CEO Group và câu chuyện thành công ở Phú Quốc
Hầu hết du khách lần đầu đặt chân đến Novotel Phu Quoc Resort đều nghĩ đây là khu nghỉ dưỡng của một doanh nghiệp nước ngoài
Đã và đang đầu tư những dự án đạt tiêu chuẩn quốc tế, gắn liền với những thương hiệu khách sạn sang trọng, CEO Group đang từng bước chinh phục những tầm cao mới.
Hầu hết du khách lần đầu đặt chân đến Novotel Phu Quoc Resort đều nghĩ đây là khu nghỉ dưỡng của một doanh nghiệp nước ngoài. Cũng không lạ, bởi thương hiệu Novotel thuộc sở hữu của Accor - một trong những tập đoàn quản lý khách sạn lớn nhất thế giới.
Nhưng đây lại là dự án do một doanh nghiệp hoàn toàn vốn trong nước làm chủ đầu tư - CEO Group.
Hóa giải thách thức
Sáu năm trước, khi các lãnh đạo của CEO Group lần đầu đặt chân đến Phú Quốc, việc đầu tư một khu nghỉ dưỡng có tới gần 400 phòng gần như là không tưởng, bởi lúc đó, thị trường bất động sản bắt đầu lún sâu vào khủng hoảng, ngân hàng thắt chặt cho vay, nên hầu hết các doanh nghiệp bất động sản đều thiếu vốn.
Cũng chính vì thế, rất ít doanh nghiệp đủ “dũng cảm” rót tiền triển khai dự án tại Phú Quốc, cùng lắm chỉ đăng ký để… giữ chỗ, mặc dù hòn đảo này được ví như “thiên đường nghỉ dưỡng” và có nhiều cơ chế ưu đãi đầu tư nổi trội.
Thực ra, dễ hiểu vì sao các nhà đầu tư chùn tay. Thiếu vốn là một chuyện. Chuyện khác là đầu tư vào Phú Quốc lúc đó rất rủi ro, bởi giao thông hoàn toàn phụ thuộc vào đường hàng không, mà sân bay thì chỉ đón được máy bay nhỏ. Chi phí đầu tư cũng lớn do giá thành xây dựng cao. Chi phí năng lượng cũng lớn bởi phải dùng máy phát điện diesel.
Nhưng bất chấp những trở ngại này, CEO Group nhận thấy tiềm năng và vì thế đặt niềm tin vào tương lai của Phú Quốc. Họ đã nhận thấy, những hòn đảo đẹp có thể kinh doanh du lịch quanh năm như Phú Quốc thuộc diện rất hiếm trên thế giới và trước sau gì Phú Quốc cũng sẽ bùng nổ nếu như những “nút thắt” được tháo gỡ.
Thực tế cho thấy, khi những trở ngại lần lượt được gỡ bỏ, khi hạ tầng giao thông, đặc biệt là sân bay Phú Quốc được đầu tư mới, cáp điện ngầm xuyên biển được đầu tư, thị trường du lịch và bất động sản nghỉ dưỡng ở Phú Quốc bắt đầu phát triển mạng. Khi ấy, CEO Group đã trở thành một trong những người tiên phong đầu tư tại Đảo Ngọc này.
Theo lãnh đạo CEO Group, không chỉ là khó khăn khách quan mà nhiều yếu tố chủ quan cũng đã đặt ra những thách thức rất lớn đối với Công ty khi quyết định đầu tư vào Phú Quốc. Không những đầu tư vào một địa bàn hoàn toàn mới, CEO Group còn “tự đặt mình vào thế khó” khi quyết định đầu tư một lĩnh vực cũng hoàn toàn mới, thách thức hơn, đó là đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng.
Suốt chặng đường từ khi thành lập năm 2001, CEO Group chỉ tập trung đầu tư các dự án tại phía Bắc như khu đô thị Sunny Garden City và tòa tháp văn phòng CEO Tower tại Hà Nội, dự án River Silk City tại Hà Nam, cung cấp cho thị trường nhà ở và văn phòng làm việc chất lượng.
Trước khi đặt chân đến Phú Quốc, CEO Group cũng chưa từng đầu tư dự án khách sạn hay khu nghỉ dưỡng nào. Đầu tư nhà ở thu hồi vốn nhanh hơn, còn đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng không những đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn lâu, mà còn cần có khả năng phát triển dự án chuyên nghiệp, chất lượng xây dựng cao và đặc biệt là khả năng quản lý, vận hành tốt.
Đây là những “chướng ngại vật” mà các nhà đầu tư mới chập chững vào nghề không dễ chinh phục.
Bắt tay với những “ông lớn”
Để hóa giải thách thức, đồng thời tạo nên bước thay đổi thì không có cách nào khác tốt hơn là “đứng trên vai người khổng lồ”. Vì thế, CEO Group đã quyết định “bắt tay” với những đối tác uy tín để cùng tham gia phát triển dự án đầu tiên - Sonasea Villas & Resort, như Savills (nghiên cứu thị trường), Kume Asia (lập quy hoạch) và Site Asia (thiết kế), Coteccons (xây dựng) và Accor (quản lý).
Có sự bắt tay của Accor, dự án sẽ vừa có cơ hội nâng cao chất lượng dịch vụ, vừa có thể tiếp cận với thị trường khách du lịch quốc tế. Nhưng để có được cái gật đầu của Accor, dự án phải được xây dựng theo tiêu chuẩn riêng của tập đoàn này với những đòi hỏi khắt khe mà không nhiều doanh nghiệp trong nước đáp ứng được.
Nhưng CEO Group đã xây dựng khu nghỉ dưỡng Novotel Phu Quoc Resort với gần 400 phòng chỉ sau hơn một năm xây dựng theo chuẩn của Accor.
Không những thế, đây còn là khu nghỉ dưỡng biển mang thương hiệu Novotel lớn nhất trong hệ thống Accor tại Việt Nam và cũng là khách sạn thương hiệu quốc tế lớn nhất tại Phú Quốc.
Chỉ sau một thời gian vận hành Novotel Phu Quoc Resort, Accor lại tiếp tục quản lý 96 biệt thự Sonasea Villas với 350 phòng cùng các tiện ích đồng bộ. Điều này càng cho thấy những sản phẩm của CEO Group đáp ứng được đòi hỏi “khó tính” của nhà quản lý khách sạn hàng đầu thế giới, cũng như nhu cầu nghỉ dưỡng của du khách nước ngoài.
Cho đến nay, CEO Group đã rót hàng nghìn tỷ đồng vào Phú Quốc và đã chứng minh được năng lực triển khai những dự án bất động sản quy mô lớn, tiêu chuẩn khắt khe.
Mới đây, Tập đoàn đã thực hiện thành công một thương vụ M&A, góp phần nâng quỹ đất tại Phú Quốc từ 300 ha lên 450 ha, từ đó tiếp tục khẳng định vị thế là một trong ba nhà đầu tư lớn nhất trên Đảo Ngọc.
Sự thành công của Novotel Phu Quoc Resort mới chỉ là bước khởi đầu, và CEO Group đang lên kế hoạch đầu tư tiếp một chuỗi những dự án đủ tiêu chuẩn để gắn những thương hiệu khách sạn sang trọng.
Hầu hết du khách lần đầu đặt chân đến Novotel Phu Quoc Resort đều nghĩ đây là khu nghỉ dưỡng của một doanh nghiệp nước ngoài. Cũng không lạ, bởi thương hiệu Novotel thuộc sở hữu của Accor - một trong những tập đoàn quản lý khách sạn lớn nhất thế giới.
Nhưng đây lại là dự án do một doanh nghiệp hoàn toàn vốn trong nước làm chủ đầu tư - CEO Group.
Hóa giải thách thức
Sáu năm trước, khi các lãnh đạo của CEO Group lần đầu đặt chân đến Phú Quốc, việc đầu tư một khu nghỉ dưỡng có tới gần 400 phòng gần như là không tưởng, bởi lúc đó, thị trường bất động sản bắt đầu lún sâu vào khủng hoảng, ngân hàng thắt chặt cho vay, nên hầu hết các doanh nghiệp bất động sản đều thiếu vốn.
Cũng chính vì thế, rất ít doanh nghiệp đủ “dũng cảm” rót tiền triển khai dự án tại Phú Quốc, cùng lắm chỉ đăng ký để… giữ chỗ, mặc dù hòn đảo này được ví như “thiên đường nghỉ dưỡng” và có nhiều cơ chế ưu đãi đầu tư nổi trội.
Thực ra, dễ hiểu vì sao các nhà đầu tư chùn tay. Thiếu vốn là một chuyện. Chuyện khác là đầu tư vào Phú Quốc lúc đó rất rủi ro, bởi giao thông hoàn toàn phụ thuộc vào đường hàng không, mà sân bay thì chỉ đón được máy bay nhỏ. Chi phí đầu tư cũng lớn do giá thành xây dựng cao. Chi phí năng lượng cũng lớn bởi phải dùng máy phát điện diesel.
Nhưng bất chấp những trở ngại này, CEO Group nhận thấy tiềm năng và vì thế đặt niềm tin vào tương lai của Phú Quốc. Họ đã nhận thấy, những hòn đảo đẹp có thể kinh doanh du lịch quanh năm như Phú Quốc thuộc diện rất hiếm trên thế giới và trước sau gì Phú Quốc cũng sẽ bùng nổ nếu như những “nút thắt” được tháo gỡ.
Thực tế cho thấy, khi những trở ngại lần lượt được gỡ bỏ, khi hạ tầng giao thông, đặc biệt là sân bay Phú Quốc được đầu tư mới, cáp điện ngầm xuyên biển được đầu tư, thị trường du lịch và bất động sản nghỉ dưỡng ở Phú Quốc bắt đầu phát triển mạng. Khi ấy, CEO Group đã trở thành một trong những người tiên phong đầu tư tại Đảo Ngọc này.
Theo lãnh đạo CEO Group, không chỉ là khó khăn khách quan mà nhiều yếu tố chủ quan cũng đã đặt ra những thách thức rất lớn đối với Công ty khi quyết định đầu tư vào Phú Quốc. Không những đầu tư vào một địa bàn hoàn toàn mới, CEO Group còn “tự đặt mình vào thế khó” khi quyết định đầu tư một lĩnh vực cũng hoàn toàn mới, thách thức hơn, đó là đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng.
Suốt chặng đường từ khi thành lập năm 2001, CEO Group chỉ tập trung đầu tư các dự án tại phía Bắc như khu đô thị Sunny Garden City và tòa tháp văn phòng CEO Tower tại Hà Nội, dự án River Silk City tại Hà Nam, cung cấp cho thị trường nhà ở và văn phòng làm việc chất lượng.
Trước khi đặt chân đến Phú Quốc, CEO Group cũng chưa từng đầu tư dự án khách sạn hay khu nghỉ dưỡng nào. Đầu tư nhà ở thu hồi vốn nhanh hơn, còn đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng không những đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn lâu, mà còn cần có khả năng phát triển dự án chuyên nghiệp, chất lượng xây dựng cao và đặc biệt là khả năng quản lý, vận hành tốt.
Đây là những “chướng ngại vật” mà các nhà đầu tư mới chập chững vào nghề không dễ chinh phục.
Bắt tay với những “ông lớn”
Để hóa giải thách thức, đồng thời tạo nên bước thay đổi thì không có cách nào khác tốt hơn là “đứng trên vai người khổng lồ”. Vì thế, CEO Group đã quyết định “bắt tay” với những đối tác uy tín để cùng tham gia phát triển dự án đầu tiên - Sonasea Villas & Resort, như Savills (nghiên cứu thị trường), Kume Asia (lập quy hoạch) và Site Asia (thiết kế), Coteccons (xây dựng) và Accor (quản lý).
Có sự bắt tay của Accor, dự án sẽ vừa có cơ hội nâng cao chất lượng dịch vụ, vừa có thể tiếp cận với thị trường khách du lịch quốc tế. Nhưng để có được cái gật đầu của Accor, dự án phải được xây dựng theo tiêu chuẩn riêng của tập đoàn này với những đòi hỏi khắt khe mà không nhiều doanh nghiệp trong nước đáp ứng được.
Nhưng CEO Group đã xây dựng khu nghỉ dưỡng Novotel Phu Quoc Resort với gần 400 phòng chỉ sau hơn một năm xây dựng theo chuẩn của Accor.
Không những thế, đây còn là khu nghỉ dưỡng biển mang thương hiệu Novotel lớn nhất trong hệ thống Accor tại Việt Nam và cũng là khách sạn thương hiệu quốc tế lớn nhất tại Phú Quốc.
Chỉ sau một thời gian vận hành Novotel Phu Quoc Resort, Accor lại tiếp tục quản lý 96 biệt thự Sonasea Villas với 350 phòng cùng các tiện ích đồng bộ. Điều này càng cho thấy những sản phẩm của CEO Group đáp ứng được đòi hỏi “khó tính” của nhà quản lý khách sạn hàng đầu thế giới, cũng như nhu cầu nghỉ dưỡng của du khách nước ngoài.
Cho đến nay, CEO Group đã rót hàng nghìn tỷ đồng vào Phú Quốc và đã chứng minh được năng lực triển khai những dự án bất động sản quy mô lớn, tiêu chuẩn khắt khe.
Mới đây, Tập đoàn đã thực hiện thành công một thương vụ M&A, góp phần nâng quỹ đất tại Phú Quốc từ 300 ha lên 450 ha, từ đó tiếp tục khẳng định vị thế là một trong ba nhà đầu tư lớn nhất trên Đảo Ngọc.
Sự thành công của Novotel Phu Quoc Resort mới chỉ là bước khởi đầu, và CEO Group đang lên kế hoạch đầu tư tiếp một chuỗi những dự án đủ tiêu chuẩn để gắn những thương hiệu khách sạn sang trọng.