trường làm việc sẽ tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Nếu quản lý tốt, sắp xếp điều kiện sản xuất hợp lí sẽ giúp tiết giảm chi phí sản xuất nhờ tiết kiệm được nguyên liệu, thời gian và khuyến khích người lao động làm việc.
Đòi hỏi của chương trình là phải áp dụng vào thực tế để nhận thấy kết quả thực sự từ việc cải thiện tình hình. Trong dự án FIP, các chuyên gia của dự án giúp các doanh nghiệp xác định các điểm yếu cần được cải thiện, tiếp cận trực tiếp các doanh nghiệp tiến hành các khóa đào tạo, tư vấn và kết hợp với việc áp dụng thay đổi thực tế tại xưởng lao động. Các vấn đề được tập trung cải thiện là mối quan hệ hợp tác tại nơi làm việc, quản trị nguồn nhân lực, an tòan vệ sinh lao động, chất lượng, năng suất lao động và sản xuất sạch hơn.
Ông Võ Tấn Thành, Giám đốc VCCI chi nhánh Tp.HCM cho biết, chương trình FIP giai đoạn II tiến hành tại 8 doanh nghiệp may mặc tại Tp.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Tây Ninh. Chương trình cải tiến giai đoạn 2 được bắt đầu từ tháng 10/2008 và sau 9 tháng thực hiện, các doanh nghiệp tham gia đánh giá đã đạt được nhiều kết quả tốt hơn trước về điều kiện môi trường làm việc cải thiện hơn, năng suất lao động nâng cao hơn, tỉ lệ lỗi trên sản phẩm giảm thiểu nhờ khâu kiểm sóat được thực hiện tốt ở từng khâu sản xuất.
Tại buổi tổng kết, các công ty tham gia chương trình cải tiến FIP đều công nhận áp dụng sự đổi mới theo chương trình đã cải thiện điều kiện làm việc . Tình trạng tai nạn lao động đã giảm so với trước đó, năng suất của người lao động cao hơn. Đại diện Công ty may Đồng Tiến cho biết, công ty đã kiểm soát được tình hình chất lượng sản phẩm, tỉ lệ sai sót đối với sản phẩm áo Jacket giảm xuống còn dưới 10%, và 15% đối với sản phẩm quần. Áp dụng công nghệ Lean vào sản xuất đã nâng cao năng suất tăng hơn 20,8%/ngày so với trước khi áp dụng.
Ông Diệp Thành Kiệt, Phó chủ tịch Hội Dệt may thêu đan Tp.HCM cho biết, vấn đề đổi mới để nâng cao năng lực cạnh tranh trong ngành dệt may và da giày rất quan trọng. Sự phát triển của 2 ngành sản xuất này tác động mạnh mẽ đến đời sống của nhiều người. Hiện nay, dệt may và da giày đang tạo việc làm cho hơn 3 triệu lao động.
Chương trình cải tiến FIP đã đáp ứng được mục tiêu tìm kiếm của các doanh nghiệp trong ngành. Hiện nay, ngành dệt may và da giày đang đối mặt với sự cạnh tranh khá gay gắt. Nếu trước kia, Việt Nam luôn tự hào về nguồn lao động rẻ là một lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ thì ngày nay tình hình đã thay đổi...
Dự án FIP sẽ dừng lại sau chương trình tổng kết này. Cũng theo đề xuất của ông Kiệt, sau thời gian dự án thực hiện FIP, VCCI tiếp tục đóng vai trò là người điều phối vận dụng những kinh nghiệm có được sau một quá trình làm việc cùng các chuyên gia nước ngoài của dự án, các hiệp hội sẽ thực hiện tiếp các hoạt động cải tiến môi trường lao động ở doanh nghiệp.
Tại thời điểm hiện nay, mức lương 2 triệu đồng tháng/người thì người lao động không thể sống tốt trong điều kiện giá cả như ở Tp.HCM. Vì vậy, doanh nghiệp cải tiến quy trình sản xuất, cải thiện môi trường lao động là yếu tố then chốt giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may và da giày với các nước trong khu vực.
Sự phát triển của nền kinh tế đã kéo theo nhiều biến động về nguồn lao động. Trong thời gian qua, các doanh nghệp, đặc biệt là doanh nghiệp dệt may và da giày đã có những lúc đứng trước tình trạng thiếu nguồn nhân lực sản xuất trầm trọng. Do không chủ động được nguồn lao động nên hoạt động sản xuất của doanh nghiệp bị tác động mạnh.
Bởi vậy, trong tình hình hiện tại, doanh nghiệp nào biết chăm sóc người lao động sẽ sở hữu được nguồn nhân lực có tay nghề gắn bó, nhờ đó đảm bảo được tính bền vững trong sản xuất, nâng cao tính cạnh tranh trong ngành. Doanh nghiệp phải phát triển bền vững thì mới có thể có sức cạnh tranh tốt. Do vậy, theo ông Kiệt, đối với các doanh nghiệp dệt may và da giày thì đây là thời điểm bắt đầu cho hoạt động cải thiện môi trường sản xuất của các doanh nghiệp trong ngành...