Hy Lạp thêm nguy cơ vỡ nợ vì trả nợ IMF
“Lệnh thanh toán nợ của IMF đã được thực thi”, một quan chức cấp cao của Bộ Tài chính Hy Lạp cho hay
Hy Lạp đã trả khoản nợ 750 triệu Euro, tương đương 836 triệu USD, cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vào ngày 11/5, một ngày trước khi đáo hạn - hai quan chức của Bộ Tài chính Hy Lạp tiết lộ với hãng tin Reuters.
Việc thanh toán khoản nợ này đã đẩy Hy Lạp rơi sâu hơn vào nguy cơ vỡ nợ - một sự kiện có thể khiến thị trường tài chính toàn cầu chao đảo.
“Lệnh thanh toán nợ của IMF đã được thực thi”, một quan chức cấp cao của Bộ Tài chính Hy Lạp cho hay.
Quốc khố của Hy Lạp đang dần cạn kiệt và giới quan sát thời gian qua lo ngại nước này thay vì trả nợ cho IMF sẽ phải giữ lại số tiền để trả lương công chức và lương hưu vào cuối tháng. Trong mấy ngày gần đây, nước này khẳng định sẽ tuân thủ nghĩa vụ trả nợ, dù trước đó, các quan chức Hy Lạp từng cảnh báo nước này sẽ không có đủ tiền để trả khoản nợ 750 triệu Euro.
Dù đã trả được số nợ này cho IMF, điều kiện tài chính của Hy Lạp vẫn còn rất khó khăn chừng nào nước này chưa được các nhà tài trợ quốc tế giải ngân cho các khoản vay tiếp theo.
Giới chức Hy Lạp đã gây sức ép đối với bộ trưởng tài chính các nước Eurozone trong cuộc họp ở Brussels vào ngày hôm qua (11/5) nhằm tiến gần hơn tới một thỏa thuận “đổi cải cách lấy tiền”. Việc đạt thỏa thuận sẽ mở đường cho Hy Lạp được giải ngân tiền cứu trợ và thoát khỏi tình trạng cạn kiệt ngân sách hiện tại.
Tại cuộc họp nói trên, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hy Lạp Yanis Varoufakis nói với báo giới rằng ông kỳ vọng sẽ đạt được thỏa thuận với Eurozone “trong vài ngày tới”.
Tuy vậy, các quan chức Eurozone bác bỏ khả năng Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) nâng mức giới hạn về lượng tín phiếu ngắn hạn mà các ngân hàng Hy Lạp có thể mua để ngăn Athens rơi vào tình trạng vỡ nợ cấp quốc gia.
Khi được hỏi ông kỳ vọng điều gì từ ECB, ông Varoufakis trả lời: “Tôi muốn họ làm phần việc của họ, cũng giống tôi làm phần việc của chúng tôi. Ai cũng phải làm việc của mình”.
Ông Varoufakis nói thêm rằng Chính phủ Hy Lạp vẫn đang duy trì những lời hứa đưa ra trước cuộc bầu cử, bao gồm việc rút lại các biện pháp thắt lưng buộc bụng mà các chủ nợ của Athens yêu cầu phải thực thi nhằm đổi lấy tiền cứu trợ.
Việc thanh toán khoản nợ này đã đẩy Hy Lạp rơi sâu hơn vào nguy cơ vỡ nợ - một sự kiện có thể khiến thị trường tài chính toàn cầu chao đảo.
“Lệnh thanh toán nợ của IMF đã được thực thi”, một quan chức cấp cao của Bộ Tài chính Hy Lạp cho hay.
Quốc khố của Hy Lạp đang dần cạn kiệt và giới quan sát thời gian qua lo ngại nước này thay vì trả nợ cho IMF sẽ phải giữ lại số tiền để trả lương công chức và lương hưu vào cuối tháng. Trong mấy ngày gần đây, nước này khẳng định sẽ tuân thủ nghĩa vụ trả nợ, dù trước đó, các quan chức Hy Lạp từng cảnh báo nước này sẽ không có đủ tiền để trả khoản nợ 750 triệu Euro.
Dù đã trả được số nợ này cho IMF, điều kiện tài chính của Hy Lạp vẫn còn rất khó khăn chừng nào nước này chưa được các nhà tài trợ quốc tế giải ngân cho các khoản vay tiếp theo.
Giới chức Hy Lạp đã gây sức ép đối với bộ trưởng tài chính các nước Eurozone trong cuộc họp ở Brussels vào ngày hôm qua (11/5) nhằm tiến gần hơn tới một thỏa thuận “đổi cải cách lấy tiền”. Việc đạt thỏa thuận sẽ mở đường cho Hy Lạp được giải ngân tiền cứu trợ và thoát khỏi tình trạng cạn kiệt ngân sách hiện tại.
Tại cuộc họp nói trên, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hy Lạp Yanis Varoufakis nói với báo giới rằng ông kỳ vọng sẽ đạt được thỏa thuận với Eurozone “trong vài ngày tới”.
Tuy vậy, các quan chức Eurozone bác bỏ khả năng Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) nâng mức giới hạn về lượng tín phiếu ngắn hạn mà các ngân hàng Hy Lạp có thể mua để ngăn Athens rơi vào tình trạng vỡ nợ cấp quốc gia.
Khi được hỏi ông kỳ vọng điều gì từ ECB, ông Varoufakis trả lời: “Tôi muốn họ làm phần việc của họ, cũng giống tôi làm phần việc của chúng tôi. Ai cũng phải làm việc của mình”.
Ông Varoufakis nói thêm rằng Chính phủ Hy Lạp vẫn đang duy trì những lời hứa đưa ra trước cuộc bầu cử, bao gồm việc rút lại các biện pháp thắt lưng buộc bụng mà các chủ nợ của Athens yêu cầu phải thực thi nhằm đổi lấy tiền cứu trợ.