“Cần chuẩn bị tốt trước khi IPO”
Hỏi chuyện ông Ian Lydall, Tổng giám đốc Công ty Kiểm toán PricewaterhouseCoopers Việt Nam
Hỏi chuyện ông Ian Lydall, Tổng giám đốc Công ty Kiểm toán PricewaterhouseCoopers Việt Nam.
Ông nhận định thế nào về việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của các doanh nghiệp Việt Nam ở thời điểm hiện tại?
Hiện nay thị trường vốn ở Việt Nam mới đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển. Trong khi một số công ty đang chuẩn bị IPO với qui mô lớn, thì tổng số các công ty giao dịch đại chúng vẫn còn nhỏ khi so sánh với qui mô quốc tế.
Do đó, khi thị trường có nguồn cung mới và thêm các công ty được niêm yết ở Việt Nam, điều đó sẽ thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. Chúng tôi nhận thấy nhu cầu từ phía nhà đầu tư trong nước và quốc tế tăng lên nhanh chóng trong vòng 2 năm qua, bao gồm các nhà đầu tư tư nhân và các nhà đầu tư tổ chức.
Hầu hết các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam là các công ty thuộc sở hữu nhà nước. Và trước mắt xu hướng này vẫn tiếp tục khi Chính phủ công bố kế hoạch cổ phần hóa từ năm 2007 - 2010, trong đó nhiều công ty nhà nước sẽ được niêm yết. Cùng với các công ty nhà nước, một số lượng lớn các công ty tư nhân đang chuẩn bị niêm yết để tăng cường khả năng vốn.
Thông thường thời gian doanh nghiệp chuẩn bị niêm yết ngắn, điều này có thể hiểu là doanh nghiệp chỉ tập trung vào những yêu cầu cần thiết khi niêm yết mà không quan tâm đến các vấn đề khác khi niêm yết.
Khi niêm yết, hoạt động của công ty sẽ bị quan sát bởi các nhà phân tích và các nhà đầu tư và sự mong đợi vào ban điều hành công ty cũng như là các định hướng, chiến lược, quản trị doanh nghiệp, tài chính... ở mức độ cao hơn. IPO chỉ là sự khởi đầu của doanh nghiệp niêm yết.
Gần đây IPO một số doanh nghiệp lớn của Việt Nam bị hoãn. Theo ông, lý do là vì sao?
Cũng giống như các thị trường khác trên thế giới, có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới giá của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán và thời gian của việc niêm yết. Các nhà đầu tư trong nước, các công ty cổ phần hóa hoặc chưa cổ phần hóa, người nước ngoài đã tham gia thị trường hoặc chuẩn bị tham gia thị trường và các đối thủ của họ thường quan tâm rất sát quá trình này.
Một quyết định đúng thời điểm của một cổ phiếu mới niêm yết thường gặp phải khó khăn khi đánh giá, tuy nhiên một trong những yếu tố quan trọng là đánh giá thị trường. Nhiều cuộc IPO của các thị trường nước ngoài đã bị hoãn do sự đi xuống của thị trường.
Ở Việt Nam cũng tương tự như vậy, khi một số IPO dự kiến năm 2007 bị hoãn do sự đảo ngược của thị trường hiện tại chỉ bằng 75% của tháng 3 cùng năm. Ví dụ gần đây nhất là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) dự định IPO tháng 12/2007 nhưng cuối cùng lại hoãn đến quý 2/2008.
Chúng tôi đã chứng kiến một số cuộc IPO bị hoãn mà liên quan tới việc bán cổ phiếu cho các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Ví dụ như những cuộc thương lượng với các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài có thể làm giá quá cao khi thị trường đang đi xuống trong khi các cuộc thương lượng vẫn đang tiếp diễn.
Ông đánh giá mức độ quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài đối với IPO của các doanh nghiệp Việt Nam như thế nào?
Nhà đầu tư nước ngoài nhận thức rất rõ về tiềm năng phát triển của Việt Nam và thị trường chứng khoán Việt Nam trong một vài năm gần đây. Dự báo có khoảng 6 tỷ đô la Mỹ của các quĩ quan tâm đầu tư vào Việt Nam, do đó có thể hiểu rằng mục tiêu của các nhà đầu tư nước ngoài là đang nhắm tới các cơ hội đầu tư mới và sẽ là những cổ đông nếu giá, tăng trưởng và các chỉ tiêu quan trọng khác phù hợp với tiêu chuẩn của họ. Điều này đặc biệt đúng đối với các cổ phiếu “blue chip”.
Còn điều gì khác khiến ông cho rằng đáng quan tâm với các công ty niêm yết/chuẩn bị niêm yết ở Việt Nam?
Tôi cho rằng việc niêm yết của các công ty Việt Nam trên thị trường quốc tế đang trở nên là một đề tài nóng hổi. Các trung tâm tài chính trên khắp thế giới đang cạnh tranh với nhau để thu hút các công ty niêm yết.
Ở châu Á, thị trường chứng khoán ở Hồng Kông và Singapore đặc biệt thu hút các công ty nước ngoài mặc dù thị trường chứng khoán Seoul và Kuala Lumpur hiện nay cũng đang quan tâm đến các công ty Việt Nam.
Chúng tôi tin rằng đây là một sự phát triển đáng hoan nghênh và trong khi một số công ty Việt Nam tiên phong sẽ phải chuẩn bị rất nhiều để niêm yết ở thị trường nước ngoài thì những lợi ích của việc niêm yết trên thị trường nước ngoài chắc chắn sẽ thu hút một số lượng lớn các công ty Việt Nam.
Vậy, ông có lời khuyên nào cho các công ty Việt Nam chuẩn bị niêm yết trên thị trường nước ngoài?
Các công ty chuẩn bị niêm yết trên thị trường nước ngòai cần phải nhận thức rõ là các tiêu chuẩn cho việc niêm yết ở thị trường nước ngoài khắt khe hơn so với thị trường trong nước.
Những qui định chặt chẽ đó bao gồm quản trị doanh nghiệp, báo cáo tài chính (thông thường yêu cầu báo cáo tài chính được kiểm toán trong 3 năm gần nhất theo tiêu chuẩn báo cáo tài chính quốc tế).
Hầu hết các công ty Việt Nam không chuẩn bị báo cáo cáo tài chính theo tiêu chuẩn quốc tế do đó họ phải mất nhiều thời gian để đáp ứng đủ yêu cầu. Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp, quá trình này thường kéo dài một vài năm.
Ông nhận định thế nào về việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của các doanh nghiệp Việt Nam ở thời điểm hiện tại?
Hiện nay thị trường vốn ở Việt Nam mới đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển. Trong khi một số công ty đang chuẩn bị IPO với qui mô lớn, thì tổng số các công ty giao dịch đại chúng vẫn còn nhỏ khi so sánh với qui mô quốc tế.
Do đó, khi thị trường có nguồn cung mới và thêm các công ty được niêm yết ở Việt Nam, điều đó sẽ thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. Chúng tôi nhận thấy nhu cầu từ phía nhà đầu tư trong nước và quốc tế tăng lên nhanh chóng trong vòng 2 năm qua, bao gồm các nhà đầu tư tư nhân và các nhà đầu tư tổ chức.
Hầu hết các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam là các công ty thuộc sở hữu nhà nước. Và trước mắt xu hướng này vẫn tiếp tục khi Chính phủ công bố kế hoạch cổ phần hóa từ năm 2007 - 2010, trong đó nhiều công ty nhà nước sẽ được niêm yết. Cùng với các công ty nhà nước, một số lượng lớn các công ty tư nhân đang chuẩn bị niêm yết để tăng cường khả năng vốn.
Thông thường thời gian doanh nghiệp chuẩn bị niêm yết ngắn, điều này có thể hiểu là doanh nghiệp chỉ tập trung vào những yêu cầu cần thiết khi niêm yết mà không quan tâm đến các vấn đề khác khi niêm yết.
Khi niêm yết, hoạt động của công ty sẽ bị quan sát bởi các nhà phân tích và các nhà đầu tư và sự mong đợi vào ban điều hành công ty cũng như là các định hướng, chiến lược, quản trị doanh nghiệp, tài chính... ở mức độ cao hơn. IPO chỉ là sự khởi đầu của doanh nghiệp niêm yết.
Gần đây IPO một số doanh nghiệp lớn của Việt Nam bị hoãn. Theo ông, lý do là vì sao?
Cũng giống như các thị trường khác trên thế giới, có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới giá của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán và thời gian của việc niêm yết. Các nhà đầu tư trong nước, các công ty cổ phần hóa hoặc chưa cổ phần hóa, người nước ngoài đã tham gia thị trường hoặc chuẩn bị tham gia thị trường và các đối thủ của họ thường quan tâm rất sát quá trình này.
Một quyết định đúng thời điểm của một cổ phiếu mới niêm yết thường gặp phải khó khăn khi đánh giá, tuy nhiên một trong những yếu tố quan trọng là đánh giá thị trường. Nhiều cuộc IPO của các thị trường nước ngoài đã bị hoãn do sự đi xuống của thị trường.
Ở Việt Nam cũng tương tự như vậy, khi một số IPO dự kiến năm 2007 bị hoãn do sự đảo ngược của thị trường hiện tại chỉ bằng 75% của tháng 3 cùng năm. Ví dụ gần đây nhất là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) dự định IPO tháng 12/2007 nhưng cuối cùng lại hoãn đến quý 2/2008.
Chúng tôi đã chứng kiến một số cuộc IPO bị hoãn mà liên quan tới việc bán cổ phiếu cho các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Ví dụ như những cuộc thương lượng với các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài có thể làm giá quá cao khi thị trường đang đi xuống trong khi các cuộc thương lượng vẫn đang tiếp diễn.
Ông đánh giá mức độ quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài đối với IPO của các doanh nghiệp Việt Nam như thế nào?
Nhà đầu tư nước ngoài nhận thức rất rõ về tiềm năng phát triển của Việt Nam và thị trường chứng khoán Việt Nam trong một vài năm gần đây. Dự báo có khoảng 6 tỷ đô la Mỹ của các quĩ quan tâm đầu tư vào Việt Nam, do đó có thể hiểu rằng mục tiêu của các nhà đầu tư nước ngoài là đang nhắm tới các cơ hội đầu tư mới và sẽ là những cổ đông nếu giá, tăng trưởng và các chỉ tiêu quan trọng khác phù hợp với tiêu chuẩn của họ. Điều này đặc biệt đúng đối với các cổ phiếu “blue chip”.
Còn điều gì khác khiến ông cho rằng đáng quan tâm với các công ty niêm yết/chuẩn bị niêm yết ở Việt Nam?
Tôi cho rằng việc niêm yết của các công ty Việt Nam trên thị trường quốc tế đang trở nên là một đề tài nóng hổi. Các trung tâm tài chính trên khắp thế giới đang cạnh tranh với nhau để thu hút các công ty niêm yết.
Ở châu Á, thị trường chứng khoán ở Hồng Kông và Singapore đặc biệt thu hút các công ty nước ngoài mặc dù thị trường chứng khoán Seoul và Kuala Lumpur hiện nay cũng đang quan tâm đến các công ty Việt Nam.
Chúng tôi tin rằng đây là một sự phát triển đáng hoan nghênh và trong khi một số công ty Việt Nam tiên phong sẽ phải chuẩn bị rất nhiều để niêm yết ở thị trường nước ngoài thì những lợi ích của việc niêm yết trên thị trường nước ngoài chắc chắn sẽ thu hút một số lượng lớn các công ty Việt Nam.
Vậy, ông có lời khuyên nào cho các công ty Việt Nam chuẩn bị niêm yết trên thị trường nước ngoài?
Các công ty chuẩn bị niêm yết trên thị trường nước ngòai cần phải nhận thức rõ là các tiêu chuẩn cho việc niêm yết ở thị trường nước ngoài khắt khe hơn so với thị trường trong nước.
Những qui định chặt chẽ đó bao gồm quản trị doanh nghiệp, báo cáo tài chính (thông thường yêu cầu báo cáo tài chính được kiểm toán trong 3 năm gần nhất theo tiêu chuẩn báo cáo tài chính quốc tế).
Hầu hết các công ty Việt Nam không chuẩn bị báo cáo cáo tài chính theo tiêu chuẩn quốc tế do đó họ phải mất nhiều thời gian để đáp ứng đủ yêu cầu. Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp, quá trình này thường kéo dài một vài năm.