Chấm dứt độc quyền trong đào tạo chứng khoán?
Tới đây, những người muốn có chứng chỉ hành nghề chứng khoán có thể chỉ phải vượt qua kỳ sát hạch do Ủy ban Chứng khoán tổ chức
Điều kiện phải theo học 3 khoá tại Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Đào tạo chứng khoán (Ủy ban Chứng khoán) để tham gia vào kỳ thi sát hạch lấy chứng chỉ hành nghề chứng khoán của Ủy ban sẽ được bãi bỏ.
Đây là thông tin do ông Trần Xuân Hà, Thứ trưởng Bộ Tài chính, mặc dù chưa chính thức, cam kết một cách công khai tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam vừa diễn ra cuối tuần trước.
Tới đây, những người muốn có chứng chỉ hành nghề chứng khoán có thể chỉ cần phải vượt qua kỳ sát hạch do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tổ chức. Sự độc quyền lâu nay của Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Đào tạo chứng khoán của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đang được kỳ vọng sẽ không còn. Như vậy, sự giành giật các nhân viên có chứng chỉ hành nghề giữa các công ty chứng khoán chắc sẽ giảm thiểu khi nguồn cung chứng chỉ được tháo gỡ.
Tất cả điều kiện và dự liệu trên đây đều được viết theo hướng có thể, bởi theo ông Trần Xuân Hà, việc sửa đổi các điều kiện này đang được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện. Theo kinh nghiệm phổ biến của giới đầu tư trong việc sửa đổi các văn bản của Việt Nam thì kết quả cuối cùng chỉ được biết đến khi văn bản được ban hành. Trong những lần bàn thảo về nội dung này trước đây, cũng đã có ý kiến cho rằng, việc lựa chọn các trung tâm đào tạo cần phải được làm rõ để đảm bảo chất lượng đào tạo trong lĩnh vực còn rất mới mẻ này ở Việt Nam. Và như vậy, việc làm rõ trung tâm nào hay loại bỏ hoàn toàn quy định cứng nhắc về cơ sở đào tạo có vẻ cũng đang được cân nhắc.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Hoàng Hải, Tổng thư ký Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính (VAFI) thì lời cam kết trước đông đảo cộng đồng các hiệp hội doanh nghiệp trong nước và nước ngoài của Thứ trưởng Bộ Tài chính là hoàn toàn đáng tin cậy và thực sự đã giải toả phần nào những vướng mắc lớn liên quan tới chứng chỉ hành nghề chứng khoán. Đặc biệt, yếu tố xin-cho trong việc cấp chứng chỉ hành nghề cũng có cơ hội bị triệt tiêu.
Cần phải nhắc lại rằng, các quy định về điều kiện có được chứng chỉ hành nghề chứng khoán theo quy định của Luật Chứng khoán khá đơn giản. Ngoài các quy định thông thường về thân nhân, điều kiện chuyên môn được quy định tại Điều 79 Luật Chứng khoán là có trình độ đại học, có trình độ chuyên môn về chứng khoán và thị trường chứng khoán, đạt yêu cầu trong kỳ thi sát hạch do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tổ chức.
Tuy nhiên, cụ thể hoá trình độ chuyên môn cho tới thời điểm này vẫn được áp dụng theo Quyết định 55/2004/QĐ ban hành kèm theo Quy chế tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán được ban hành ngày 17/6/2004. Có nghĩa là mỗi người phải có 3 chứng chỉ là chứng chỉ cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán, chứng chỉ phân tích và đầu tư chứng khoán, chứng chỉ luật áp dụng trong ngành chứng khoán do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp với thời hạn từ 2-3 năm tuỳ loại chứng chỉ.
Chính quy định này đã tạo nên sự quá tải trong đào tạo của Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Đào tạo chứng khoán. Hệ quả của nó là sự thiếu trầm trọng nguồn nhân lực đủ… chứng chỉ cho các công ty chứng khoán.
Đây là thông tin do ông Trần Xuân Hà, Thứ trưởng Bộ Tài chính, mặc dù chưa chính thức, cam kết một cách công khai tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam vừa diễn ra cuối tuần trước.
Tới đây, những người muốn có chứng chỉ hành nghề chứng khoán có thể chỉ cần phải vượt qua kỳ sát hạch do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tổ chức. Sự độc quyền lâu nay của Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Đào tạo chứng khoán của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đang được kỳ vọng sẽ không còn. Như vậy, sự giành giật các nhân viên có chứng chỉ hành nghề giữa các công ty chứng khoán chắc sẽ giảm thiểu khi nguồn cung chứng chỉ được tháo gỡ.
Tất cả điều kiện và dự liệu trên đây đều được viết theo hướng có thể, bởi theo ông Trần Xuân Hà, việc sửa đổi các điều kiện này đang được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện. Theo kinh nghiệm phổ biến của giới đầu tư trong việc sửa đổi các văn bản của Việt Nam thì kết quả cuối cùng chỉ được biết đến khi văn bản được ban hành. Trong những lần bàn thảo về nội dung này trước đây, cũng đã có ý kiến cho rằng, việc lựa chọn các trung tâm đào tạo cần phải được làm rõ để đảm bảo chất lượng đào tạo trong lĩnh vực còn rất mới mẻ này ở Việt Nam. Và như vậy, việc làm rõ trung tâm nào hay loại bỏ hoàn toàn quy định cứng nhắc về cơ sở đào tạo có vẻ cũng đang được cân nhắc.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Hoàng Hải, Tổng thư ký Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính (VAFI) thì lời cam kết trước đông đảo cộng đồng các hiệp hội doanh nghiệp trong nước và nước ngoài của Thứ trưởng Bộ Tài chính là hoàn toàn đáng tin cậy và thực sự đã giải toả phần nào những vướng mắc lớn liên quan tới chứng chỉ hành nghề chứng khoán. Đặc biệt, yếu tố xin-cho trong việc cấp chứng chỉ hành nghề cũng có cơ hội bị triệt tiêu.
Cần phải nhắc lại rằng, các quy định về điều kiện có được chứng chỉ hành nghề chứng khoán theo quy định của Luật Chứng khoán khá đơn giản. Ngoài các quy định thông thường về thân nhân, điều kiện chuyên môn được quy định tại Điều 79 Luật Chứng khoán là có trình độ đại học, có trình độ chuyên môn về chứng khoán và thị trường chứng khoán, đạt yêu cầu trong kỳ thi sát hạch do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tổ chức.
Tuy nhiên, cụ thể hoá trình độ chuyên môn cho tới thời điểm này vẫn được áp dụng theo Quyết định 55/2004/QĐ ban hành kèm theo Quy chế tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán được ban hành ngày 17/6/2004. Có nghĩa là mỗi người phải có 3 chứng chỉ là chứng chỉ cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán, chứng chỉ phân tích và đầu tư chứng khoán, chứng chỉ luật áp dụng trong ngành chứng khoán do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp với thời hạn từ 2-3 năm tuỳ loại chứng chỉ.
Chính quy định này đã tạo nên sự quá tải trong đào tạo của Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Đào tạo chứng khoán. Hệ quả của nó là sự thiếu trầm trọng nguồn nhân lực đủ… chứng chỉ cho các công ty chứng khoán.