Căng thẳng liên Triều trước thềm tập trận Mỹ-Hàn
Bình Nhưỡng đã tăng cường các hoạt động quân sự trên không, trên bộ và trên biển
Theo tin từ Reuters, Mỹ và Hàn Quốc sẽ bắt đầu cuộc tập trận chung kéo dài 8 tuần từ ngày 2/3. Mọi năm, hoạt động này của Washington và Seoul thường vấp phải những lời cảnh báo mạnh mẽ từ phía Bình Nhưỡng.
Triều Tiên vẫn cho rằng, các cuộc tập trận chung thường niên Mỹ-Hàn là hành động chuẩn bị cho chiến tranh. Thời gian gần đây, khi cuộc tập trận này tới gần, Bình Nhưỡng đã tăng cường các hoạt động quân sự trên không, trên bộ và trên biển.
Căng thẳng trong quan hệ giữa hai miền Triều Tiên vì thế cũng gia tăng theo.
Trong tuyên bố phát đi ngày 24/2 về cuộc tập trận, Bộ Tư lệnh các lực lượng phối hợp Mỹ-Hàn cho biết, phía Triều Tiên đã được báo tin về thời gian và “bản chất không gây hấn” của cuộc tập trận này.
Theo truyền thông nhà nước Triều Tiên, hôm 23/2, nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã yêu cầu tướng lĩnh quân đội nước này tập trung vào vấn đề “sẵn sàng chiến đấu” trong năm nay.
Vào năm 2013, sau vụ thử hạt nhân lần thứ ba, Triều Tiên tuyên bố thỏa thuận đạt được giữa hai miền sau cuộc chiến tranh liên Triều 1950-1953 là “vô giá trị” như một sự đáp trả đối với cuộc tập trận chung thường niên Mỹ-Hàn.
Phản ứng trước động thái khi đó của Bình Nhưỡng, Mỹ đã cho máy bay ném bom B-2 có năng lực hạt nhân tầm xa bay trên bầu trời bán đảo Triều Tiên nhằm phô diễn lực lượng và chứng tỏ khả năng “thực hiện những cuộc tấn công tầm xa, chính xác một cách nhanh chóng nếu muốn”.
Mấy tháng nay, thái độ sẵn sàng đối thoại giữa Triều Tiên và Hàn Quốc đã chững lại. Trong một bài xã luận đăng trên tờ báo Rodong Sinmun của đảng Lao động Triều Tiên hôm 24/2, Bình Nhưỡng miêu tả quan hệ liên Triều là “đang nhích gần tới thảm họa”.
Cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn năm nay được chia thành hai giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 kéo dài từ ngày 2-13/3, và giai đoạn 2 kéo dài từ ngày 2/3-24/4. Phần đầu tiên của cuộc tập trận diễn ra theo các chương trình trên máy tính, còn phần thứ hai bao gồm các hoạt động trên biển, trên không và trên bộ.
Triều Tiên vẫn cho rằng, các cuộc tập trận chung thường niên Mỹ-Hàn là hành động chuẩn bị cho chiến tranh. Thời gian gần đây, khi cuộc tập trận này tới gần, Bình Nhưỡng đã tăng cường các hoạt động quân sự trên không, trên bộ và trên biển.
Căng thẳng trong quan hệ giữa hai miền Triều Tiên vì thế cũng gia tăng theo.
Trong tuyên bố phát đi ngày 24/2 về cuộc tập trận, Bộ Tư lệnh các lực lượng phối hợp Mỹ-Hàn cho biết, phía Triều Tiên đã được báo tin về thời gian và “bản chất không gây hấn” của cuộc tập trận này.
Theo truyền thông nhà nước Triều Tiên, hôm 23/2, nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã yêu cầu tướng lĩnh quân đội nước này tập trung vào vấn đề “sẵn sàng chiến đấu” trong năm nay.
Vào năm 2013, sau vụ thử hạt nhân lần thứ ba, Triều Tiên tuyên bố thỏa thuận đạt được giữa hai miền sau cuộc chiến tranh liên Triều 1950-1953 là “vô giá trị” như một sự đáp trả đối với cuộc tập trận chung thường niên Mỹ-Hàn.
Phản ứng trước động thái khi đó của Bình Nhưỡng, Mỹ đã cho máy bay ném bom B-2 có năng lực hạt nhân tầm xa bay trên bầu trời bán đảo Triều Tiên nhằm phô diễn lực lượng và chứng tỏ khả năng “thực hiện những cuộc tấn công tầm xa, chính xác một cách nhanh chóng nếu muốn”.
Mấy tháng nay, thái độ sẵn sàng đối thoại giữa Triều Tiên và Hàn Quốc đã chững lại. Trong một bài xã luận đăng trên tờ báo Rodong Sinmun của đảng Lao động Triều Tiên hôm 24/2, Bình Nhưỡng miêu tả quan hệ liên Triều là “đang nhích gần tới thảm họa”.
Cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn năm nay được chia thành hai giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 kéo dài từ ngày 2-13/3, và giai đoạn 2 kéo dài từ ngày 2/3-24/4. Phần đầu tiên của cuộc tập trận diễn ra theo các chương trình trên máy tính, còn phần thứ hai bao gồm các hoạt động trên biển, trên không và trên bộ.