Chạy chức, chạy quyền: Khó, không lẽ bó tay?
Đại biểu nói chạy chức chạy quyền đã thành vấn nạn, bộ trưởng nói đại bộ phận cán bộ được đề bạt đúng quy trình
Đại biểu nói chạy chức chạy quyền đã thành vấn nạn, Bộ trưởng nói đại bộ phận cán bộ được đề bạt đúng quy trình. Đại biểu dẫn nhận định chỉ có 1/3 cán bộ, công chức làm việc tốt, Bộ trưởng bảo phân loại hàng năm hơn 90% hoàn thành nhiệm vụ.
Phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn chiều 18/11 diễn ra với sự sốt ruột của người chất vấn, và sự điềm tĩnh của người được chất vấn.
Nhấn nút mở màn, nhắc lại vấn đề đã chất vấn từ kỳ họp thứ hai, đại biểu Lê Văn Cuông "truy" Bộ trưởng Tuấn về vấn nạn chạy chức chạy quyền vì sao không giảm mà còn tăng. Có ý kiến cho rằng đầu tư cho chạy chức là đầu tư siêu lợi nhuận. "Bộ trưởng có suy nghĩ gì về vấn đề này, trách nhiệm của Bộ trưởng đến đâu và Bộ trưởng sẽ làm gì để ngăn chặn vấn nạn trên khi đại hội Đảng bộ các cấp đang đến gần.?".
Thừa nhận hiện tượng này đang tồn tại, nhưng Bộ trưởng Tuấn cho rằng chạy chức quyền khó ở chỗ "có ai báo với ai đâu mà biết được".
"Trong thực tế công tác tổ chức cán bộ của chúng ta tiến hành các bước làm chặt chẽ theo đúng quy trình của Đảng và có thể nói đại bộ phận cán bộ lãnh đạo các cấp do cấp ủy, chính quyền các cấp đề bạt đều đúng và hoàn thành tốt nhiệm vụ", Bộ trưởng nói.
Đại biểu Lê Văn Cuông tiếp tục đứng lên tranh luận, rằng căn bệnh này như đang có biểu hiện di căn, nhưng Bộ trưởng chỉ cho liều thuốc chữa cảm thì làm sao có thể chữa khỏi được.
Vị đại biểu này cũng đề nghị Bộ trưởng Tuấn nói rõ "có hay không" chuyện chạy chức và nếu có, thì trách nhiệm của Bộ trưởng đến đâu?
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, "ý của đại biểu Lê Văn Cuông muốn Bộ trưởng đánh giá mức độ, tình trạng chạy chức, chạy quyền đến đâu, phổ biến hay không phổ biến, ít hay nhiều, nghiêm trọng hay không, vấn nạn hay di căn ung thư rồi. Bộ trưởng đánh giá chính xác, tìm đúng nguyên nhân thì mới đưa ra giải pháp được. Vấn đề này mời các đại biểu Quốc hội tham gia thêm".
"Ban chấp hành Trung ương khi nhận định về công tác cán bộ cũng đã nói tình trạng chạy chức chạy quyền, tiêu cực có xu hướng tăng. Đại biểu Lê Văn Cuông nêu như vậy rất đúng ý mà Ban chấp hành Trung ương đã nhận định", Bộ trưởng Trần Văn Tuấn nhẫn nại.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, "công tác cán bộ là công tác của tập thể. Nếu các cấp làm tốt thì tình trạng này sẽ giảm. Bộ Nội vụ phải giám sát. Còn yêu cầu chấm dứt là khó. Nói như vậy chắc đại biểu chưa toại nguyện, vì công tác cán bộ là việc khó".
Chủ tịch Quốc hội mời, đại biểu Lê Văn Cuông tiếp tục chất vấn: "Khó nhưng chả lẽ bó tay?".
Và, ông gợi ý rằng người dân có nhiều sáng kiến nhưng chưa được tiếp thu. Ví như có thể giới thiệu nhiều ứng viên để lựa chọn.
"Tránh tình trạng chỉ một vài người quyết định về công tác cán bộ theo kiểu tù mù, không có nhiều phương án để lựa chọn. Chính việc không dân chủ và thiếu minh bạch làm phát sinh nạn chạy chức, chạy quyền", đại biểu Cuông nói.
"Bộ trưởng cứ tham mưu như vậy xem Trung ương và Chính phủ có tiếp nhận không?", cả hội trường bật cười sau đề nghị của đại biểu Cuông.
Chủ tịch Quốc hội: "Đại biểu chỉ trao đổi góp ý, Bộ trưởng không cần trả lời". Và ông mời Bộ trưởng trả lời các đại biểu khác,
Đại biểu Nguyễn Hữu Phước tiếp tục vấn đề đại biểu Cuông đặt ra, "Bộ trưởng nói khó, vậy khó chỗ nào? Lâu nay vẫn nói khắc phục tình trạng chạy chức, chạy quyền, nghĩa là thừa nhận tình trạng thương mại này đang tồn tại, vậy giải quyết ra sao?"
"Người chạy chức, chạy quyền có tiếp xúc, trao đổi thì người làm cán bộ tổ chức cũng không thể biết. Người đề bạt lại cũng tìm ưu điểm và lý do khách quan để mà đề bạt", Bộ trưởng Tuấn trả lời.
Tuy nhiên, đại biểu Phước chưa hài lòng: "Bộ trưởng chưa đi vào bản chất vấn đề. Ai cũng biết hiện tượng chạy chức, chạy quyền, ai cũng biết chạy chức thì chẳng có ai lại đi báo cáo Bộ trưởng nhưng tôi muốn hỏi nguyên nhân dẫn đến cái khó là gì? Sao lại để tồn tại lâu mà không có ngăn ngừa bằng pháp luật?
"Hàng hóa khác có cơ chế kiểm soát, tại sao chạy chức, chạy quyền lại không? Chúng ta đâu có thể chấp nhận cho nó phát triển như thế này được. Ý chúng tôi muốn hỏi Bộ trưởng nguyên nhân gốc của vấn đề là từ đâu?", đại biểu Phước sốt ruột.
Bộ trưởng Trần Văn Tuấn thừa nhận, "chạy chức, chạy quyền còn tồn tại có lẽ vì còn kẽ hở pháp luật".
Với câu hỏi của đại biểu Trịnh Thị Nga, rằng vấn nạn này kéo dài phải chăng vì các vi phạm khi được phát hiện đều xử lý chưa nghiêm, Bộ trưởng Tuấn nói "khi phát hiện sai sót đều phải xử nghiêm, vì thế mới cần phát huy sự giám sát của các tổ chức".
Trước phiên chất vấn chiều nay, đại biểu Nguyễn Lân Dũng cũng cho biết ông sẽ chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ về "các loại chạy". Song do hết thời gian, nên ông chưa đến lượt chất vấn.
Phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn chiều 18/11 diễn ra với sự sốt ruột của người chất vấn, và sự điềm tĩnh của người được chất vấn.
Nhấn nút mở màn, nhắc lại vấn đề đã chất vấn từ kỳ họp thứ hai, đại biểu Lê Văn Cuông "truy" Bộ trưởng Tuấn về vấn nạn chạy chức chạy quyền vì sao không giảm mà còn tăng. Có ý kiến cho rằng đầu tư cho chạy chức là đầu tư siêu lợi nhuận. "Bộ trưởng có suy nghĩ gì về vấn đề này, trách nhiệm của Bộ trưởng đến đâu và Bộ trưởng sẽ làm gì để ngăn chặn vấn nạn trên khi đại hội Đảng bộ các cấp đang đến gần.?".
Thừa nhận hiện tượng này đang tồn tại, nhưng Bộ trưởng Tuấn cho rằng chạy chức quyền khó ở chỗ "có ai báo với ai đâu mà biết được".
"Trong thực tế công tác tổ chức cán bộ của chúng ta tiến hành các bước làm chặt chẽ theo đúng quy trình của Đảng và có thể nói đại bộ phận cán bộ lãnh đạo các cấp do cấp ủy, chính quyền các cấp đề bạt đều đúng và hoàn thành tốt nhiệm vụ", Bộ trưởng nói.
Đại biểu Lê Văn Cuông tiếp tục đứng lên tranh luận, rằng căn bệnh này như đang có biểu hiện di căn, nhưng Bộ trưởng chỉ cho liều thuốc chữa cảm thì làm sao có thể chữa khỏi được.
Vị đại biểu này cũng đề nghị Bộ trưởng Tuấn nói rõ "có hay không" chuyện chạy chức và nếu có, thì trách nhiệm của Bộ trưởng đến đâu?
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, "ý của đại biểu Lê Văn Cuông muốn Bộ trưởng đánh giá mức độ, tình trạng chạy chức, chạy quyền đến đâu, phổ biến hay không phổ biến, ít hay nhiều, nghiêm trọng hay không, vấn nạn hay di căn ung thư rồi. Bộ trưởng đánh giá chính xác, tìm đúng nguyên nhân thì mới đưa ra giải pháp được. Vấn đề này mời các đại biểu Quốc hội tham gia thêm".
"Ban chấp hành Trung ương khi nhận định về công tác cán bộ cũng đã nói tình trạng chạy chức chạy quyền, tiêu cực có xu hướng tăng. Đại biểu Lê Văn Cuông nêu như vậy rất đúng ý mà Ban chấp hành Trung ương đã nhận định", Bộ trưởng Trần Văn Tuấn nhẫn nại.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, "công tác cán bộ là công tác của tập thể. Nếu các cấp làm tốt thì tình trạng này sẽ giảm. Bộ Nội vụ phải giám sát. Còn yêu cầu chấm dứt là khó. Nói như vậy chắc đại biểu chưa toại nguyện, vì công tác cán bộ là việc khó".
Chủ tịch Quốc hội mời, đại biểu Lê Văn Cuông tiếp tục chất vấn: "Khó nhưng chả lẽ bó tay?".
Và, ông gợi ý rằng người dân có nhiều sáng kiến nhưng chưa được tiếp thu. Ví như có thể giới thiệu nhiều ứng viên để lựa chọn.
"Tránh tình trạng chỉ một vài người quyết định về công tác cán bộ theo kiểu tù mù, không có nhiều phương án để lựa chọn. Chính việc không dân chủ và thiếu minh bạch làm phát sinh nạn chạy chức, chạy quyền", đại biểu Cuông nói.
"Bộ trưởng cứ tham mưu như vậy xem Trung ương và Chính phủ có tiếp nhận không?", cả hội trường bật cười sau đề nghị của đại biểu Cuông.
Chủ tịch Quốc hội: "Đại biểu chỉ trao đổi góp ý, Bộ trưởng không cần trả lời". Và ông mời Bộ trưởng trả lời các đại biểu khác,
Đại biểu Nguyễn Hữu Phước tiếp tục vấn đề đại biểu Cuông đặt ra, "Bộ trưởng nói khó, vậy khó chỗ nào? Lâu nay vẫn nói khắc phục tình trạng chạy chức, chạy quyền, nghĩa là thừa nhận tình trạng thương mại này đang tồn tại, vậy giải quyết ra sao?"
"Người chạy chức, chạy quyền có tiếp xúc, trao đổi thì người làm cán bộ tổ chức cũng không thể biết. Người đề bạt lại cũng tìm ưu điểm và lý do khách quan để mà đề bạt", Bộ trưởng Tuấn trả lời.
Tuy nhiên, đại biểu Phước chưa hài lòng: "Bộ trưởng chưa đi vào bản chất vấn đề. Ai cũng biết hiện tượng chạy chức, chạy quyền, ai cũng biết chạy chức thì chẳng có ai lại đi báo cáo Bộ trưởng nhưng tôi muốn hỏi nguyên nhân dẫn đến cái khó là gì? Sao lại để tồn tại lâu mà không có ngăn ngừa bằng pháp luật?
"Hàng hóa khác có cơ chế kiểm soát, tại sao chạy chức, chạy quyền lại không? Chúng ta đâu có thể chấp nhận cho nó phát triển như thế này được. Ý chúng tôi muốn hỏi Bộ trưởng nguyên nhân gốc của vấn đề là từ đâu?", đại biểu Phước sốt ruột.
Bộ trưởng Trần Văn Tuấn thừa nhận, "chạy chức, chạy quyền còn tồn tại có lẽ vì còn kẽ hở pháp luật".
Với câu hỏi của đại biểu Trịnh Thị Nga, rằng vấn nạn này kéo dài phải chăng vì các vi phạm khi được phát hiện đều xử lý chưa nghiêm, Bộ trưởng Tuấn nói "khi phát hiện sai sót đều phải xử nghiêm, vì thế mới cần phát huy sự giám sát của các tổ chức".
Trước phiên chất vấn chiều nay, đại biểu Nguyễn Lân Dũng cũng cho biết ông sẽ chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ về "các loại chạy". Song do hết thời gian, nên ông chưa đến lượt chất vấn.