Sẽ không có “liệu pháp sốc” tại Myanmar?
Suu Kyi và đảng của bà khó có thể quét sạch ngay mọi tàn dư của 5 thập kỷ quân đội cầm quyền ở Myanmar
Khi thành lập một chính phủ mới ở Myanmar vào tháng tới, Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi dự định sẽ duy trì gần như toàn bộ chính sách kinh tế của chính quyền tiền nhiệm được quân đội hậu thuẫn, và sẽ không đóng cửa các doanh nghiệp do phe quân đội kiểm soát - tờ Wall Street Journal cho biết.
“Chúng tôi không cần phải thay đổi đột ngột. Chúng tôi muốn có sự nối tiếp giữa chính phủ của chúng tôi với chính phủ trước”, ông Han Tha Myint, người đứng đầu ủy ban kinh tế của NLD cho biết trong một cuộc trả lời phỏng vấn tờ báo trên.
“Chúng tôi không cần đảo lộn các chính sách hiện tại. Nhưng chúng tôi sẽ tìm cách để giảm tình trạng tham nhũng”, ông Han Tha Myint nói.
Việc NLD nhấn mạnh duy trì chính sách kinh tế của chính quyền tiền nhiệm khẳng định mối quan ngại của nhiều người về việc bà Suu Kyi và đảng của bà khó có thể quét sạch ngay mọi tàn dư của 5 thập kỷ quân đội cầm quyền ở Myanmar.
Theo giới quan sát, tham nhũng và đặc quyền đặc lợi vẫn ăn sâu bám rễ ở Myanmar, trong khi các doanh nghiệp chủ chốt nước này chủ yếu nằm dưới sự kiểm soát của quân đội và các nhân vật thân cận.
Tổng thống Thein Sein từng tuyên bố diệt trừ tham nhũng là mục tiêu kinh tế hàng đầu và Myanmar đã thông qua luật chống tham nhũng vào năm 2013. Tuy nhiên, đến nay hầu như chưa có ai ở Myanmar bị kết án vì tội danh tham nhũng và nước này vẫn bị xem là một trong những quốc gia tham nhũng nhất thế giới.
Theo ông Han Tha Myint, NLD hiểu rằng họ sẽ phải liên minh với quân đội, dù đảng này giành 75% số ghế trong cuộc bầu cử quốc hội.
“Cần phải có sự thỏa hiệp với quân đội trong lĩnh vực kinh tế. Chúng tôi phải đảm bảo rằng các doanh nghiệp của quân đội sẽ tiếp tục hoạt động. Chúng tôi không thể quốc hữu hóa hay tư nhân hóa các doanh nghiệp đó một cách đột ngột được”, ông Han Than Myint nói.
Theo vị quan chức này, ưu tiên của NLD là thu hút thêm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Myanmar, nối tiếp thành công của chính quyền tiền nhiệm trong việc tăng lượng vốn FDI trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 3/2015 lên mức 8 tỷ USD từ mức 1,4 tỷ USD cách đó 2 năm.
Đến nay, hầu hết vốn FDI vào Myanmar đều chảy vào các ngành dầu khí và khai mỏ đá quý. NLD hy vọng sắp tới vốn nước ngoài sẽ đổ nhiều hơn vào các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, du lịch và những ngành tạo nhiều việc làm hơn.
Bất chấp sự trấn an của NLD, nhiều nhà đầu tư lo ngại đảng này sẽ gặp khó khăn khi chuyển từ vị trí đối lập sang cầm quyền. Các đặc khu kinh tế của Myanmar như Thilawa và Dawei đều do các bộ trưởng sắp từ nhiệm quản lý.
Ông Maung Maung Thein, Bộ trưởng Bộ Tài chính sắp từ nhiệm, người có chức vụ trong một số ủy ban giám sát các dự án kinh tế của Myanmar, cho biết NLD chưa tiếp cận với các ủy ban này để được chuyển giao công việc.
Chính phủ đương nhiệm và NLD đã thiết lập một số ủy ban về chuyển giao quyền lực. Ông Han Tha Myint cho biết các dự án đang thực hiện sẽ được rà soát để xác định xem “có hoàn toàn đem lại lợi ích cho người dân” hay không, và sẽ thẩm vấn “bất kỳ dự án nào đáng ngờ”.
“Chúng tôi không cần phải thay đổi đột ngột. Chúng tôi muốn có sự nối tiếp giữa chính phủ của chúng tôi với chính phủ trước”, ông Han Tha Myint, người đứng đầu ủy ban kinh tế của NLD cho biết trong một cuộc trả lời phỏng vấn tờ báo trên.
“Chúng tôi không cần đảo lộn các chính sách hiện tại. Nhưng chúng tôi sẽ tìm cách để giảm tình trạng tham nhũng”, ông Han Tha Myint nói.
Việc NLD nhấn mạnh duy trì chính sách kinh tế của chính quyền tiền nhiệm khẳng định mối quan ngại của nhiều người về việc bà Suu Kyi và đảng của bà khó có thể quét sạch ngay mọi tàn dư của 5 thập kỷ quân đội cầm quyền ở Myanmar.
Theo giới quan sát, tham nhũng và đặc quyền đặc lợi vẫn ăn sâu bám rễ ở Myanmar, trong khi các doanh nghiệp chủ chốt nước này chủ yếu nằm dưới sự kiểm soát của quân đội và các nhân vật thân cận.
Tổng thống Thein Sein từng tuyên bố diệt trừ tham nhũng là mục tiêu kinh tế hàng đầu và Myanmar đã thông qua luật chống tham nhũng vào năm 2013. Tuy nhiên, đến nay hầu như chưa có ai ở Myanmar bị kết án vì tội danh tham nhũng và nước này vẫn bị xem là một trong những quốc gia tham nhũng nhất thế giới.
Theo ông Han Tha Myint, NLD hiểu rằng họ sẽ phải liên minh với quân đội, dù đảng này giành 75% số ghế trong cuộc bầu cử quốc hội.
“Cần phải có sự thỏa hiệp với quân đội trong lĩnh vực kinh tế. Chúng tôi phải đảm bảo rằng các doanh nghiệp của quân đội sẽ tiếp tục hoạt động. Chúng tôi không thể quốc hữu hóa hay tư nhân hóa các doanh nghiệp đó một cách đột ngột được”, ông Han Than Myint nói.
Theo vị quan chức này, ưu tiên của NLD là thu hút thêm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Myanmar, nối tiếp thành công của chính quyền tiền nhiệm trong việc tăng lượng vốn FDI trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 3/2015 lên mức 8 tỷ USD từ mức 1,4 tỷ USD cách đó 2 năm.
Đến nay, hầu hết vốn FDI vào Myanmar đều chảy vào các ngành dầu khí và khai mỏ đá quý. NLD hy vọng sắp tới vốn nước ngoài sẽ đổ nhiều hơn vào các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, du lịch và những ngành tạo nhiều việc làm hơn.
Bất chấp sự trấn an của NLD, nhiều nhà đầu tư lo ngại đảng này sẽ gặp khó khăn khi chuyển từ vị trí đối lập sang cầm quyền. Các đặc khu kinh tế của Myanmar như Thilawa và Dawei đều do các bộ trưởng sắp từ nhiệm quản lý.
Ông Maung Maung Thein, Bộ trưởng Bộ Tài chính sắp từ nhiệm, người có chức vụ trong một số ủy ban giám sát các dự án kinh tế của Myanmar, cho biết NLD chưa tiếp cận với các ủy ban này để được chuyển giao công việc.
Chính phủ đương nhiệm và NLD đã thiết lập một số ủy ban về chuyển giao quyền lực. Ông Han Tha Myint cho biết các dự án đang thực hiện sẽ được rà soát để xác định xem “có hoàn toàn đem lại lợi ích cho người dân” hay không, và sẽ thẩm vấn “bất kỳ dự án nào đáng ngờ”.