Chênh lệch giá dầu WTI, Brent ngày một lớn
Khoảng chênh lệch giá giữa hai hợp đồng dầu thô quan trọng bậc nhất thế giới này đã mở rộng lên gần 15 USD
Việc lượng cung ứng dầu thô tại Mỹ tăng tuần thứ 8 liên tiếp đã khiến giá dầu giao sau tại New York (dầu WTI) trượt giảm, trong khi giá dầu Brent tại London tăng mạnh sau một báo cáo của OPEC.
Cụ thể, theo báo cáo đưa ra hôm qua (14/11), Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho biết, trong tuần kết thúc ngày 8/11 vừa qua, lượng cung dầu thô của nước này tăng 2,6 triệu thùng, vượt xa con số dự báo 1,8 triệu thùng của giới phân tích trong cuộc điều tra của Platts. Theo đó, lượng cung ứng dầu thô tại Mỹ đã tăng 8 tuần liên tiếp với tổng mức trên 30 triệu thùng.
Báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ đã gây lo lắng cho nhà đầu tư dầu thô trên thị trường Mỹ và xóa mờ những ảnh hưởng tích cực từ bài phát biểu dự kiến của Phó chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Janet Yellen. Những nhận định của bà Yellen trong bài phát biểu này cho thấy nhiều khả năng bà sẽ tiếp tục theo đuổi những chính sách kích thích tăng trưởng.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 14/11, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 12 trên sàn hàng hóa New York giảm 12 cent, tương ứng với mức giảm 0,1% xuống còn 93,76 USD mỗi thùng. Phiên giao dịch liền trước, giá dầu thô WTI loại này đã tăng được 0,9%. Trong suốt phiên giao dịch ngày 14/11, giá dầu WTI từng có lúc vọt mạnh, vượt lên trên ngưỡng 94 USD mỗi thùng.
Sự đi xuống của giá dầu WTI trong ngày còn xuất phát từ áp lực do bản báo cáo cùng ngày của Bộ Lao động Mỹ mang lại. Theo bộ này, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tuần qua giảm nhẹ hơn kỳ vọng.
Trong khi đó, trên sàn London, giá dầu ngọt, nhẹ Brent Biển Bắc vẫn tăng vọt tới 1,42 USD, tương ứng với mức tăng 1,3%, lên 108,54 USD mỗi thùng. Theo số liệu của FactSett, đây là lần đầu tiên trong tháng này, giá dầu Brent Biển Bắc đứng trên ngưỡng 108 USD mỗi thùng. Điều này càng khiến khoảng chênh lệch giá với dầu thô WTI ngày càng được nới rộng hơn.
Hiện khoảng chênh lệch giá giữa hai hợp đồng dầu thô quan trọng bậc nhất thế giới này đã mở rộng lên gần 15 USD, cao nhất kể từ tháng 3 cho tới nay. Nguyên nhân khiến giá dầu Brent tăng mạnh trong phiên hôm qua hoàn toàn xuất phát từ báo cáo của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cho rằng sản lượng tháng 10 của họ đã giảm 100.000 thùng mỗi ngày.
Ngoài ra, giá dầu Brent còn nhận được lực hỗ trợ từ những lo ngại về nguy cơ đình trệ nguồn cung ở Libya. Sản lượng dầu thô tại Libya trong tháng 10 là 450.000 thùng mỗi ngày, thấp hơn rất nhiều so với số liệu tháng 7.
Trở lại bản báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, trong tuần kết thúc ngày 8/11, lượng cung xăng ở nước này giảm 800.000 thùng, trong khi lượng cung các chế phẩm khác từ dầu thô, bao gồm dầu sưởi giảm 500.000 thùng. Còn theo giới phân tích dự báo, lượng cung ứng xăng và cung các chế phẩm khác từ dầu thô đều đã giảm khoảng 1,2 triệu thùng mỗi loại.
Các số liệu trên đã có ảnh hưởng nhất định tới giá xăng, dầu sưởi trong ngày. Cụ thể, chốt phiên 14/11 trên sàn New York, giá xăng giao tháng 12 tăng gần 6 cent, tương ứng mức 2,1% lên 2,68 USD/gallon. Giá dầu sưởi cùng hạn tăng 3 cent, tương ứng với 1,1%, lên 2,93 USD/gallon. Giá khí tự nhiên giao cùng hạn tăng 4 cent, tương ứng 1,1%, lên 3,605 USD/ triệu BTU.
Cụ thể, theo báo cáo đưa ra hôm qua (14/11), Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho biết, trong tuần kết thúc ngày 8/11 vừa qua, lượng cung dầu thô của nước này tăng 2,6 triệu thùng, vượt xa con số dự báo 1,8 triệu thùng của giới phân tích trong cuộc điều tra của Platts. Theo đó, lượng cung ứng dầu thô tại Mỹ đã tăng 8 tuần liên tiếp với tổng mức trên 30 triệu thùng.
Báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ đã gây lo lắng cho nhà đầu tư dầu thô trên thị trường Mỹ và xóa mờ những ảnh hưởng tích cực từ bài phát biểu dự kiến của Phó chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Janet Yellen. Những nhận định của bà Yellen trong bài phát biểu này cho thấy nhiều khả năng bà sẽ tiếp tục theo đuổi những chính sách kích thích tăng trưởng.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 14/11, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 12 trên sàn hàng hóa New York giảm 12 cent, tương ứng với mức giảm 0,1% xuống còn 93,76 USD mỗi thùng. Phiên giao dịch liền trước, giá dầu thô WTI loại này đã tăng được 0,9%. Trong suốt phiên giao dịch ngày 14/11, giá dầu WTI từng có lúc vọt mạnh, vượt lên trên ngưỡng 94 USD mỗi thùng.
Sự đi xuống của giá dầu WTI trong ngày còn xuất phát từ áp lực do bản báo cáo cùng ngày của Bộ Lao động Mỹ mang lại. Theo bộ này, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tuần qua giảm nhẹ hơn kỳ vọng.
Trong khi đó, trên sàn London, giá dầu ngọt, nhẹ Brent Biển Bắc vẫn tăng vọt tới 1,42 USD, tương ứng với mức tăng 1,3%, lên 108,54 USD mỗi thùng. Theo số liệu của FactSett, đây là lần đầu tiên trong tháng này, giá dầu Brent Biển Bắc đứng trên ngưỡng 108 USD mỗi thùng. Điều này càng khiến khoảng chênh lệch giá với dầu thô WTI ngày càng được nới rộng hơn.
Hiện khoảng chênh lệch giá giữa hai hợp đồng dầu thô quan trọng bậc nhất thế giới này đã mở rộng lên gần 15 USD, cao nhất kể từ tháng 3 cho tới nay. Nguyên nhân khiến giá dầu Brent tăng mạnh trong phiên hôm qua hoàn toàn xuất phát từ báo cáo của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cho rằng sản lượng tháng 10 của họ đã giảm 100.000 thùng mỗi ngày.
Ngoài ra, giá dầu Brent còn nhận được lực hỗ trợ từ những lo ngại về nguy cơ đình trệ nguồn cung ở Libya. Sản lượng dầu thô tại Libya trong tháng 10 là 450.000 thùng mỗi ngày, thấp hơn rất nhiều so với số liệu tháng 7.
Trở lại bản báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, trong tuần kết thúc ngày 8/11, lượng cung xăng ở nước này giảm 800.000 thùng, trong khi lượng cung các chế phẩm khác từ dầu thô, bao gồm dầu sưởi giảm 500.000 thùng. Còn theo giới phân tích dự báo, lượng cung ứng xăng và cung các chế phẩm khác từ dầu thô đều đã giảm khoảng 1,2 triệu thùng mỗi loại.
Các số liệu trên đã có ảnh hưởng nhất định tới giá xăng, dầu sưởi trong ngày. Cụ thể, chốt phiên 14/11 trên sàn New York, giá xăng giao tháng 12 tăng gần 6 cent, tương ứng mức 2,1% lên 2,68 USD/gallon. Giá dầu sưởi cùng hạn tăng 3 cent, tương ứng với 1,1%, lên 2,93 USD/gallon. Giá khí tự nhiên giao cùng hạn tăng 4 cent, tương ứng 1,1%, lên 3,605 USD/ triệu BTU.