“Cần trao thêm quyền cho hội đồng nhân dân các cấp”
Đại biểu Quốc hội muốn hội đồng nhân dân các cấp có thực quyền và hoạt động thực chất hơn
Góp ý cho dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương, nhiều đại biểu cho rằng cần tăng quyền cho hội đồng nhân dân các cấp để tránh tình trạng hoạt động khá “hình thức” như lâu nay
Trao thêm quyền
Theo đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng), để hội đồng nhân dân thực sự là cơ quan quyền lực theo đúng nghĩa, tức là có quyền quyết định thực chất, đòi hỏi thẩm quyền quyết định về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của hội đồng nhân dân, không những được quy định tại luật này mà cần quy định tại nhiều luật khác về ngân sách, tài chính, đầu tư, xây dựng cơ bản, quản lý đô thị…
Do đó, để thực hiện mục tiêu tăng cường chức năng quyết định của hội đồng nhân dân còn rất nhiều vấn đề, trong đó nổi cộm nhất là cần phải quy định cụ thể luật theo hướng nghị quyết của hội đồng nhân dân có hiệu lực áp dụng trực tiếp, không qua bước ban hành nghị quyết của ủy ban nhân dân cùng cấp.
“Hiện nay mỗi cử tri nước ta có 4 cấp. Đại biểu dân cử từ xã phường đến Quốc hội đại diện cho mình. Nhưng xem ra quyền lợi của cử tri, đặc biệt các nguyện vọng chính đáng bức xúc của họ vẫn chưa được phản ánh kịp thời và đầy đủ. Việc thực hiện quyền làm chủ còn nặng hình thức. Tình trạng người dân có những việc oan trái, đâu đó vẫn còn xảy ra”, ông Nghĩa nói.
Đại biểu phân tích thêm rằng bên cạnh việc thông qua luật này, cần sớm thông qua luật bầu cử đại biểu Quốc hội, hội đồng nhân dân, qua đó tạo cơ chế người tự ra ứng cử thật sự dân chủ, chọn lựa người có đức, có tài, có tâm, có tầm vào cơ quan dân cử để đại biểu gần dân một cách thiết thực và hiệu quả.
Có cùng quan điểm này, đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) cho rằng lâu nay hội đồng nhân dân hoạt động còn mang tính hình thức, không phải do đại biểu mà “do chúng ta chưa trao cho hội đồng nhân dân những cơ chế, công cụ, biện pháp đủ mạnh, sắc bén và hữu hiệu để thực hiện chức năng của mình”.
Ông Vinh đề nghị rằng dự án luật cần xác định rõ hiệu lực pháp luật của các quyết định, nghị quyết của hội đồng nhân dân và kết luận, nghị quyết về giám sát của hội đồng nhân dân là bắt buộc thực hiện đối với ủy ban nhân dân, các cơ quan thuộc ủy ban nhân dân, chính quyền cấp dưới và tổ chức, cá nhân liên quan trên địa bàn địa phương.
Trường hợp không thực hiện, phải xác định rõ các cơ quan chịu trách nhiệm, cá nhân chịu trách nhiệm và chế tài xử lý trách nhiệm trong tổ chức thực hiện nghị quyết, kết luận của hội đồng nhân dân.
Ông Vinh cũng đề nghị rằng ban soạn thảo cần nghiên cứu quy định cụ thể số lượng đại biểu chuyên trách tối thiểu, căn cứ vào số lượng các ban của hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, hội đồng nhân dân huyện và quận.
Theo đại biểu Trần Minh Diệu (Quảng Bình), thực tiễn cho thấy hội đồng nhân dân cấp huyện cần phải có một cơ quan giúp việc độc lập là văn phòng hội đồng nhân dân, trên cơ sở được tách ra từ văn phòng hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân, với nguyên tắc là không làm tăng thêm biên chế.
Ông đề nghị Bộ Nội vụ khảo sát, nghiên cứu và xác định lại từng vị trí, việc làm để đảm bảo khi tách văn phòng thì không những không làm tăng thêm, mà có thể bớt đi một số biên chế trong tổng biên chế hiện có của văn phòng cấp huyện.
"Nếu văn phòng hội đồng nhân dân cấp huyện đảm bảo tính độc lập do thường trực hội đồng nhân dân trực tiếp quản lý thì quá trình tham mưu, giúp việc của văn phòng cho hội đồng, thường trực hội đồng nhân dân, các ban hội đồng nhân dân và các đại biểu của hội đồng nhân dân chắc chắn sẽ tốt hơn", ông Diệu nhấn mạnh.
Trưởng ban phải là chuyên trách
Trong khi đó, theo đại biểu Nguyễn Thị Phúc (Bình Thuận), từ thực tế hoạt động của hội đồng nhân dân các cấp thời gian qua, cần phải xem xét lại việc xác định các chức danh của hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.
Chẳng hạn, chức danh trưởng ban hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện cần phải là đại biểu chuyên trách, nếu là đại biểu hoạt động kiêm nhiệm, rất khó khăn cho đại biểu trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, và nhiệm vụ trưởng ban hội đồng nhân dân.
Đại biểu Hồ Thị Thủy (Vĩnh Phúc) cũng cho rằng ngoài việc quy định phó trưởng ban hoạt động chuyên trách, thì cần quy định trưởng các ban của hội đồng nhân dân tỉnh, huyện cũng là đại biểu hoạt động chuyên trách, để đảm bảo cho đại biểu dành toàn bộ thời gian thật sự gắn bó, đề cao trách nhiệm hoạt động và nhất là đảm bảo sự hoạt động khách quan trong thẩm tra, giám sát.
Bà Thủy cũng cho rằng hội đồng nhân dân cấp huyện cần có bộ máy văn phòng phục vụ riêng để đảm bảo nâng cao năng lực tăng cường hiệu lực, hiệu quả của hội đồng nhân dân cấp huyện, thay vì “chung văn phòng” với ủy ban nhân dân.
Thực tế cho thấy, nếu văn phòng phục vụ chung cho cả hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân sẽ không đảm bảo tính khách quan trong quá trình tham mưu cho hoạt động của hội đồng nhân dân. Mặt khác, quy định cấp huyện có bộ máy văn phòng phục vụ riêng cũng phù hợp với quy định về cơ cấu tổ chức của hội đồng nhân dân.
Tuy nhiên, theo đại biểu Phạm Xuân Thường (Thái Bình), hiệu quả hoạt động của Quốc hội hay hội đồng nhân dân các cấp không phải ở số đại biểu chuyên trách nhiều hay ít, mà chính là có cơ chế hoạt động phù hợp.
Với việc dự thảo luật quy định hội đồng nhân dân cấp tỉnh thành lập 3 ban kinh tế - ngân sách, pháp chế và văn hóa - xã hội, thậm chí có thêm hai ban là ban dân tộc và ban đô thị, trong đó phó ban là đại biểu hoạt động chuyên trách và trưởng ban có thể là đại biểu hoạt động chuyên trách, ông Thường lo ngại rằng biên chế sẽ tăng.
Tính toán của đại biểu này cho hay: ở cấp tỉnh nơi tăng ít nhất là 3 biên chế, nơi nhiều nhất là 7 biên chế, do đó tổng số biên chế tăng thêm ít nhất ở hội đồng nhân dân cấp tỉnh là khoảng 200 người.
Ở cấp huyện thành lập 2 - 3 ban thì mỗi huyện tăng ít nhất 2 người; với 700 huyện thì số người tăng thêm ít nhất là 1400 người. Ở cấp xã bố trí một đại biểu là Phó chủ tịch hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách thì sẽ có 11 nghìn biên chế tăng thêm ở 11 nghìn xã.
“Như vậy, chỉ tính riêng số lượng biên chế tăng theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, ít nhất sẽ là 12.600 người, chưa kể số đại biểu là các trưởng ban chuyên trách và số chưa tính đến số tăng thêm nơi có ban dân tộc, ban đô thị”, ông Thường nói.
Trao thêm quyền
Theo đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng), để hội đồng nhân dân thực sự là cơ quan quyền lực theo đúng nghĩa, tức là có quyền quyết định thực chất, đòi hỏi thẩm quyền quyết định về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của hội đồng nhân dân, không những được quy định tại luật này mà cần quy định tại nhiều luật khác về ngân sách, tài chính, đầu tư, xây dựng cơ bản, quản lý đô thị…
Do đó, để thực hiện mục tiêu tăng cường chức năng quyết định của hội đồng nhân dân còn rất nhiều vấn đề, trong đó nổi cộm nhất là cần phải quy định cụ thể luật theo hướng nghị quyết của hội đồng nhân dân có hiệu lực áp dụng trực tiếp, không qua bước ban hành nghị quyết của ủy ban nhân dân cùng cấp.
“Hiện nay mỗi cử tri nước ta có 4 cấp. Đại biểu dân cử từ xã phường đến Quốc hội đại diện cho mình. Nhưng xem ra quyền lợi của cử tri, đặc biệt các nguyện vọng chính đáng bức xúc của họ vẫn chưa được phản ánh kịp thời và đầy đủ. Việc thực hiện quyền làm chủ còn nặng hình thức. Tình trạng người dân có những việc oan trái, đâu đó vẫn còn xảy ra”, ông Nghĩa nói.
Đại biểu phân tích thêm rằng bên cạnh việc thông qua luật này, cần sớm thông qua luật bầu cử đại biểu Quốc hội, hội đồng nhân dân, qua đó tạo cơ chế người tự ra ứng cử thật sự dân chủ, chọn lựa người có đức, có tài, có tâm, có tầm vào cơ quan dân cử để đại biểu gần dân một cách thiết thực và hiệu quả.
Có cùng quan điểm này, đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) cho rằng lâu nay hội đồng nhân dân hoạt động còn mang tính hình thức, không phải do đại biểu mà “do chúng ta chưa trao cho hội đồng nhân dân những cơ chế, công cụ, biện pháp đủ mạnh, sắc bén và hữu hiệu để thực hiện chức năng của mình”.
Ông Vinh đề nghị rằng dự án luật cần xác định rõ hiệu lực pháp luật của các quyết định, nghị quyết của hội đồng nhân dân và kết luận, nghị quyết về giám sát của hội đồng nhân dân là bắt buộc thực hiện đối với ủy ban nhân dân, các cơ quan thuộc ủy ban nhân dân, chính quyền cấp dưới và tổ chức, cá nhân liên quan trên địa bàn địa phương.
Trường hợp không thực hiện, phải xác định rõ các cơ quan chịu trách nhiệm, cá nhân chịu trách nhiệm và chế tài xử lý trách nhiệm trong tổ chức thực hiện nghị quyết, kết luận của hội đồng nhân dân.
Ông Vinh cũng đề nghị rằng ban soạn thảo cần nghiên cứu quy định cụ thể số lượng đại biểu chuyên trách tối thiểu, căn cứ vào số lượng các ban của hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, hội đồng nhân dân huyện và quận.
Theo đại biểu Trần Minh Diệu (Quảng Bình), thực tiễn cho thấy hội đồng nhân dân cấp huyện cần phải có một cơ quan giúp việc độc lập là văn phòng hội đồng nhân dân, trên cơ sở được tách ra từ văn phòng hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân, với nguyên tắc là không làm tăng thêm biên chế.
Ông đề nghị Bộ Nội vụ khảo sát, nghiên cứu và xác định lại từng vị trí, việc làm để đảm bảo khi tách văn phòng thì không những không làm tăng thêm, mà có thể bớt đi một số biên chế trong tổng biên chế hiện có của văn phòng cấp huyện.
"Nếu văn phòng hội đồng nhân dân cấp huyện đảm bảo tính độc lập do thường trực hội đồng nhân dân trực tiếp quản lý thì quá trình tham mưu, giúp việc của văn phòng cho hội đồng, thường trực hội đồng nhân dân, các ban hội đồng nhân dân và các đại biểu của hội đồng nhân dân chắc chắn sẽ tốt hơn", ông Diệu nhấn mạnh.
Trưởng ban phải là chuyên trách
Trong khi đó, theo đại biểu Nguyễn Thị Phúc (Bình Thuận), từ thực tế hoạt động của hội đồng nhân dân các cấp thời gian qua, cần phải xem xét lại việc xác định các chức danh của hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.
Chẳng hạn, chức danh trưởng ban hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện cần phải là đại biểu chuyên trách, nếu là đại biểu hoạt động kiêm nhiệm, rất khó khăn cho đại biểu trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, và nhiệm vụ trưởng ban hội đồng nhân dân.
Đại biểu Hồ Thị Thủy (Vĩnh Phúc) cũng cho rằng ngoài việc quy định phó trưởng ban hoạt động chuyên trách, thì cần quy định trưởng các ban của hội đồng nhân dân tỉnh, huyện cũng là đại biểu hoạt động chuyên trách, để đảm bảo cho đại biểu dành toàn bộ thời gian thật sự gắn bó, đề cao trách nhiệm hoạt động và nhất là đảm bảo sự hoạt động khách quan trong thẩm tra, giám sát.
Bà Thủy cũng cho rằng hội đồng nhân dân cấp huyện cần có bộ máy văn phòng phục vụ riêng để đảm bảo nâng cao năng lực tăng cường hiệu lực, hiệu quả của hội đồng nhân dân cấp huyện, thay vì “chung văn phòng” với ủy ban nhân dân.
Thực tế cho thấy, nếu văn phòng phục vụ chung cho cả hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân sẽ không đảm bảo tính khách quan trong quá trình tham mưu cho hoạt động của hội đồng nhân dân. Mặt khác, quy định cấp huyện có bộ máy văn phòng phục vụ riêng cũng phù hợp với quy định về cơ cấu tổ chức của hội đồng nhân dân.
Tuy nhiên, theo đại biểu Phạm Xuân Thường (Thái Bình), hiệu quả hoạt động của Quốc hội hay hội đồng nhân dân các cấp không phải ở số đại biểu chuyên trách nhiều hay ít, mà chính là có cơ chế hoạt động phù hợp.
Với việc dự thảo luật quy định hội đồng nhân dân cấp tỉnh thành lập 3 ban kinh tế - ngân sách, pháp chế và văn hóa - xã hội, thậm chí có thêm hai ban là ban dân tộc và ban đô thị, trong đó phó ban là đại biểu hoạt động chuyên trách và trưởng ban có thể là đại biểu hoạt động chuyên trách, ông Thường lo ngại rằng biên chế sẽ tăng.
Tính toán của đại biểu này cho hay: ở cấp tỉnh nơi tăng ít nhất là 3 biên chế, nơi nhiều nhất là 7 biên chế, do đó tổng số biên chế tăng thêm ít nhất ở hội đồng nhân dân cấp tỉnh là khoảng 200 người.
Ở cấp huyện thành lập 2 - 3 ban thì mỗi huyện tăng ít nhất 2 người; với 700 huyện thì số người tăng thêm ít nhất là 1400 người. Ở cấp xã bố trí một đại biểu là Phó chủ tịch hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách thì sẽ có 11 nghìn biên chế tăng thêm ở 11 nghìn xã.
“Như vậy, chỉ tính riêng số lượng biên chế tăng theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, ít nhất sẽ là 12.600 người, chưa kể số đại biểu là các trưởng ban chuyên trách và số chưa tính đến số tăng thêm nơi có ban dân tộc, ban đô thị”, ông Thường nói.