Cây điều “lâm nạn"
Năm nay là năm thứ ba cây điều liên tiếp bị mất mùa, mất giá
Năm nay là năm thứ ba cây điều liên tiếp bị mất mùa, mất giá... Ngược lại, cũng bấy nhiêu năm giá cao su liên tục đứng ở mức cao, cùng với những dự báo đầy triển vọng... khiến mọi người đua nhau phá điều trồng cao su (!?)
Điều là cây dễ trồng thích hợp với nhiều vùng đất, nếu được chăm sóc tốt cho kết quả cao, còn không - nếu để vậy đến mùa vẫn ra hoa kết trái, tất nhiên là năng suất thấp.
Ngắc ngoải vì cây điều
Cây điều từng được nhiều địa phương xem là cây xoá đói, giảm nghèo. Tuy vậy, trồng điều dễ mà khó. Vì, cây điều hết sức mẫn cảm với thời tiết, “trái gió, trở trời” một chút là bị ảnh hưởng. Ba năm trở lại đây, năm nào điều ra hoa cũng gặp phải mưa trái mùa, nên không thể kết trái mà khô dần rồi rụng.
Đặc biệt, năm nay thời tiết lạnh hơn, kèm theo nhiều sương muối, sâu bệnh dễ phát triển, gây hại càng khiến năng suất điều giảm mạnh. Hầu hết các tỉnh có nhiều diện tích điều ở Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ nơi mất ít 30 - 40%, nơi mất nhiều 70 - 80% sản lượng.
Đây là một trong những lý do làm cho huyện Krông Pa (Gia Lai), vùng nguyên liệu điều lớn nhất Tây Nguyên đang thu hẹp diện tích từng ngày. Anh Kpar Jik ở xã Ia M'lah cho biết: “Nhà tôi trồng 5 ha điều nhưng phải bỏ thôi. Mấy năm nay mất mùa liên tục, năng suất chỉ còn 60 kg hạt/cây, giá điều thô cũng chỉ bán được 4.500 đồng/kg. Lỗ nặng. Phải đốn bỏ điều trồng bắp lai”.
Hiện giá điều thô tại Krông Pa 8.000 - 8.500 đồng/kg, cao hơn vụ trước 20%. Nhưng, theo bà con nông dân ở đây cho biết, trồng điều hoà vốn khi giá điều ở mức 12.000 - 14.000 đồng/kg, lãi cao thì như năm 1989 - 91 giá điều ở mức 20.000 - 22.000 đồng/kg.
Giá điều vài năm trở lại đây cứ tụt dần, có lúc chỉ còn 4.000-4.500 đồng/kg. Hàng trăm hộ nông dân ở Krông Pa đành phải ngậm ngùi, tìm cách chia tay với cây điều để lấy đất trồng sắn, bắp lai, thuốc lá...
Nếu ở Krông Pa (Gia Lai) nông dân sống ngắc ngoải, chồng chất nợ nần vì điều mất mùa, rớt giá thì ở Cư Jút (Đắk Nông) cây điều bị “bức tử” vì quy hoạch trồng cao su. Hiện nay, các tỉnh ở Tây Nguyên đang thực hiện kế hoạch trồng 100.000 ha cao su từ nay đến năm 2015, trong đó tỉnh Đắknông sẽ trồng 10.000 ha, tập trung chủ yếu ở các huyện Cư Jút, Tuy Đức và Đắc G'long.
Theo nguồn tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ở huyện Cư Jút có thôn Nam Tiến xã Ea Pô là một trong những điển hình chịu ảnh hưởng lớn nhất của dự án này. Hầu hết người dân ở trong thôn là đồng bào Mường từ miền Tây tỉnh Thanh Hoá di cư vào từ năm 1996 và họ đã định canh, định cư. Cả thôn hiện có 161 hộ với trên 600 nhân khẩu.
Sau hơn một thập kỷ khai phá và xây dựng, mỗi nhà có 2 - 3 ha đất canh tác trồng màu và điều đã cho thu hoạch. Cuộc sống đang khá ổn định thì bị đảo lộn từ ngày đất đai ở đây “rơi” vào quy hoạch trồng cao su. “Trước đây nhà tôi có 3 ha điều đã trên 10 năm tuổi và 1 ha điều 1 năm tuổi trồng xen hoa màu, bình quân thu nhập 50 - 60 triệu đồng/năm.
Từ khi Công ty Vĩnh An lấy đất trồng cà phê chỉ đền bù 1 triệu đồng/ha; cây điều trên 10 năm tuổi chỉ được đền bù 60.000 đồng/cây. Đất sản xuất bị thu hồi, cây điều bị “bức tử” chúng tôi chưa biết sống bằng gì?”, ông Vi Văn Niêng bức xúc.
Cứu giữ vườn điều
Mùa mưa đến cũng là mùa trồng cây cao su. Trên mọi con đường của tỉnh Bình Phước hàng đoàn xe tải chở gỗ điều chạy suốt ngày đêm, mang gỗ từ những vườn điều thanh lý tới những cơ sở làm gỗ lạng chuyên sản xuất bao bì, ván ép (từ thân cây) và làm củi nung gạch (từ cành, nhánh, vỏ) đóng ở Bình Dương, Đồng Nai, Tp.HCM.
Trước đây, với diện tích trên 171.000 ha, sản lượng khoảng 154.000 tấn/năm (chiếm 47% sản lượng điều cả nước) cung cấp cho chế biến xuất khẩu, Bình Phước được mệnh danh là “thủ phủ” điều của cả nước. Nhưng, tính đến tháng 7/2008 rất nhiều những vườn điều bị “cơn lốc” cao su “đốn hạ”, diện tích điều Bình Phước bị giảm tới khoảng gần 1/3...
Điển hình như huyện Đồng Phú, năm 2007 còn 2.160 ha điều, nhưng đến tháng 7/2008 chỉ còn 1.440 ha. Tính ra, chưa đầy 1 năm 60% diện tích điều ở Đồng Phú đã bị cưa, chặt để trồng cao su.
Tình trạng phá điều trồng cao su ngày càng trở nên phổ biến, rầm rộ ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Kể cả những địa phương như Hội Nghĩa, huyện Tân Uyên (Bình Dương), trước đây cả xã có trên 200 ha điều, dân sống nhờ cây điều. Bây giờ cây điều gần như “xoá sổ”, nhường toàn bộ diện tích cho cây cao su.
Ông Lê Văn một nông dân ở ấp 3 cho biết: “Sau khi “hạ thủ” khoảng hơn 300 cây điều (1,6 ha), tôi vớt vát được 22 triệu đồng từ tiền bán gỗ điều (trung bình 70.000 đồng/cây), đầu tư trồng mới 100% diện tích cao su”.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Phước cho biết: nhằm cứu giữ diện tích điều còn lại, thời gian qua tỉnh đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo. Một trong những cuộc hội thảo thành công được tổ chức tại vườn nhà ông Nguyễn Văn Thị, ấp suối Nhung, xã Tân Hưng (huyện Đồng Phú) nhằm giới thiệu, nhân rộng một mô hình trồng xen ca cao dưới tán điều, giúp người nông dân tăng thu nhập trên 1 đơn vị diện tích.
Tại vườn nhà ông Thị, nhiều nông dân mắt thấy tai nghe ông Thị trồng xen 800 cây ca cao thử nghiệm, 1.000 cây ông tự mua thêm trồng trong vườn điều gia đình. Ông Thị cho biết với giá 45.000 đồng/kg ca cao thì có thể thu 60 triệu đồng/ha, chưa kể tiền thu từ điều.
Ngoài ra, tại Trại giống cây trồng & vật nuôi tỉnh Bình Phước đã khảo nghiệm thành công mô hình trồng một số loại rau dưới tán điều (đề tài của trường ĐH Nông lâm Tp.HCM) như: rau muống, rau dền, rau cải, khổ qua, đậu cô ve... Hoặc trồng xen với cây họ đậu vừa tăng thêm thu nhập cho gia đình, vừa tăng thêm nguồn phân hữu cơ tự nhiên cho đất.
Việc chặt - trồng, trồng - chặt xẩy ra trong sản xuất nông nghiệp những năm qua không có gì mới. Việc ồ ạt phá cây điều trồng cao su hiện nay cũng không ngoại lệ. Vấn đề cần lưu ý nhà nông là cây cao su có thể không chỉ có “lên ngôi”, mà biết đâu “ngộ nhỡ” sẽ có những diễn biến không như mong đợi và toan tính của nhiều nhà chuyên môn.
Trong sản xuất hàng nông sản, đặc biệt trong cơ chế thị trường những điều bất ngờ, rủi ro luôn rình rập. Vì vậy, nhà nông, nhất là những hộ mới phá điều trồng cao su, cần có phương án dự phòng, tránh tình trạng hụt hơi trong thời gian 5 - 7 năm chờ đợi thu hoach và khi cán đích tình thế lại đảo ngược không như khi mới bắt đầu (!?).
Điều là cây dễ trồng thích hợp với nhiều vùng đất, nếu được chăm sóc tốt cho kết quả cao, còn không - nếu để vậy đến mùa vẫn ra hoa kết trái, tất nhiên là năng suất thấp.
Ngắc ngoải vì cây điều
Cây điều từng được nhiều địa phương xem là cây xoá đói, giảm nghèo. Tuy vậy, trồng điều dễ mà khó. Vì, cây điều hết sức mẫn cảm với thời tiết, “trái gió, trở trời” một chút là bị ảnh hưởng. Ba năm trở lại đây, năm nào điều ra hoa cũng gặp phải mưa trái mùa, nên không thể kết trái mà khô dần rồi rụng.
Đặc biệt, năm nay thời tiết lạnh hơn, kèm theo nhiều sương muối, sâu bệnh dễ phát triển, gây hại càng khiến năng suất điều giảm mạnh. Hầu hết các tỉnh có nhiều diện tích điều ở Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ nơi mất ít 30 - 40%, nơi mất nhiều 70 - 80% sản lượng.
Đây là một trong những lý do làm cho huyện Krông Pa (Gia Lai), vùng nguyên liệu điều lớn nhất Tây Nguyên đang thu hẹp diện tích từng ngày. Anh Kpar Jik ở xã Ia M'lah cho biết: “Nhà tôi trồng 5 ha điều nhưng phải bỏ thôi. Mấy năm nay mất mùa liên tục, năng suất chỉ còn 60 kg hạt/cây, giá điều thô cũng chỉ bán được 4.500 đồng/kg. Lỗ nặng. Phải đốn bỏ điều trồng bắp lai”.
Hiện giá điều thô tại Krông Pa 8.000 - 8.500 đồng/kg, cao hơn vụ trước 20%. Nhưng, theo bà con nông dân ở đây cho biết, trồng điều hoà vốn khi giá điều ở mức 12.000 - 14.000 đồng/kg, lãi cao thì như năm 1989 - 91 giá điều ở mức 20.000 - 22.000 đồng/kg.
Giá điều vài năm trở lại đây cứ tụt dần, có lúc chỉ còn 4.000-4.500 đồng/kg. Hàng trăm hộ nông dân ở Krông Pa đành phải ngậm ngùi, tìm cách chia tay với cây điều để lấy đất trồng sắn, bắp lai, thuốc lá...
Nếu ở Krông Pa (Gia Lai) nông dân sống ngắc ngoải, chồng chất nợ nần vì điều mất mùa, rớt giá thì ở Cư Jút (Đắk Nông) cây điều bị “bức tử” vì quy hoạch trồng cao su. Hiện nay, các tỉnh ở Tây Nguyên đang thực hiện kế hoạch trồng 100.000 ha cao su từ nay đến năm 2015, trong đó tỉnh Đắknông sẽ trồng 10.000 ha, tập trung chủ yếu ở các huyện Cư Jút, Tuy Đức và Đắc G'long.
Theo nguồn tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ở huyện Cư Jút có thôn Nam Tiến xã Ea Pô là một trong những điển hình chịu ảnh hưởng lớn nhất của dự án này. Hầu hết người dân ở trong thôn là đồng bào Mường từ miền Tây tỉnh Thanh Hoá di cư vào từ năm 1996 và họ đã định canh, định cư. Cả thôn hiện có 161 hộ với trên 600 nhân khẩu.
Sau hơn một thập kỷ khai phá và xây dựng, mỗi nhà có 2 - 3 ha đất canh tác trồng màu và điều đã cho thu hoạch. Cuộc sống đang khá ổn định thì bị đảo lộn từ ngày đất đai ở đây “rơi” vào quy hoạch trồng cao su. “Trước đây nhà tôi có 3 ha điều đã trên 10 năm tuổi và 1 ha điều 1 năm tuổi trồng xen hoa màu, bình quân thu nhập 50 - 60 triệu đồng/năm.
Từ khi Công ty Vĩnh An lấy đất trồng cà phê chỉ đền bù 1 triệu đồng/ha; cây điều trên 10 năm tuổi chỉ được đền bù 60.000 đồng/cây. Đất sản xuất bị thu hồi, cây điều bị “bức tử” chúng tôi chưa biết sống bằng gì?”, ông Vi Văn Niêng bức xúc.
Cứu giữ vườn điều
Mùa mưa đến cũng là mùa trồng cây cao su. Trên mọi con đường của tỉnh Bình Phước hàng đoàn xe tải chở gỗ điều chạy suốt ngày đêm, mang gỗ từ những vườn điều thanh lý tới những cơ sở làm gỗ lạng chuyên sản xuất bao bì, ván ép (từ thân cây) và làm củi nung gạch (từ cành, nhánh, vỏ) đóng ở Bình Dương, Đồng Nai, Tp.HCM.
Trước đây, với diện tích trên 171.000 ha, sản lượng khoảng 154.000 tấn/năm (chiếm 47% sản lượng điều cả nước) cung cấp cho chế biến xuất khẩu, Bình Phước được mệnh danh là “thủ phủ” điều của cả nước. Nhưng, tính đến tháng 7/2008 rất nhiều những vườn điều bị “cơn lốc” cao su “đốn hạ”, diện tích điều Bình Phước bị giảm tới khoảng gần 1/3...
Điển hình như huyện Đồng Phú, năm 2007 còn 2.160 ha điều, nhưng đến tháng 7/2008 chỉ còn 1.440 ha. Tính ra, chưa đầy 1 năm 60% diện tích điều ở Đồng Phú đã bị cưa, chặt để trồng cao su.
Tình trạng phá điều trồng cao su ngày càng trở nên phổ biến, rầm rộ ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Kể cả những địa phương như Hội Nghĩa, huyện Tân Uyên (Bình Dương), trước đây cả xã có trên 200 ha điều, dân sống nhờ cây điều. Bây giờ cây điều gần như “xoá sổ”, nhường toàn bộ diện tích cho cây cao su.
Ông Lê Văn một nông dân ở ấp 3 cho biết: “Sau khi “hạ thủ” khoảng hơn 300 cây điều (1,6 ha), tôi vớt vát được 22 triệu đồng từ tiền bán gỗ điều (trung bình 70.000 đồng/cây), đầu tư trồng mới 100% diện tích cao su”.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Phước cho biết: nhằm cứu giữ diện tích điều còn lại, thời gian qua tỉnh đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo. Một trong những cuộc hội thảo thành công được tổ chức tại vườn nhà ông Nguyễn Văn Thị, ấp suối Nhung, xã Tân Hưng (huyện Đồng Phú) nhằm giới thiệu, nhân rộng một mô hình trồng xen ca cao dưới tán điều, giúp người nông dân tăng thu nhập trên 1 đơn vị diện tích.
Tại vườn nhà ông Thị, nhiều nông dân mắt thấy tai nghe ông Thị trồng xen 800 cây ca cao thử nghiệm, 1.000 cây ông tự mua thêm trồng trong vườn điều gia đình. Ông Thị cho biết với giá 45.000 đồng/kg ca cao thì có thể thu 60 triệu đồng/ha, chưa kể tiền thu từ điều.
Ngoài ra, tại Trại giống cây trồng & vật nuôi tỉnh Bình Phước đã khảo nghiệm thành công mô hình trồng một số loại rau dưới tán điều (đề tài của trường ĐH Nông lâm Tp.HCM) như: rau muống, rau dền, rau cải, khổ qua, đậu cô ve... Hoặc trồng xen với cây họ đậu vừa tăng thêm thu nhập cho gia đình, vừa tăng thêm nguồn phân hữu cơ tự nhiên cho đất.
Việc chặt - trồng, trồng - chặt xẩy ra trong sản xuất nông nghiệp những năm qua không có gì mới. Việc ồ ạt phá cây điều trồng cao su hiện nay cũng không ngoại lệ. Vấn đề cần lưu ý nhà nông là cây cao su có thể không chỉ có “lên ngôi”, mà biết đâu “ngộ nhỡ” sẽ có những diễn biến không như mong đợi và toan tính của nhiều nhà chuyên môn.
Trong sản xuất hàng nông sản, đặc biệt trong cơ chế thị trường những điều bất ngờ, rủi ro luôn rình rập. Vì vậy, nhà nông, nhất là những hộ mới phá điều trồng cao su, cần có phương án dự phòng, tránh tình trạng hụt hơi trong thời gian 5 - 7 năm chờ đợi thu hoach và khi cán đích tình thế lại đảo ngược không như khi mới bắt đầu (!?).