Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân hóa trị liệu
Hóa trị là phương pháp điều trị ung thư sử dụng các loại thuốc để ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư, bằng cách tiêu diệt các tế bào ung thư hoặc ngăn chặn các tế bào phân chia. Quá trình này sẽ ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh và hệ miễn dịch của cơ thể.
Lúc này, chế độ ăn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn; một số thực phẩm có thể ngăn ngừa quá trình phát triển của ung thư.
Trong quá trình điều trị ung thư bằng hóa trị, hàm lượng dinh dưỡng cần thiết cho người bệnh có thể không được đáp ứng đầy đủ bởi những tác dụng phụ của hóa trị như ảnh hưởng đến răng miệng, mệt mỏi, đau, sốt, cũng như nhiều triệu chứng có thể xảy ra trong và sau các quá trình điều trị hóa trị ung thư. Dưới đây là những mẹo giúp người đang hóa trị có được sự thoải mái nhất. Chế biến thực phẩm ngon Hóa trị có thể ảnh hưởng đến vị giác của bạn, làm cho các loại thực phẩm và thức uống nhất định có hương vị khó chịu, đặc biệt là nước và thịt. Nếu bạn khó khăn khi uống nước lọc, hãy thử uống nước khoáng có hương vị và thêm chanh thái lát; thay thế thịt có thể sử dụng các nguồn protein khác như trứng, sữa ít chất béo, đậu và cá. Chống táo bón Trong quá trình hóa trị, một số người bị tiêu chảy, số khác lại đối mặt với táo bón. Giữ đủ nước là điều quan trọng để giúp ngăn ngừa táo bón cùng với đó là chế độ ăn nhiều chất xơ. Nếu bạn không quen với việc ăn một lượng lớn chất xơ, hãy tăng chất xơ từ từ. Tập thể dục - thậm chí chỉ cần 20 phút đi bộ sẽ giúp kích thích đường ruột mạnh mẽ.
Quản lý cân nặng Theo chuyên gia dinh dưỡng ung thư, một số bệnh nhân ung thư có xu hướng tăng cân trong quá trình điều trị,.. Những bệnh nhân này nên ăn ít chất béo, đồ ăn nhẹ, và bổ sung nhiều rau. Cải thiện sự thèm ăn Nhiều người trải qua hóa trị thấy rằng sự thèm ăn của họ bị ảnh hưởng. Erika Connor một chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo bệnh nhân nên ăn nhẹ như ngũ cốc nóng, bánh mì nướng với bơ đậu phộng hoặc bơ hạt khác, hoặc bánh mì. Các loại thực phẩm khác cần xem xét bao gồm sữa chua và súp trộn. Giảm tiêu chảy Nếu bạn đang bị tiêu chảy, hãy tránh các thức ăn có dầu mỡ và chiên, caffein, đồ uống có đường và nước trái cây, rau xà lách, thực phẩm sống và rượu. Thực phẩm giúp hấp thụ tốt bao gồm bột yến mạch, khoai lang và bí.
Theo dõi những thứ bạn ăn Viết ra những gì bạn ăn, uống và ghi lại bất kỳ triệu chứng bạn gặp hàng ngày. Điều này sẽ giúp bạn xác định những gì bạn đang ăn có thể gây ra buồn nôn, táo bón hoặc tiêu chảy. Bằng cách này, thuốc men và các đề xuất chế độ ăn uống khác có thể được thử trước khi các vấn đề trở nên nghiêm trọng. Làm giảm loét miệng Một số loại hóa trị có thể gây ra lở loét miệng, hay còn gọi là viêm niêm mạc miệng. Do đó, bệnh nhân cần tránh các thức ăn cay, rượu và thức ăn nóng. Giữ ẩm miệng bằng cách uống nhiều nước trong ngày. Súc miệng bằng nước muối sau bữa ăn cũng có thể hữu ích. Bổ sung nước Tiêu chảy và nôn kết hợp với lượng nước uống thấp có thể gây ra tình trạng mất nước. Các dấu hiệu mất nước có thể bao gồm miệng khô hoặc dính, mắt bị trũng, lượng nước tiểu thấp (nước tiểu có màu vàng đậm) và không có khả năng tạo ra nước mắt. Uống nhiều nước có thể giúp bạn tránh bị mất nước . Kiểm soát buồn nôn Ăn thực phẩm mát thay vì thức ăn ấm, nhai gừng kết tinh, hoặc nhấm nháp trà bạc hà hoặc trà gừng có thể giúp ngăn ngừa buồn nôn. Tốt nhất tránh các loại thực phẩm có dầu mỡ hoặc chiên và thực phẩm có mùi mạnh. Chia nhỏ các bữa ăn Việc chia nhỏ bữa ăn có xu hướng hấp thụ thức ăn tốt hơn trong quá trình hóa trị hơn bữa ăn lớn. Ăn bữa ăn nhỏ thường xuyên sẽ giúp hạn chế hiện tượng buồn nôn Nói chuyện với chuyên viên dinh dưỡng Một chuyên viên dinh dưỡng có thể giúp bạn giải quyết các vấn đề liên quan đến thực phẩm và chế độ ăn uống cụ thể mà bạn đang gặp khó khăn trong quá trình điều trị ung thư. Không bổ sung chế độ ăn uống Các chuyên gia dinh dưỡng trong các trung tâm điều trị ung thư hàng đầu trên thế giới đã đề nghị không nên bổ sung chế độ ăn uống trong quá trình hóa trị. Chúng bao gồm vitamin, khoáng chất, thảo dược và thực vật. Bởi chúng có thể cản trở hiệu quả của hóa trị. Hạn chế trà xanh Các bác sĩ khuyên bệnh nhân của mình nên hạn chế uống trà. Trà xanh và trắng được đóng gói với các hóa chất thực vật chống oxy hóa và có thể ảnh hưởng đến hiệu quả mong muốn của hóa trị.
Hỏi bác sĩ về thực phẩm có nguồn gốc đậu nành Trước khi ăn các loại thực phẩm từ đậu nành, nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa ung thư về loại ung thư hoặc hóa trị cụ thể của bạn. Tránh uống rượu Trong thời gian điều trị hóa trị, gan đóng vai trò rất quan trọng trong việc chuyển hóa tất cả các độc tố tiềm ẩn trong máu của bạn. Theo Anselmo, rượu có thể gây căng thẳng quá mức trên gan và làm cho gan khó xử lý các loại thuốc hóa trị. Rượu cũng có thể gây buồn nôn hoặc các gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa của bạn.
Những thực phẩm thúc đẩy quá trình hóa trị liệu Một số thực phẩm sau đã được chứng minh có thể giảm các tác dụng phụ của quá trình hóa trị. Cà rốt: Nghiên cứu của Viện cây trồng New Zealand, một số hợp chất thực vật tìm thấy trong cà rốt có thể giúp quá trình hóa trị có hiệu quả hơn bằng cách ngăn chặn một cơ chế trong cơ thể gây trở ngại cho việc điều trị bệnh ung thư. Sinh tố A được tạo ra từ cà rốt khi vào cơ thể không chỉ ngăn ngừa sự thay đổi các tế bào còn tốt, mà còn tham gia vào việc làm teo các tế bào ung thư. Không chỉ vậy, sinh tố A còn khiến cho hóa trị và xạ trị tương tác với nhau tốt hơn. Thức ăn lỏng: Miệng trở nên khô khốc, khó nuốt thường là do tác dụng phụ của hóa trị. Để việc ăn uống trở nên dễ dàng hơn, nên tăng cường các loại thực phẩm lỏng hoặc ăn thức ăn kèm với các loại nước sốt, nước thịt hay sữa có hàm lượng chất béo thấp. Cũng có thể hóa lỏng thực phẩm trong một máy xay sinh tố sẽ giúp bữa ăn được hấp thụ nhanh hơn. Gạo và chuối: Nếu bị tiêu chảy trong quá trình hóa trị liệu, các loại thực phẩm có mùi vị nhạt như gạo, chuối, táo nấu chín, và bánh mì khô sẽ giúp phân cứng hơn. Ngoài ra, cần tránh các thức ăn béo, trái cây tươi, và các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt vì có thể khiến tình trạng tiêu chảy nặng hơn. Các loại ngũ cốc: Trong trường hợp bị táo bón, cần uống nhiều nước và ăn các thực phẩm giàu chất xơ không hòa tan, như bánh mì nguyên hạt, ngũ cốc, trái cây sấy khô, và đậu… Những thứ này sẽ hỗ trợ hệ thống tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Viện Ung thư Quốc gia Mỹ khuyến cáo, những bệnh nhân đang điều trị ung thư nên uống từ 8-12 ly nước một ngày.
Nước cam: Để tránh khô miệng trong thời gian hóa trị liệu, nên bổ sung chất lỏng có vị ngọt và chua. Cụ thể là nước chanh và nước cam sẽ giúp kích thích tuyến nước bọt, khiến nước bọt tiết ra nhiều hơn. Tuy nhiên, không nên uống những thức uống này nếu việc trị liệu khiến miệng hoặc cổ họng bị đau, vì chúng sẽ làm cho các triệu chứng trở nên nặng hơn. Hành tây và tỏi: Hành tây và tỏi rất tốt để dùng trong quá trình hóa trị, bởi các hoạt chất trong hành tây và tỏi có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch giúp chống lại ung thư. Nhiều nghiên cứu cho biết mức độ cao của chất chống oxy hóa có trong 2 loại gia vị này chịu trách nhiệm kích thích khả năng phòng thủ tự nhiên của hệ miễn dịch chống lại bệnh ung thư; thậm chí nó còn có thể ức chế sự tăng trưởng của một số tế bào ung thư. Thực phẩm giàu protein: Bệnh nhân ung thư thường thiếu glutamine acid amin, trong khi protein lại là nguồn cung cấp các loại acid amin. Do đó, duy trì lượng glutamine rất quan trọng vì nó có thể giúp ngăn ngừa viêm loét miệng lưỡi - một tác dụng phụ hay gặp trong quá trình hóa trị. Ngoài việc cung cấp glutamine, những loại thực phẩm giàu protein như thịt nạc, rau, trứng, cá, thịt gia cầm và những loại chế phẩm từ sữa ít béo đều giúp tăng cường mức độ năng lượng của cơ thể, phục hồi những mô bị tổn thương và hư hại sau hóa trị. Thực phẩm giàu selenium: Nhiều bằng chứng cho thấy selen có thể cải thiện hiệu quả của hóa trị liệu bằng cách giúp giảm độc tính của thuốc hóa trị trên các mô khỏe mạnh cũng như tăng sức đề kháng của cơ thể với một số loại thuốc.