Chế độ kế toán mới cho công ty chứng khoán
Vụ trưởng Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán - Bộ Tài chính nói về chế độ kế toán mới cho công ty chứng khoán
Ông Bùi Hữu Mai, Vụ trưởng Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán – Bộ Tài chính nói về chế độ kế toán mới cho công ty chứng khoán
Vì sao chúng ta lại cần có chế độ kế toán mới cho các công ty chứng khoán, thưa ông?
Chế độ kế toán các công ty chứng khoán đang áp dụng được ban hành kèm theo Quyết định 99/2000/QĐ-BTC năm 2000, khi chưa có Luật kế toán (2003) và các chuẩn mức kế toán thời điểm đó chưa đầy đủ. Hơn nữa, thời điểm ban hành Quyết định 99 cách đây đã 8 năm, số lượng công ty chứng khoán còn ít, hiểu biết về hoạt động nghiệp vụ chứng khoán còn hạn chế nên những vấn đề đã được quy định chưa phản ánh hết được sự phức tạp trong hoạt động kinh doanh của các đơn vị này.
Hiện nay, chúng ta đã có Luật kế toán, có các Nghị định hướng dẫn, đặc biệt là Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính (2006) đã hướng dẫn đầy đủ, chi tiết cho tất cả các loại hình doanh nghiệp. Đây là chế độ kế toán cơ bản áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp, trong đó có công ty chứng khoán.
Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp hoạt động mang tính chất đặc thù, không thể áp dụng hết theo Quyết định 15 được thì sẽ có thêm một thông tư hướng dẫn bổ sung.
Theo thông lệ quốc tế có một số chuẩn mực kế toán áp dụng chung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, và một ít chuẩn mực áp dụng cho các lĩnh vực đặt thù, trong đó có lĩnh vực chứng khoán như chuẩn mực 32, 39 về công cụ tài chính, và công cụ tài chính phái sinh. Hiện nay Việt Nam chưa ban hành chuẩn mực 32, 39 nên thông tư này sẽ là một bước tiếp cận với hai chuẩn mực trên.
Ông có thể cho biết nét khác biệt trong hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán so với các doanh nghiệp thông thường khác là gì?
Công ty chứng khoán kinh doanh, mua bán một thứ hàng hóa vô hình, chỉ là giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản nhưng lại có giá trị rất lớn. Hàng hoá chứng khoán có giá cả thay đổi liên tục, thậm chí trong một ngày cũng có rất nhiều giá khác nhau, được mua đi bán lại thường xuyên cho nên các nghiệp vụ phát sinh rất phong phú, phức tạp.
Ngoài ra, công ty chứng khoán còn có những nghiệp vụ đặc trưng như bảo lãnh phát hành cổ phiếu, cầm cố cổ phiếu, cho vay, repo chứng khoán... không giống nghiệp vụ của các doanh nghiệp thông thường khác.
Mặt khác hoạt động của công ty chứng khoán còn là việc quản lý, giao dịch những hàng hóa, tài sản không phải của công ty trong nghiệp vụ môi giới, tạm giữ cầm cố, lưu ký chứng khoán... cho nên phụ lục tài sản ngoài bảng cũng rất nhiều.
Nét khác biệt đó sẽ được thể hiện trong thông tư như thế nào, thưa ông?
Do những đặc thù của mình, chế độ kế toán cho công ty chứng khoán sẽ có một số điểm khác so với Quyết định 15 như không sử dụng một số tài khoản, đổi tên một số tài khoản hoặc sử dụng thêm một số tài khoản mới. Nội dung phản ánh và tên của các tài khoản này sẽ được quy định phù hợp với hoạt động kinh doanh chứng khoán và Luật Chứng khoán.
Chẳng hạn như đổi tên Tài khoản 121 - “Đầu tư chứng khoán ngắn hạn” thành “Chứng khoán thương mại”, Tài khoản 511 – “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” thành “Doanh thu”... bổ sung thêm Tài khoản 117 với tên gọi “Tiền gửi về bán chứng khoán bảo lãnh phát hành”, Tài khoản 135 – “Phải thu hoạt động giao dịch chứng khoán”, Tài khoản 171 – “Tài sản phái sinh”; đồng thời không sử dụng một số tài khoản như Tài khoản 151 – “Hàng mua đang đi đường”, Tài khoản 155 – “Thành phẩm”, Tài khoản 611 – “Mua hàng”...
Các tài khoản mới bổ sung sẽ có hướng dẫn chi tiết về nội dung, kết cấu, về cách thức ghi chép của từng tài khoản.
Ông có thể cho biết thời điểm nào sẽ ban hành thông tư này?
Việc nghiên cứu để ban hành thông tư này đã diễn ra cách đây 2 năm, ngoài phần dự thảo do Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán soạn, chúng tôi còn họp, hội thảo với các công ty chứng khoán, các đơn vị trong Bộ và đặc biệt là mời kế toán trưởng các công ty chứng khoán lên để thảo luận về những nghiệp vụ phát sinh trong thực tế.
Vụ cũng đã thu thập nhiều tài liệu liên quan đến hoạt động kế toán của các công ty chứng khoán để tổng hợp lại nhằm làm cho thông tư sắp ban hành sẽ phù hợp với tất cả các doanh nghiệp trong lĩnh vực chứng khoán. Chúng tôi đang hoàn thiện Thông tư hướng dẫn kế toán áp dụng đối với công ty chứng khoán và dự kiến sẽ ban hành trong tháng 9/2008.
Vì sao chúng ta lại cần có chế độ kế toán mới cho các công ty chứng khoán, thưa ông?
Chế độ kế toán các công ty chứng khoán đang áp dụng được ban hành kèm theo Quyết định 99/2000/QĐ-BTC năm 2000, khi chưa có Luật kế toán (2003) và các chuẩn mức kế toán thời điểm đó chưa đầy đủ. Hơn nữa, thời điểm ban hành Quyết định 99 cách đây đã 8 năm, số lượng công ty chứng khoán còn ít, hiểu biết về hoạt động nghiệp vụ chứng khoán còn hạn chế nên những vấn đề đã được quy định chưa phản ánh hết được sự phức tạp trong hoạt động kinh doanh của các đơn vị này.
Hiện nay, chúng ta đã có Luật kế toán, có các Nghị định hướng dẫn, đặc biệt là Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính (2006) đã hướng dẫn đầy đủ, chi tiết cho tất cả các loại hình doanh nghiệp. Đây là chế độ kế toán cơ bản áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp, trong đó có công ty chứng khoán.
Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp hoạt động mang tính chất đặc thù, không thể áp dụng hết theo Quyết định 15 được thì sẽ có thêm một thông tư hướng dẫn bổ sung.
Theo thông lệ quốc tế có một số chuẩn mực kế toán áp dụng chung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, và một ít chuẩn mực áp dụng cho các lĩnh vực đặt thù, trong đó có lĩnh vực chứng khoán như chuẩn mực 32, 39 về công cụ tài chính, và công cụ tài chính phái sinh. Hiện nay Việt Nam chưa ban hành chuẩn mực 32, 39 nên thông tư này sẽ là một bước tiếp cận với hai chuẩn mực trên.
Ông có thể cho biết nét khác biệt trong hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán so với các doanh nghiệp thông thường khác là gì?
Công ty chứng khoán kinh doanh, mua bán một thứ hàng hóa vô hình, chỉ là giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản nhưng lại có giá trị rất lớn. Hàng hoá chứng khoán có giá cả thay đổi liên tục, thậm chí trong một ngày cũng có rất nhiều giá khác nhau, được mua đi bán lại thường xuyên cho nên các nghiệp vụ phát sinh rất phong phú, phức tạp.
Ngoài ra, công ty chứng khoán còn có những nghiệp vụ đặc trưng như bảo lãnh phát hành cổ phiếu, cầm cố cổ phiếu, cho vay, repo chứng khoán... không giống nghiệp vụ của các doanh nghiệp thông thường khác.
Mặt khác hoạt động của công ty chứng khoán còn là việc quản lý, giao dịch những hàng hóa, tài sản không phải của công ty trong nghiệp vụ môi giới, tạm giữ cầm cố, lưu ký chứng khoán... cho nên phụ lục tài sản ngoài bảng cũng rất nhiều.
Nét khác biệt đó sẽ được thể hiện trong thông tư như thế nào, thưa ông?
Do những đặc thù của mình, chế độ kế toán cho công ty chứng khoán sẽ có một số điểm khác so với Quyết định 15 như không sử dụng một số tài khoản, đổi tên một số tài khoản hoặc sử dụng thêm một số tài khoản mới. Nội dung phản ánh và tên của các tài khoản này sẽ được quy định phù hợp với hoạt động kinh doanh chứng khoán và Luật Chứng khoán.
Chẳng hạn như đổi tên Tài khoản 121 - “Đầu tư chứng khoán ngắn hạn” thành “Chứng khoán thương mại”, Tài khoản 511 – “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” thành “Doanh thu”... bổ sung thêm Tài khoản 117 với tên gọi “Tiền gửi về bán chứng khoán bảo lãnh phát hành”, Tài khoản 135 – “Phải thu hoạt động giao dịch chứng khoán”, Tài khoản 171 – “Tài sản phái sinh”; đồng thời không sử dụng một số tài khoản như Tài khoản 151 – “Hàng mua đang đi đường”, Tài khoản 155 – “Thành phẩm”, Tài khoản 611 – “Mua hàng”...
Các tài khoản mới bổ sung sẽ có hướng dẫn chi tiết về nội dung, kết cấu, về cách thức ghi chép của từng tài khoản.
Ông có thể cho biết thời điểm nào sẽ ban hành thông tư này?
Việc nghiên cứu để ban hành thông tư này đã diễn ra cách đây 2 năm, ngoài phần dự thảo do Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán soạn, chúng tôi còn họp, hội thảo với các công ty chứng khoán, các đơn vị trong Bộ và đặc biệt là mời kế toán trưởng các công ty chứng khoán lên để thảo luận về những nghiệp vụ phát sinh trong thực tế.
Vụ cũng đã thu thập nhiều tài liệu liên quan đến hoạt động kế toán của các công ty chứng khoán để tổng hợp lại nhằm làm cho thông tư sắp ban hành sẽ phù hợp với tất cả các doanh nghiệp trong lĩnh vực chứng khoán. Chúng tôi đang hoàn thiện Thông tư hướng dẫn kế toán áp dụng đối với công ty chứng khoán và dự kiến sẽ ban hành trong tháng 9/2008.