Cần chuyển đổi phương thức sản xuất, kinh doanh phù hợp
Để trả lời câu hỏi hàng Việt sẽ thắng hay thua trên sân nhà, điều quan trọng là doanh nghiệp phải biết nắm bắt nhu cầu xã hội
Chương trình “Xúc tiến thị trường, thương mại nội địa năm 2009” đã bắt đầu từ 1/9. Ngay sau tuần lễ đầu tiên, nhiều hoạt động đưa hàng Việt “lên ngôi” đã đạt được kết quả hơn nhiều so với sự mong đợi của các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Cẩm Tú, Thứ trưởng Bộ Công Thương, muốn thành công lâu dài, doanh nghiệp cần chuyển đổi phương thức sản xuất, kinh doanh phù hợp với thị trường nội địa.
Chương trình này thể hiện sự quan tâm sát sao Nhà nước đến thị trường trong nước và rõ ràng là một cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam, ông có tin rằng chương trình sẽ tạo nên được sức sống mới cho các doanh nghiệp?
Để góp phần thực hiện một trong những nhóm giải pháp chính của Chính phủ, kích cầu tiêu dùng trong nước, Bộ Công Thương đã chủ trì soạn thảo "Chương trình xúc tiến thị trường, thương mại nội địa năm 2009". Mục đích của chương trình là thông qua các giải pháp hỗ trợ về kinh tế, vận động, tuyên truyền để liên kết các hiệp hội, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng Việt Nam hướng về thị trường nội địa, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam và trên cơ sở đó làm thay đổi nhận thức của người tiêu dùng, hướng đến tiêu thụ hàng do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất.
Đây được xem là khâu đột phá của chương trình tổng thể về kích cầu tiêu dùng. Theo đó, sẽ tổ chức cho các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, phù hợp với nhu cầu và khả năng thanh toán của người tiêu dùng nông thôn về bán hàng lưu động tại trung tâm huyện, xã, đặc biệt không chỉ bán lẻ mà còn là chương trình xây dựng mạng lưới, duy trì sự có mặt bền vững bằng cách tích hợp được mạng lưới bán lẻ tại các chợ nông thôn vào mạng lưới bán hàng lâu dài của các doanh nghiệp Việt Nam để duy trì sự có mặt lâu dài của hàng Việt Nam ở nông thôn.
Tuy nhiên, Chương trình “Xúc tiến thị trường, thương mại nội địa 2009” chỉ là một “cú hích” của các cơ quan quản lý nhà nước nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp quay về thị trường nội địa. Đây không phải là chương trình hỗ trợ cụ thể cho một doanh nghiệp nào hay mặt hàng nào, bởi vì cơ quan quản lý Nhà nước không làm thay cho doanh nghiệp.
Chương trình chỉ là một phần của công việc phát triển thị trường nội địa, hỗ trợ một phần cho doanh nghiệp tìm đường tiếp cận với thị trường nông thôn. Vì thế, có được sức sống mới hay không, người thực hiện chủ yếu vẫn là doanh nghiệp.
Ông có thể cho biết những cảm nhận sau khi đi thị sát về thị trường nội địa trong thời gian qua? Hàng Việt liệu có thua ngay trên sân nhà như dư luận đã và đang lo ngại?
Người tiêu dùng Việt Nam vẫn rất tin dùng hàng nội địa. Như bản thân tôi, 100% đồ dùng của tôi đều là "made in Vietnam". Tôi nghĩ, để trả lời câu hỏi hàng Việt sẽ thắng hay thua trên sân nhà thì điều quan trọng trước hết là doan phải biết nắm bắt nhu cầu của xã hội, đặc biệt là thị trường trong nước.
Các doanh nghiệp Việt Nam cần đầu tư mạnh mẽ hơn nữa để phát triển thị trường nội địa, vừa để thúc đẩy tiêu thụ hàng hoá do trong nước sản xuất, mở rộng và khai thác thị trường nội địa, vừa duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.
Các doanh nghiệp nên lấy thị trường nội địa làm điểm tựa cho mình, ý thức được vai trò quan trọng của thị trường trong nước bên cạnh thị trường xuất khẩu. Cái khó là doanh nghiệp phải làm sao tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mới có chất lượng cao nhưng giá thành hạ, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng chứ không thể vận động suông trong khi hàng của doanh nghiệp có chất lượng thấp mà giá lại cao.
Ngoài ra, mối quan tâm hiện nay của ngành thương mại là thị trường nông thôn, nơi chiếm 75% dân số cả nước, rất cần doanh nghiệp xây dựng hệ thống phân phối, đưa hàng hóa chiếm lĩnh thị trường này.
Hiện có một số ý kiến cho rằng doanh nghiệp Việt Nam dù rất cố gắng nhưng liệu có thành công được trên thị trường nội địa hay không còn phải phụ thuộc vào những yếu tố khách quan khác, chẳng hạn như sức mua của người dân chỉ có hạn. Quan điểm của ông về nhận định này?
Với quy mô dân số trên 86 triệu người, tiềm năng của thị trường nội địa còn rộng chỗ cho doanh nghiệp. Công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu RNCOS dự báo doanh thu của thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ vượt con số 1.455.000 tỉ đồng (tương đương với 85 tỉ USD) vào năm 2012.
Báo cáo của RNCOS còn đưa ra nhận định tuy quy mô thị trường bán lẻ của Việt Nam nhỏ hơn nhiều so với các nền kinh tế đang phát triển khác tại châu Á, nhưng Việt Nam có những yếu tố cần thiết thúc đẩy sự phát triển mạnh của ngành này vì doanh thu bán lẻ tăng hơn 50% trong khoảng thời gian từ 2005 đến 2008.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Cẩm Tú, Thứ trưởng Bộ Công Thương, muốn thành công lâu dài, doanh nghiệp cần chuyển đổi phương thức sản xuất, kinh doanh phù hợp với thị trường nội địa.
Chương trình này thể hiện sự quan tâm sát sao Nhà nước đến thị trường trong nước và rõ ràng là một cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam, ông có tin rằng chương trình sẽ tạo nên được sức sống mới cho các doanh nghiệp?
Để góp phần thực hiện một trong những nhóm giải pháp chính của Chính phủ, kích cầu tiêu dùng trong nước, Bộ Công Thương đã chủ trì soạn thảo "Chương trình xúc tiến thị trường, thương mại nội địa năm 2009". Mục đích của chương trình là thông qua các giải pháp hỗ trợ về kinh tế, vận động, tuyên truyền để liên kết các hiệp hội, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng Việt Nam hướng về thị trường nội địa, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam và trên cơ sở đó làm thay đổi nhận thức của người tiêu dùng, hướng đến tiêu thụ hàng do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất.
Đây được xem là khâu đột phá của chương trình tổng thể về kích cầu tiêu dùng. Theo đó, sẽ tổ chức cho các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, phù hợp với nhu cầu và khả năng thanh toán của người tiêu dùng nông thôn về bán hàng lưu động tại trung tâm huyện, xã, đặc biệt không chỉ bán lẻ mà còn là chương trình xây dựng mạng lưới, duy trì sự có mặt bền vững bằng cách tích hợp được mạng lưới bán lẻ tại các chợ nông thôn vào mạng lưới bán hàng lâu dài của các doanh nghiệp Việt Nam để duy trì sự có mặt lâu dài của hàng Việt Nam ở nông thôn.
Tuy nhiên, Chương trình “Xúc tiến thị trường, thương mại nội địa 2009” chỉ là một “cú hích” của các cơ quan quản lý nhà nước nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp quay về thị trường nội địa. Đây không phải là chương trình hỗ trợ cụ thể cho một doanh nghiệp nào hay mặt hàng nào, bởi vì cơ quan quản lý Nhà nước không làm thay cho doanh nghiệp.
Chương trình chỉ là một phần của công việc phát triển thị trường nội địa, hỗ trợ một phần cho doanh nghiệp tìm đường tiếp cận với thị trường nông thôn. Vì thế, có được sức sống mới hay không, người thực hiện chủ yếu vẫn là doanh nghiệp.
Ông có thể cho biết những cảm nhận sau khi đi thị sát về thị trường nội địa trong thời gian qua? Hàng Việt liệu có thua ngay trên sân nhà như dư luận đã và đang lo ngại?
Người tiêu dùng Việt Nam vẫn rất tin dùng hàng nội địa. Như bản thân tôi, 100% đồ dùng của tôi đều là "made in Vietnam". Tôi nghĩ, để trả lời câu hỏi hàng Việt sẽ thắng hay thua trên sân nhà thì điều quan trọng trước hết là doan phải biết nắm bắt nhu cầu của xã hội, đặc biệt là thị trường trong nước.
Các doanh nghiệp Việt Nam cần đầu tư mạnh mẽ hơn nữa để phát triển thị trường nội địa, vừa để thúc đẩy tiêu thụ hàng hoá do trong nước sản xuất, mở rộng và khai thác thị trường nội địa, vừa duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.
Các doanh nghiệp nên lấy thị trường nội địa làm điểm tựa cho mình, ý thức được vai trò quan trọng của thị trường trong nước bên cạnh thị trường xuất khẩu. Cái khó là doanh nghiệp phải làm sao tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mới có chất lượng cao nhưng giá thành hạ, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng chứ không thể vận động suông trong khi hàng của doanh nghiệp có chất lượng thấp mà giá lại cao.
Ngoài ra, mối quan tâm hiện nay của ngành thương mại là thị trường nông thôn, nơi chiếm 75% dân số cả nước, rất cần doanh nghiệp xây dựng hệ thống phân phối, đưa hàng hóa chiếm lĩnh thị trường này.
Hiện có một số ý kiến cho rằng doanh nghiệp Việt Nam dù rất cố gắng nhưng liệu có thành công được trên thị trường nội địa hay không còn phải phụ thuộc vào những yếu tố khách quan khác, chẳng hạn như sức mua của người dân chỉ có hạn. Quan điểm của ông về nhận định này?
Với quy mô dân số trên 86 triệu người, tiềm năng của thị trường nội địa còn rộng chỗ cho doanh nghiệp. Công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu RNCOS dự báo doanh thu của thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ vượt con số 1.455.000 tỉ đồng (tương đương với 85 tỉ USD) vào năm 2012.
Báo cáo của RNCOS còn đưa ra nhận định tuy quy mô thị trường bán lẻ của Việt Nam nhỏ hơn nhiều so với các nền kinh tế đang phát triển khác tại châu Á, nhưng Việt Nam có những yếu tố cần thiết thúc đẩy sự phát triển mạnh của ngành này vì doanh thu bán lẻ tăng hơn 50% trong khoảng thời gian từ 2005 đến 2008.