“Chấm dứt xung đột là ưu tiên số 1 của Myanmar”
Bà Suu Kyi khẳng định chấm dứt cuộc xung đột của các nhóm nổi dậy sẽ là ưu tiên số 1
Chính trị gia theo trường phái dân chủ của Myanmar, bà Aung San Suu Kyi, nói rằng lập lại hòa bình với các nhóm thiểu số sẽ là mục tiêu quan trọng nhất khi đảng của bà lập chính phủ mới trong những tuần sắp tới.
Theo tờ Wall Street Journal, tuyên bố trên được bà Suu Kyi đưa ra ngày 4/1, nhân dịp kỷ niệm 68 năm ngày Myanmar giành độc lập khỏi Anh. Đây cũng là bài phát biểu thứ hai của bà trước công chúng kể từ khi Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) giành chiến thắng lịch sử trong cuộc bầu cử diễn ra vào tháng 11/2015.
Bà Suu Kyi, thủ lĩnh NLD, khẳng định chấm dứt cuộc xung đột của các nhóm nổi dậy - trong đó có những cuộc xung đột đã kéo dài từ khi Myanmar giành độc lập - sẽ là ưu tiên số 1 khi lập chính phủ.
Nữ chính trị gia nổi tiếng của Myanmar phát biểu trước hàng trăm thành viên NLD và người ủng hộ tại khu vực nơi đảng này đang xây một tòa nhà trụ sở cao tầng mới để thay thế cho khu nhà xiêu vẹo mà đảng dùng làm “đại bản doanh” suốt nhiều thập kỷ qua. Bà ví việc xây dựng tòa nhà này với việc tái thiết Myanmar - điều mà bà cho là “vừa tới lúc chín muồi”.
Bà Suu Kyi nói việc đầu tiên mà đảng của bà sẽ làm là thiết lập một “nền hòa bình phù hợp” với các nhóm dân tộc có vũ trang của Myanmar.
Tháng 10 năm ngoái, Chính phủ đương nhiệm thân quân đội của Myanmar đã đạt một thỏa thuận ngừng bắn với một số nhóm, nhưng một số nhóm khác từ chối ký thỏa thuận và vẫn chiến đấu với quân đội của Chính phủ ở các khu vực gần biên giới với Trung Quốc.
Các nhóm dân tộc thiểu số có vũ trang đã xung đột với quân đội Myanmar suốt nhiều thập kỷ qua, chiến đấu nhằm giành thêm quyền độc lập cho các khu vực mà họ kiểm soát. Cuộc xung đột này chủ yếu xoay quanh vấn đề chia sẻ các nguồn tài nguyên dồi dào của Myanmar như ngọc, vàng, than, kẽm...
Trong bài phát biểu của mình, bà Suu Kyi không đưa ra bất kỳ chi tiết nào về quá trình chuyển giao quyền lực sang một chính phủ do NLD cầm quyền. Trong mấy tuần gần đây, bà đã gặp các lãnh đạo cao cấp nhất của quân đội để bàn về chuyển giao quyền lực, nhưng nội dung của các cuộc gặp này đều được giấu kín.
Theo kế hoạch, một quốc hội mới do NLD chiếm đa số sẽ được thành lập sau ngày 31/1. Tiếp đó, một Tổng thống mới sẽ được lựa chọn trước tháng 3 để thay thế cho Tổng thống đương nhiệm Thein Sein.
Dù quân đội Myanmar và bà Suu Kyi đã cam kết rằng hai bên sẽ hợp tác và có sự chia sẻ quyền lực một cách hiệu quả. Tuy vậy, vẫn có nhiều ý kiến lo ngại rằng quân đội sẽ tiếp tục giữ vững quyền lực tại những cơ quan và lĩnh vực kinh tế quan trọng nhất của Myanmar.
Theo tờ Wall Street Journal, tuyên bố trên được bà Suu Kyi đưa ra ngày 4/1, nhân dịp kỷ niệm 68 năm ngày Myanmar giành độc lập khỏi Anh. Đây cũng là bài phát biểu thứ hai của bà trước công chúng kể từ khi Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) giành chiến thắng lịch sử trong cuộc bầu cử diễn ra vào tháng 11/2015.
Bà Suu Kyi, thủ lĩnh NLD, khẳng định chấm dứt cuộc xung đột của các nhóm nổi dậy - trong đó có những cuộc xung đột đã kéo dài từ khi Myanmar giành độc lập - sẽ là ưu tiên số 1 khi lập chính phủ.
Nữ chính trị gia nổi tiếng của Myanmar phát biểu trước hàng trăm thành viên NLD và người ủng hộ tại khu vực nơi đảng này đang xây một tòa nhà trụ sở cao tầng mới để thay thế cho khu nhà xiêu vẹo mà đảng dùng làm “đại bản doanh” suốt nhiều thập kỷ qua. Bà ví việc xây dựng tòa nhà này với việc tái thiết Myanmar - điều mà bà cho là “vừa tới lúc chín muồi”.
Bà Suu Kyi nói việc đầu tiên mà đảng của bà sẽ làm là thiết lập một “nền hòa bình phù hợp” với các nhóm dân tộc có vũ trang của Myanmar.
Tháng 10 năm ngoái, Chính phủ đương nhiệm thân quân đội của Myanmar đã đạt một thỏa thuận ngừng bắn với một số nhóm, nhưng một số nhóm khác từ chối ký thỏa thuận và vẫn chiến đấu với quân đội của Chính phủ ở các khu vực gần biên giới với Trung Quốc.
Các nhóm dân tộc thiểu số có vũ trang đã xung đột với quân đội Myanmar suốt nhiều thập kỷ qua, chiến đấu nhằm giành thêm quyền độc lập cho các khu vực mà họ kiểm soát. Cuộc xung đột này chủ yếu xoay quanh vấn đề chia sẻ các nguồn tài nguyên dồi dào của Myanmar như ngọc, vàng, than, kẽm...
Trong bài phát biểu của mình, bà Suu Kyi không đưa ra bất kỳ chi tiết nào về quá trình chuyển giao quyền lực sang một chính phủ do NLD cầm quyền. Trong mấy tuần gần đây, bà đã gặp các lãnh đạo cao cấp nhất của quân đội để bàn về chuyển giao quyền lực, nhưng nội dung của các cuộc gặp này đều được giấu kín.
Theo kế hoạch, một quốc hội mới do NLD chiếm đa số sẽ được thành lập sau ngày 31/1. Tiếp đó, một Tổng thống mới sẽ được lựa chọn trước tháng 3 để thay thế cho Tổng thống đương nhiệm Thein Sein.
Dù quân đội Myanmar và bà Suu Kyi đã cam kết rằng hai bên sẽ hợp tác và có sự chia sẻ quyền lực một cách hiệu quả. Tuy vậy, vẫn có nhiều ý kiến lo ngại rằng quân đội sẽ tiếp tục giữ vững quyền lực tại những cơ quan và lĩnh vực kinh tế quan trọng nhất của Myanmar.