Châu Âu “xoay” cách đối phó với Hy Lạp
Những nỗ lực nhằm phá vỡ thế bế tắc trong cuộc đàm phán giữa Hy Lạp và các chủ nợ đang ngày càng trở nên cấp bách
Lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 1/6 đã nhóm họp ở Berlin để thảo luận kế hoạch đưa ra cho Hy Lạp một cơ hội khả thi duy nhất tránh nguy cơ vỡ nợ và tiếp tục ở lại trong khối sử dụng đồng tiền chung Eurozone.
Hãng tin Bloomberg dẫn nguồn tin thân cận cho biết, tham dự cuộc họp kín nói trên có Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Francois Hollande, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker, Giám đốc điều hành IMF Christine Lagarde, và Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi. Cũng theo nguồn tin, mục tiêu của cuộc họp này là nhằm đưa ra một đề xuất mà Hy Lạp sẽ cân nhắc có chấp nhận hay không trong những ngày tới.
Những nỗ lực nhằm phá vỡ thế bế tắc trong cuộc đàm phán giữa Hy Lạp và các chủ nợ đang ngày càng trở nên cấp bách bởi thứ Sáu tuần này là tới hạn Athens phải thanh toán một khoản nợ cho IMF. Hy Lạp tuyên bố có khả năng thanh toán khoản này - khoản nhỏ nhất trong tổng số nợ 1,6 tỷ Euro, tương đương gần 1,8 tỷ USD, mà Chính phủ của Thủ tướng Alexis Tsipras phải thanh toán trong tháng 6. Tuy vậy, gói cứu trợ mà các chủ nợ quốc tế dành cho Hy Lạp sẽ hết hạn trong tháng 6 này.
Cuộc đàm phán giữa Hy Lạp và các chủ nợ đến nay đã bước sang tháng thứ 5 liên tiếp. Các hạn chót liên tục được đề ra và trôi qua mà không đem lại kết quả gì. Các cuộc điện đàm và hội nghị thượng đỉnh cũng không đạt kết quả bởi bất đồng giữa Athens và các chủ nợ xung quanh những vấn đề như tiền lương và luật lao động vẫn chưa thể được giải quyết.
Theo lời một phát ngôn viên Chính phủ Hy Lạp, các cuộc đàm phán kỹ thuật về các biện pháp kinh tế mà nước này phải chấp nhận đang được nối lại và các bên đang tiến lại gần một thỏa thuận, dù chưa thực sự sẵn sàng. Mục tiêu của các cuộc đàm phán là nhằm giải ngân khoản 7 tỷ Euro từ gói cứu trợ hiện tại dành cho Hy Lạp trước khi cuộc thảo luận về gói cứu trợ tiếp theo bắt đầu.
Một bài viết của Thủ tướng Tsipras đăng trên tờ báo Le Monde của Pháp nói rằng bất kỳ vướng mắc nào trong quá trình đàm phán cũng đều không phải là lỗi của chính quyền 4 tháng tuổi do ông dẫn đầu. Ông Tsipras nói đến “những đề xuất kỳ quặc” mà các chủ nợ đưa ra với Chính phủ Hy Lạp.
Trong khi đó, ông Michael Fuchs một nhà lập pháp lâu năm của Đức ngày 1/6 nói rằng mọi chuyện tùy thuộc vào việc liệu Hy Lạp có tuân thủ các biện pháp cải cách mà nước này đã chấp nhận trước khi ông Tsipras lên cầm quyền hay không. Theo ông Fuchs, cuộc khủng hoảng hiện nay là do lỗi của Hy Lạp và việc Athens chỉ trích EU là chuyện “hoàn toàn không thể chấp nhận được”.
Hãng tin Bloomberg dẫn nguồn tin thân cận cho biết, tham dự cuộc họp kín nói trên có Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Francois Hollande, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker, Giám đốc điều hành IMF Christine Lagarde, và Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi. Cũng theo nguồn tin, mục tiêu của cuộc họp này là nhằm đưa ra một đề xuất mà Hy Lạp sẽ cân nhắc có chấp nhận hay không trong những ngày tới.
Những nỗ lực nhằm phá vỡ thế bế tắc trong cuộc đàm phán giữa Hy Lạp và các chủ nợ đang ngày càng trở nên cấp bách bởi thứ Sáu tuần này là tới hạn Athens phải thanh toán một khoản nợ cho IMF. Hy Lạp tuyên bố có khả năng thanh toán khoản này - khoản nhỏ nhất trong tổng số nợ 1,6 tỷ Euro, tương đương gần 1,8 tỷ USD, mà Chính phủ của Thủ tướng Alexis Tsipras phải thanh toán trong tháng 6. Tuy vậy, gói cứu trợ mà các chủ nợ quốc tế dành cho Hy Lạp sẽ hết hạn trong tháng 6 này.
Cuộc đàm phán giữa Hy Lạp và các chủ nợ đến nay đã bước sang tháng thứ 5 liên tiếp. Các hạn chót liên tục được đề ra và trôi qua mà không đem lại kết quả gì. Các cuộc điện đàm và hội nghị thượng đỉnh cũng không đạt kết quả bởi bất đồng giữa Athens và các chủ nợ xung quanh những vấn đề như tiền lương và luật lao động vẫn chưa thể được giải quyết.
Theo lời một phát ngôn viên Chính phủ Hy Lạp, các cuộc đàm phán kỹ thuật về các biện pháp kinh tế mà nước này phải chấp nhận đang được nối lại và các bên đang tiến lại gần một thỏa thuận, dù chưa thực sự sẵn sàng. Mục tiêu của các cuộc đàm phán là nhằm giải ngân khoản 7 tỷ Euro từ gói cứu trợ hiện tại dành cho Hy Lạp trước khi cuộc thảo luận về gói cứu trợ tiếp theo bắt đầu.
Một bài viết của Thủ tướng Tsipras đăng trên tờ báo Le Monde của Pháp nói rằng bất kỳ vướng mắc nào trong quá trình đàm phán cũng đều không phải là lỗi của chính quyền 4 tháng tuổi do ông dẫn đầu. Ông Tsipras nói đến “những đề xuất kỳ quặc” mà các chủ nợ đưa ra với Chính phủ Hy Lạp.
Trong khi đó, ông Michael Fuchs một nhà lập pháp lâu năm của Đức ngày 1/6 nói rằng mọi chuyện tùy thuộc vào việc liệu Hy Lạp có tuân thủ các biện pháp cải cách mà nước này đã chấp nhận trước khi ông Tsipras lên cầm quyền hay không. Theo ông Fuchs, cuộc khủng hoảng hiện nay là do lỗi của Hy Lạp và việc Athens chỉ trích EU là chuyện “hoàn toàn không thể chấp nhận được”.