“Cân đong” bốn nhóm cổ phiếu ngân hàng
Giá cổ phiếu của một số ngân hàng thuộc nhóm có tiềm năng phát triển hiện đã ở mức hợp lý cho mục đích đầu tư dài hạn
Hoạt động ngân hàng vẫn đứng trước nhiều khó khăn. Nhưng theo triển vọng phát triển ngành, đây là thời điểm để đầu tư dài hạn, và đó là kế hoạch đầu tư có chọn lọc.
Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) vừa công bố bản phân tích cụ thể về ngành ngân hàng và triển vọng đầu tư. Đi cùng với bản phân tích này là việc phân nhóm các ngân hàng ứng với những khuyến nghị đầu tư cụ thể, tạo cơ sở để nhà đầu tư tham khảo trong bối cảnh hiện nay.
Theo BVSC, ngành ngân hàng hiện đang gặp nhiều khó khăn, nhưng xét về dài hạn, ngành này có tiềm năng tăng trưởng ổn định. Đặc biệt, một số ngân hàng có quy mô lớn, hiệu quả hoạt động và chất lượng tài sản tốt, có chiến lược phát triển rõ ràng đang có lợi thế để bứt phá. Giá cổ phiếu của một số ngân hàng thuộc nhóm có tiềm năng phát triển hiện đã ở mức hợp lý cho mục đích đầu tư dài hạn.
Trên cơ sở phân tích chi tiết về quy mô và năng lực tài chính, thị phần hoạt động, mạng lưới, chiến lược phát triển, về những rủi ro trong hoạt động và tiềm năng phát triển..., BVSC cho rằng hiện nay là thời điểm có thể tham gia đầu tư vào các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
Tuy nhiên, mức độ đầu tư tuỳ thuộc vào từng nhóm ngân hàng khác nhau. Xét về quy mô, tốc độ tăng trưởng và khả năng cạnh tranh của các ngân hàng, BVSC chia các ngân hàng thương mại trong nhóm so sánh thành 4 nhóm với các khuyến nghị đầu tư.
Nhóm 1, gồm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), Ngân hàng Công Thương (Vietinbank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) và Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank). Trong nhóm này, BIDV và Vietinbank đang lên kế hoạch cổ phần hóa; riêng Vietcombank đã phát hành cổ phiếu ra thị trường và là điểm đầu tư cụ thể của nhóm thời điểm này.
Theo đánh giá của BVSC, đây là nhóm có quy mô vốn, tổng tài sản và mạng lưới hoạt động lớn nhất trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, có tốc độ tăng trưởng ổn định, đang nắm giữ thị phần chi phối trên các mảng nghiệp vụ chính. Khuyến nghị mà BVSC đưa ra với điểm đầu tư cụ thể là cổ phiếu Vietcombank là “đầu tư ở mức giá hiện tại”.
Nhóm 2, gồm Ngân hàng Á châu (ACB), Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) và Ngân hàng Kỹ thương Techcombank. Đây là nhóm có quy mô vốn, tổng tài sản, mạng lưới hoạt động lớn nhất trong khối ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam; có tốc độ tăng tổng tài sản, doanh thu, lợi nhuận ở mức cao và ổn định; các chỉ tiêu sinh lời cao, và rủi ro thấp; có sự hỗ trợ của các đối tác chiến lược là các tập đoàn tài chính lớn trên thế giới.
Khuyến nghị BVSC đưa ra là nên đầu tư với mức giá thị trường hiện tại đối với cổ phiếu nhóm này.
Nhóm 3, gồm Ngân hàng Đông Á (EAB), Ngân hàng Quân đội (MB), Ngân hàng Xuất nhập khẩu (EIB) và Ngân hàng Quốc tế (VIB Bank). Theo đánh giá của BVSC, nhóm này có quy mô vốn, tổng tài sản ở mức trung bình trong khối ngân hàng thương mại cổ phần; có tốc độ tăng trưởng tổng tài sản, doanh thu, lợi nhuận nhanh; khả năng sinh lời và mức độ rủi ro ở mức trung bình trong khối và có kế hoạch bán cổ phần cho đối tác chiến lược nước ngoài hoặc đã có đối tác chiến lược nước ngoài.
Khuyến nghị mà BVSC đưa ra là đầu tư với mức giá thị trường hiện tại đối với cổ phiếu của 4 ngân hàng trên.
Nhóm 4, gồm Ngân hàng Ngoài quốc doanh (VPBank), Ngân hàng Nhà Hà Nội (Habubank), Ngân hàng An Bình (ABBank) và Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank).
Riêng cổ phiếu của nhóm này, BVSC cho rằng “chưa đầu tư” ở thời điểm này.
Và theo đánh giá của BVSC, đây là nhóm có quy tổng tài sản ở mức thấp hơn trung bình nhóm ngân hàng thương mại cổ phần so sánh nói trên; tốc độ tăng trưởng tổng tài sản, doanh thu, lợi nhuận nhanh nhưng không ổn định; khả năng sinh lời ở mức thấp và mức độ rủi ro cao so với mức trung bình nhóm ngân hàng thương mại cổ phần so sánh; 3 thành viên trong nhóm là VPBank, Habubank và ABBank hiện đã có đối tác chiến lược nước ngoài.
Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) vừa công bố bản phân tích cụ thể về ngành ngân hàng và triển vọng đầu tư. Đi cùng với bản phân tích này là việc phân nhóm các ngân hàng ứng với những khuyến nghị đầu tư cụ thể, tạo cơ sở để nhà đầu tư tham khảo trong bối cảnh hiện nay.
Theo BVSC, ngành ngân hàng hiện đang gặp nhiều khó khăn, nhưng xét về dài hạn, ngành này có tiềm năng tăng trưởng ổn định. Đặc biệt, một số ngân hàng có quy mô lớn, hiệu quả hoạt động và chất lượng tài sản tốt, có chiến lược phát triển rõ ràng đang có lợi thế để bứt phá. Giá cổ phiếu của một số ngân hàng thuộc nhóm có tiềm năng phát triển hiện đã ở mức hợp lý cho mục đích đầu tư dài hạn.
Trên cơ sở phân tích chi tiết về quy mô và năng lực tài chính, thị phần hoạt động, mạng lưới, chiến lược phát triển, về những rủi ro trong hoạt động và tiềm năng phát triển..., BVSC cho rằng hiện nay là thời điểm có thể tham gia đầu tư vào các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
Tuy nhiên, mức độ đầu tư tuỳ thuộc vào từng nhóm ngân hàng khác nhau. Xét về quy mô, tốc độ tăng trưởng và khả năng cạnh tranh của các ngân hàng, BVSC chia các ngân hàng thương mại trong nhóm so sánh thành 4 nhóm với các khuyến nghị đầu tư.
Nhóm 1, gồm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), Ngân hàng Công Thương (Vietinbank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) và Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank). Trong nhóm này, BIDV và Vietinbank đang lên kế hoạch cổ phần hóa; riêng Vietcombank đã phát hành cổ phiếu ra thị trường và là điểm đầu tư cụ thể của nhóm thời điểm này.
Theo đánh giá của BVSC, đây là nhóm có quy mô vốn, tổng tài sản và mạng lưới hoạt động lớn nhất trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, có tốc độ tăng trưởng ổn định, đang nắm giữ thị phần chi phối trên các mảng nghiệp vụ chính. Khuyến nghị mà BVSC đưa ra với điểm đầu tư cụ thể là cổ phiếu Vietcombank là “đầu tư ở mức giá hiện tại”.
Nhóm 2, gồm Ngân hàng Á châu (ACB), Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) và Ngân hàng Kỹ thương Techcombank. Đây là nhóm có quy mô vốn, tổng tài sản, mạng lưới hoạt động lớn nhất trong khối ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam; có tốc độ tăng tổng tài sản, doanh thu, lợi nhuận ở mức cao và ổn định; các chỉ tiêu sinh lời cao, và rủi ro thấp; có sự hỗ trợ của các đối tác chiến lược là các tập đoàn tài chính lớn trên thế giới.
Khuyến nghị BVSC đưa ra là nên đầu tư với mức giá thị trường hiện tại đối với cổ phiếu nhóm này.
Nhóm 3, gồm Ngân hàng Đông Á (EAB), Ngân hàng Quân đội (MB), Ngân hàng Xuất nhập khẩu (EIB) và Ngân hàng Quốc tế (VIB Bank). Theo đánh giá của BVSC, nhóm này có quy mô vốn, tổng tài sản ở mức trung bình trong khối ngân hàng thương mại cổ phần; có tốc độ tăng trưởng tổng tài sản, doanh thu, lợi nhuận nhanh; khả năng sinh lời và mức độ rủi ro ở mức trung bình trong khối và có kế hoạch bán cổ phần cho đối tác chiến lược nước ngoài hoặc đã có đối tác chiến lược nước ngoài.
Khuyến nghị mà BVSC đưa ra là đầu tư với mức giá thị trường hiện tại đối với cổ phiếu của 4 ngân hàng trên.
Nhóm 4, gồm Ngân hàng Ngoài quốc doanh (VPBank), Ngân hàng Nhà Hà Nội (Habubank), Ngân hàng An Bình (ABBank) và Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank).
Riêng cổ phiếu của nhóm này, BVSC cho rằng “chưa đầu tư” ở thời điểm này.
Và theo đánh giá của BVSC, đây là nhóm có quy tổng tài sản ở mức thấp hơn trung bình nhóm ngân hàng thương mại cổ phần so sánh nói trên; tốc độ tăng trưởng tổng tài sản, doanh thu, lợi nhuận nhanh nhưng không ổn định; khả năng sinh lời ở mức thấp và mức độ rủi ro cao so với mức trung bình nhóm ngân hàng thương mại cổ phần so sánh; 3 thành viên trong nhóm là VPBank, Habubank và ABBank hiện đã có đối tác chiến lược nước ngoài.