Hy Lạp tuyên bố hết tiền!
Đây được xem là tuyên bố “thẳng thừng” nhất từ trước đến nay của Athens về khả năng vỡ nợ
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Hy Lạp ngày 24/5 tuyên bố, nước này không thể trả cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) khoản nợ đáo hạn vào tháng tới, trừ phi đạt được một thỏa thuận với các chủ nợ.
Đây được xem là tuyên bố “thẳng thừng” nhất từ trước đến nay của Athens về khả năng vỡ nợ.
Sức ép của chủ nợ
Theo hãng tin Reuters, mất khả năng huy động vốn từ thị trường trái phiếu và chưa được giải ngân khoản tiền cứu trợ tiếp theo, Chính phủ Hy Lạp đang cố vét nốt những đồng tiền cuối cùng trong quốc khố để thực thi các nghĩa vụ nợ và trả lương công chức và lương hưu.
Sau 4 tháng đàm phán không có kết quả với các đối tác trong Eurozone và IMF, Chính phủ cánh tả của Hy Lạp vẫn đang nỗ lực nhằm đạt được một thỏa thuận để được giải ngân 7,2 tỷ Euro, tương đương 7,9 tỷ USD, tiền cứu trợ nhằm thoát nguy cơ vỡ nợ cấp quốc gia.
“Số nợ mà Hy Lạp phải thanh toán làm 4 đợt cho IMF trong tháng 6 tổng cộng là 1,6 tỷ USD. Số tiền này sẽ không được trả và sẽ không có để trả”, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Hy Lạp Nikos Voutsis tuyên bố trên truyền hình.
Khi được hỏi về sự quan ngại đối với kịch bản Hy Lạp phá sản hoặc vỡ nợ, ông Voutsis nói: “Chúng tôi không mong muốn điều đó xảy ra. Điều đó không nằm trong chiến lược của chúng tôi”.
Trước đây, Chính phủ Hy Lạp cũng từng nói về nguy cơ hết sạch tiền nếu không đạt được thỏa thuận với chủ nợ, nhưng vẫn khẳng định có kế hoạch thanh toán đầy đủ các khoản nợ sắp đáo hạn.
Athens đang đối mặt với sức ép phải chấp nhận thêm các biện pháp cắt giảm chi tiêu và cải cách thì các chủ nợ mới giải ngân tiền cứu trợ. Chính phủ của Thủ tướng Alexis Tsipras phản đối các biện pháp này, cho rằng làm vậy sẽ khiến tình hình càng trở nên tồi tệ hơn vì cản trở tiến trình phục hồi tăng trưởng khỏi suy thoái của kinh tế Hy Lạp.
Bộ trưởng Voutsis tuyên bố Chính phủ Hy Lạp quyết tâm chống lại chiến lược “bóp nghẹt” Athens của các chủ nợ. “Cần phải chống lại chính sách siêu thắt chặt và tỷ lệ thất nghiệp cao ở Hy Lạp. Chúng tôi sẽ không trốn chạy khỏi cuộc chiến này”, ông Voutsis nói.
Hôm 23/5, Thủ tướng Tsipras tuyên bố Chính phủ của ông đang trong giai đoạn đàm phán cuối cùng với chủ nợ, nhưng sẽ không chấp nhận “những điều kiện mang tính xúc phạm”.
Tạm biệt Eurozone?
Đối mặt với nguy cơ bị đẩy khỏi khối sử dụng đồng tiền chung châu Âu Eurozone, Hy Lạp trách móc các chủ nợ quốc tế cố tình cản trở tiến trình đàm phán giải ngân nhằm “hành hạ” Athens.
Ngày 24/5, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Hy Lạp Panagiotis Lafazanis nói, Chính phủ nước này cần chuẩn bị cho người dân Hy Lạp trong trường hợp không thể đạt được thỏa thuận với các chủ nợ. “Những gì đã diễn ra trong 4 tháng qua là một sự hành hạ đối với người dân Hy Lạp, một trong những vụ “tống tiền” kinh khủng nhất trong lịch sử thế giới”, vị bộ trưởng này nói.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hy Lạp Varoufakis cho rằng việc Hy Lạp phải rời khỏi khối Eurozone sẽ là một thảm họa, và đó sẽ là “khởi đầu cho sự kết thúc của dự án đồng tiền chung”.
Theo ông Varoufakis, trong 4 tháng qua, Athens đã xoay sở để trả lương công chức, lương hưu và tiền nợ IMF đáo hạn bằng cách sử dụng 14% sản lượng nền kinh tế quốc gia. Ông Varoufakis xem đó như một thành công đáng kể đối với một nền kinh tế đã mất khả năng tiếp cận với thị trường vốn.
“Đến một lúc nào đó, chúng tôi sẽ không thể làm được như vậy nữa, và chúng tôi chắc chắn sẽ phải đưa ra lựa chọn mà không một vị bộ trưởng bộ tài chính nào từng phải đưa ra”, ông Varoufakis nói.
Đây được xem là tuyên bố “thẳng thừng” nhất từ trước đến nay của Athens về khả năng vỡ nợ.
Sức ép của chủ nợ
Theo hãng tin Reuters, mất khả năng huy động vốn từ thị trường trái phiếu và chưa được giải ngân khoản tiền cứu trợ tiếp theo, Chính phủ Hy Lạp đang cố vét nốt những đồng tiền cuối cùng trong quốc khố để thực thi các nghĩa vụ nợ và trả lương công chức và lương hưu.
Sau 4 tháng đàm phán không có kết quả với các đối tác trong Eurozone và IMF, Chính phủ cánh tả của Hy Lạp vẫn đang nỗ lực nhằm đạt được một thỏa thuận để được giải ngân 7,2 tỷ Euro, tương đương 7,9 tỷ USD, tiền cứu trợ nhằm thoát nguy cơ vỡ nợ cấp quốc gia.
“Số nợ mà Hy Lạp phải thanh toán làm 4 đợt cho IMF trong tháng 6 tổng cộng là 1,6 tỷ USD. Số tiền này sẽ không được trả và sẽ không có để trả”, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Hy Lạp Nikos Voutsis tuyên bố trên truyền hình.
Khi được hỏi về sự quan ngại đối với kịch bản Hy Lạp phá sản hoặc vỡ nợ, ông Voutsis nói: “Chúng tôi không mong muốn điều đó xảy ra. Điều đó không nằm trong chiến lược của chúng tôi”.
Trước đây, Chính phủ Hy Lạp cũng từng nói về nguy cơ hết sạch tiền nếu không đạt được thỏa thuận với chủ nợ, nhưng vẫn khẳng định có kế hoạch thanh toán đầy đủ các khoản nợ sắp đáo hạn.
Athens đang đối mặt với sức ép phải chấp nhận thêm các biện pháp cắt giảm chi tiêu và cải cách thì các chủ nợ mới giải ngân tiền cứu trợ. Chính phủ của Thủ tướng Alexis Tsipras phản đối các biện pháp này, cho rằng làm vậy sẽ khiến tình hình càng trở nên tồi tệ hơn vì cản trở tiến trình phục hồi tăng trưởng khỏi suy thoái của kinh tế Hy Lạp.
Bộ trưởng Voutsis tuyên bố Chính phủ Hy Lạp quyết tâm chống lại chiến lược “bóp nghẹt” Athens của các chủ nợ. “Cần phải chống lại chính sách siêu thắt chặt và tỷ lệ thất nghiệp cao ở Hy Lạp. Chúng tôi sẽ không trốn chạy khỏi cuộc chiến này”, ông Voutsis nói.
Hôm 23/5, Thủ tướng Tsipras tuyên bố Chính phủ của ông đang trong giai đoạn đàm phán cuối cùng với chủ nợ, nhưng sẽ không chấp nhận “những điều kiện mang tính xúc phạm”.
Tạm biệt Eurozone?
Đối mặt với nguy cơ bị đẩy khỏi khối sử dụng đồng tiền chung châu Âu Eurozone, Hy Lạp trách móc các chủ nợ quốc tế cố tình cản trở tiến trình đàm phán giải ngân nhằm “hành hạ” Athens.
Ngày 24/5, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Hy Lạp Panagiotis Lafazanis nói, Chính phủ nước này cần chuẩn bị cho người dân Hy Lạp trong trường hợp không thể đạt được thỏa thuận với các chủ nợ. “Những gì đã diễn ra trong 4 tháng qua là một sự hành hạ đối với người dân Hy Lạp, một trong những vụ “tống tiền” kinh khủng nhất trong lịch sử thế giới”, vị bộ trưởng này nói.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hy Lạp Varoufakis cho rằng việc Hy Lạp phải rời khỏi khối Eurozone sẽ là một thảm họa, và đó sẽ là “khởi đầu cho sự kết thúc của dự án đồng tiền chung”.
Theo ông Varoufakis, trong 4 tháng qua, Athens đã xoay sở để trả lương công chức, lương hưu và tiền nợ IMF đáo hạn bằng cách sử dụng 14% sản lượng nền kinh tế quốc gia. Ông Varoufakis xem đó như một thành công đáng kể đối với một nền kinh tế đã mất khả năng tiếp cận với thị trường vốn.
“Đến một lúc nào đó, chúng tôi sẽ không thể làm được như vậy nữa, và chúng tôi chắc chắn sẽ phải đưa ra lựa chọn mà không một vị bộ trưởng bộ tài chính nào từng phải đưa ra”, ông Varoufakis nói.