Chân dung nữ thủ tướng đầu tiên của Thái Lan
Trước khi đến với cuộc bầu cử, bà nổi tiếng là em gái cựu Thủ tướng Thaksin và là một nữ doanh nhân thành đạt
Tính đến sáng 4/7, kết quả sơ bộ cuộc tổng tuyển cử Thái Lan cho thấy, đảng Puea Thai đối lập đã giành chiến thắng áp đảo trước đảng Dân chủ cầm quyền.
Với kết quả này, đảng Puea Thai đã giành quá đa số ghế theo luật định để đứng ra thành lập chính phủ và mở đường cho thủ lĩnh Yingluck Shinawatra, em gái cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của Thái Lan.
Trẻ trung, năng động, bà Yingluck hứa hẹn sẽ mang đến làn gió mới cho bầu không khí chính trị Thái Lan và là niềm hy vọng cho hàng triệu phụ nữ nghèo của đất nước này. Tuy nhiên, bà chưa từng ra tranh cử một chức vụ nào trong chính phủ và những người chỉ trích sớm chỉ ra điểm yếu của bà là thiếu kinh nghiệm.
Bà Yingluck Shinawatra sinh ngày 21/6/1967, trong một gia đình gốc Hoa có tiếng tăm ở Chiang Mai. Bà là con út trong gia đình gồm 9 anh chị em. Trước khi đến với cuộc bầu cử, bà nổi tiếng là em gái cựu Thủ tướng Thaksin và là một nữ doanh nhân thành đạt.
Bà Yingluck tốt nghiệp cử nhân khoa Chính trị và Quản trị công tại trường Đại học Chiang Mai năm 1988. Bà học tiếp và lấy bằng thạc sĩ ở Đại học Kentucky (Mỹ) vào năm 1990. Đầu những năm 1990, bà trở về Thái Lan làm quản trị viên tập sự cho công ty Shinawatra Directories của ông Thaksin.
Không lâu sau, với tài năng kinh doanh và quản trị, bà dần dần nắm nhiều vị trí lãnh đạo khác nhau, bao gồm ghế Chủ tịch Advanced Info, công ty kinh doanh dịch vụ điện thoại di động của Tập đoàn Shin Corp - "gã khổng lồ" viễn thông được ông Thaksin một tay gây dựng nên...
Bà là Giám đốc quản lý Công ty viễn thông AIS của gia đình Shinawatra vào năm 2002 và về sau hãng điện thoại di động lớn nhất của Thái Lan này được tổ hợp Temasek Holdings của Singapore mua lại.
Bà hiện là Chủ tịch của công ty bất động sản SC Assets, thuộc Công ty Phát triển bất động sản Shinawatra, có trụ sở tại Bangkok. Bà đồng thời cũng là một thành viên của Quỹ Viễn thông Thái (Thaicom Foundation) và đảm nhiệm việc quản lý tài chính cho đảng Puea Thai.
Về cuộc sống hôn nhân, bà Yingluck đang sống như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn với ông Anusorn Amornchat, Tổng giám đốc tập đoàn M Link Asia Corporation. Hai người có chung một con trai tên là Supasek.
Sau khi PPP, đảng có mối liên hệ trực tiếp với cựu Thủ tướng Thaksin bị giải tán theo lệnh của tòa án. Ông Thaksin đã lập ra một đảng mới, đảng Puea Thai, để hoạt động chính trị tại Thái Lan. Ngay từ đầu, ông đã lựa chọn bà Yingluck làm người lãnh đạo đảng.
Cho tới trước ngày 16/5/2011, Yingluck Shinawatra chưa từng tranh cử vào bất kỳ cấp chính quyền nào ở Thái Lan, cũng không tham gia một vị trí nào trong bộ máy nhà nước. Nhưng việc bà là em gái út của ông Thaksin, đã khiến bà giành được thiện cảm đặc biệt với các cử tri.
Không chỉ nhận được sự ủng hộ của nhiều triệu người vốn vẫn yêu quý anh trai bà, Yingluck còn thuyết phục được những cử tri chưa dứt khoát bằng một con người mới gắn liền với một cái tên cũ.
Tạp chí Matichon Weekly số tháng 3/2011 nhận xét, Yingluck là người được Thaksin đặc biệt tin tưởng, chỉ sau người vợ cũ Pojaman: "Yingluck thực sự là cánh tay phải của Thaksin và bà có thể tiếp xúc với ông bất kỳ lúc nào".
Thêm vào đó, chiến thắng của bà còn là nhờ cương lĩnh tranh cử khác với vị Thủ tướng sinh ra ở Anh như ông Abhisit. Cương lĩnh tranh cử của bà Yingluck tập trung vào các chính sách và việc nhấn mạnh sự cần thiết của hòa giải dân tộc sau nhiều năm bất ổn.
Trong vài năm qua, Thái Lan đã chứng kiến các cuộc biểu tình trên đường phố, đóng cửa sân bay và các vụ xô xát giữa những người ủng hộ 2 đảng chính. Các vụ bạo lực đã làm tổn hại tới nền kinh tế Thái Lan và cũng như danh tiếng của nước này.
Năm ngoái, các cuộc biểu tình của phe áo đỏ đã làm tê liệt các khu vực ở thủ đô Bangkok trong suốt hai tháng trong một nỗ lực nhằm yêu cầu chính phủ từ chức. Chính phủ Thái Lan đã ra lệnh trấn áp biểu tình, làm 91 người chết và khoảng 1.800 người bị thương.
Kết quả của cuộc bầu cử này được xem là điều kiện quan trọng để Thái Lan có thể bước ra khỏi cuộc bạo động chính trị và thu hẹp hố ngăn cách giữa những tầng lớp ưu tú tại thủ đô và các tầng lớp nghèo thành thị cùng nông thôn trung thành với ông Thaksin, vị Thủ tướng bị lật đổ năm 2006.
Bà Yingluck từng nói rằng, bà dự định sẽ sử dụng lợi thế của một phụ nữ để thúc đẩy hòa giải dân tộc và muốn một cơ hội để chứng tỏ bản thân. "Tôi sẽ dùng lợi thế nữ tính của mình để phụng sự hết mình cho đất nước chúng ta", bà nói.
Sắc đẹp đầy quyến rũ của bà Yingluck đã gây ấn tượng với cử tri trong suốt chiến dịch tranh cử. Những khi bà mỉm cười và cúi người đáp lễ một cụ già hay một người nông dân dầm mưa dãi nắng, mọi người lại càng cảm thấy có thiện cảm nhiều hơn với bà.
Ở hậu trường, Yingluck được một đội ngũ chính trị gia kỳ cựu tư vấn. Họ cho rằng, chiến dịch tranh cử phải thể hiện được sức hấp dẫn của ứng viên và Yingluck đã rất thận trọng khi truyền tải thông điệp này. Thêm vào đó, Yingluck chỉ nói những điều dễ chịu về các đối thủ của mình và chính điều này giúp bà vượt lên.
Phát biểu sau khi tuyên bố chiến thắng hôm qua, bà cho biết, "tôi không muốn nói rằng, đảng Puea Thai chiến thắng, song người dân Thái Lan đã trao cho Puea Thai cơ hội lãnh đạo đất nước". Bà Yingluck khẳng định còn nhiều việc phải làm và ưu tiên trước mắt là phục hồi kinh tế.
Với kết quả này, đảng Puea Thai đã giành quá đa số ghế theo luật định để đứng ra thành lập chính phủ và mở đường cho thủ lĩnh Yingluck Shinawatra, em gái cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của Thái Lan.
Trẻ trung, năng động, bà Yingluck hứa hẹn sẽ mang đến làn gió mới cho bầu không khí chính trị Thái Lan và là niềm hy vọng cho hàng triệu phụ nữ nghèo của đất nước này. Tuy nhiên, bà chưa từng ra tranh cử một chức vụ nào trong chính phủ và những người chỉ trích sớm chỉ ra điểm yếu của bà là thiếu kinh nghiệm.
Bà Yingluck Shinawatra sinh ngày 21/6/1967, trong một gia đình gốc Hoa có tiếng tăm ở Chiang Mai. Bà là con út trong gia đình gồm 9 anh chị em. Trước khi đến với cuộc bầu cử, bà nổi tiếng là em gái cựu Thủ tướng Thaksin và là một nữ doanh nhân thành đạt.
Bà Yingluck tốt nghiệp cử nhân khoa Chính trị và Quản trị công tại trường Đại học Chiang Mai năm 1988. Bà học tiếp và lấy bằng thạc sĩ ở Đại học Kentucky (Mỹ) vào năm 1990. Đầu những năm 1990, bà trở về Thái Lan làm quản trị viên tập sự cho công ty Shinawatra Directories của ông Thaksin.
Không lâu sau, với tài năng kinh doanh và quản trị, bà dần dần nắm nhiều vị trí lãnh đạo khác nhau, bao gồm ghế Chủ tịch Advanced Info, công ty kinh doanh dịch vụ điện thoại di động của Tập đoàn Shin Corp - "gã khổng lồ" viễn thông được ông Thaksin một tay gây dựng nên...
Bà là Giám đốc quản lý Công ty viễn thông AIS của gia đình Shinawatra vào năm 2002 và về sau hãng điện thoại di động lớn nhất của Thái Lan này được tổ hợp Temasek Holdings của Singapore mua lại.
Bà hiện là Chủ tịch của công ty bất động sản SC Assets, thuộc Công ty Phát triển bất động sản Shinawatra, có trụ sở tại Bangkok. Bà đồng thời cũng là một thành viên của Quỹ Viễn thông Thái (Thaicom Foundation) và đảm nhiệm việc quản lý tài chính cho đảng Puea Thai.
Về cuộc sống hôn nhân, bà Yingluck đang sống như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn với ông Anusorn Amornchat, Tổng giám đốc tập đoàn M Link Asia Corporation. Hai người có chung một con trai tên là Supasek.
Sau khi PPP, đảng có mối liên hệ trực tiếp với cựu Thủ tướng Thaksin bị giải tán theo lệnh của tòa án. Ông Thaksin đã lập ra một đảng mới, đảng Puea Thai, để hoạt động chính trị tại Thái Lan. Ngay từ đầu, ông đã lựa chọn bà Yingluck làm người lãnh đạo đảng.
Cho tới trước ngày 16/5/2011, Yingluck Shinawatra chưa từng tranh cử vào bất kỳ cấp chính quyền nào ở Thái Lan, cũng không tham gia một vị trí nào trong bộ máy nhà nước. Nhưng việc bà là em gái út của ông Thaksin, đã khiến bà giành được thiện cảm đặc biệt với các cử tri.
Không chỉ nhận được sự ủng hộ của nhiều triệu người vốn vẫn yêu quý anh trai bà, Yingluck còn thuyết phục được những cử tri chưa dứt khoát bằng một con người mới gắn liền với một cái tên cũ.
Tạp chí Matichon Weekly số tháng 3/2011 nhận xét, Yingluck là người được Thaksin đặc biệt tin tưởng, chỉ sau người vợ cũ Pojaman: "Yingluck thực sự là cánh tay phải của Thaksin và bà có thể tiếp xúc với ông bất kỳ lúc nào".
Thêm vào đó, chiến thắng của bà còn là nhờ cương lĩnh tranh cử khác với vị Thủ tướng sinh ra ở Anh như ông Abhisit. Cương lĩnh tranh cử của bà Yingluck tập trung vào các chính sách và việc nhấn mạnh sự cần thiết của hòa giải dân tộc sau nhiều năm bất ổn.
Trong vài năm qua, Thái Lan đã chứng kiến các cuộc biểu tình trên đường phố, đóng cửa sân bay và các vụ xô xát giữa những người ủng hộ 2 đảng chính. Các vụ bạo lực đã làm tổn hại tới nền kinh tế Thái Lan và cũng như danh tiếng của nước này.
Năm ngoái, các cuộc biểu tình của phe áo đỏ đã làm tê liệt các khu vực ở thủ đô Bangkok trong suốt hai tháng trong một nỗ lực nhằm yêu cầu chính phủ từ chức. Chính phủ Thái Lan đã ra lệnh trấn áp biểu tình, làm 91 người chết và khoảng 1.800 người bị thương.
Kết quả của cuộc bầu cử này được xem là điều kiện quan trọng để Thái Lan có thể bước ra khỏi cuộc bạo động chính trị và thu hẹp hố ngăn cách giữa những tầng lớp ưu tú tại thủ đô và các tầng lớp nghèo thành thị cùng nông thôn trung thành với ông Thaksin, vị Thủ tướng bị lật đổ năm 2006.
Bà Yingluck từng nói rằng, bà dự định sẽ sử dụng lợi thế của một phụ nữ để thúc đẩy hòa giải dân tộc và muốn một cơ hội để chứng tỏ bản thân. "Tôi sẽ dùng lợi thế nữ tính của mình để phụng sự hết mình cho đất nước chúng ta", bà nói.
Sắc đẹp đầy quyến rũ của bà Yingluck đã gây ấn tượng với cử tri trong suốt chiến dịch tranh cử. Những khi bà mỉm cười và cúi người đáp lễ một cụ già hay một người nông dân dầm mưa dãi nắng, mọi người lại càng cảm thấy có thiện cảm nhiều hơn với bà.
Ở hậu trường, Yingluck được một đội ngũ chính trị gia kỳ cựu tư vấn. Họ cho rằng, chiến dịch tranh cử phải thể hiện được sức hấp dẫn của ứng viên và Yingluck đã rất thận trọng khi truyền tải thông điệp này. Thêm vào đó, Yingluck chỉ nói những điều dễ chịu về các đối thủ của mình và chính điều này giúp bà vượt lên.
Phát biểu sau khi tuyên bố chiến thắng hôm qua, bà cho biết, "tôi không muốn nói rằng, đảng Puea Thai chiến thắng, song người dân Thái Lan đã trao cho Puea Thai cơ hội lãnh đạo đất nước". Bà Yingluck khẳng định còn nhiều việc phải làm và ưu tiên trước mắt là phục hồi kinh tế.