Chỉ số giá tháng 11 tiếp tục giảm sâu
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 vừa được công bố với mức giảm 0,76% - kỷ lục giảm của CPI từ đầu năm
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 vừa được công bố với mức giảm 0,76% - kỷ lục giảm của CPI từ đầu năm.
Nếu so với tháng 12/2007, CPI tháng này đã tăng 20,71%; so với cùng kỳ năm 2007 tăng 24,22%. Còn nếu so sánh mức tăng của cả 11 tháng đầu năm nay so với con số tương ứng của năm 2007, mức tăng của chỉ số giá là 23,25%.
Việc CPI giảm trong tháng 11 là một khác biệt lớn so với các năm trước. Thường thì xu hướng CPI tăng vào 3 tháng cuối năm, nhưng nay thì lại giảm liên tiếp trong hai tháng đầu quý 4 (tháng trước, lần đầu tiên CPI giảm 0,19%).
Tuy chỉ số giá tiêu dùng tính theo năm vẫn còn đứng ở mức cao, nhưng việc CPI giảm đặc biệt có nhiều ý nghĩa trong lúc này. Tình hình kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, đời sống người dân, đặc biệt là số người có thu nhập thấp, nhìn chung vẫn gặp nhiều khó khăn. Và trước mắt, còn cả một năm 2009 được dự báo cũng không mấy sáng sủa.
Quay trở lại với 10 nhóm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu, tổng lực ba "đầu kéo" CPI xuống mức âm trong tháng 11 này đến từ: nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống; nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng; nhóm phương tiện đi lại và bưu điện.
Biến động mặt bằng giá tháng qua dễ nhận thấy là từ lương thực và xăng dầu, hai loại hàng tạo nhiều biến động cho CPI trong năm nay. Trong khi lúa gạo chủ yếu giảm mạnh ở các tỉnh phía Nam thì xăng dầu giảm liên tục 5 lần trong chu kỳ tính CPI từ 16/10 đến 15/11. Tuy có ảnh hưởng không nhiều đến diễn biến chỉ số giá chung, giá gas cũng giảm lớn trong tháng vừa qua.
CPI nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống đã giảm 0.07%. Hai nhóm giảm khác có mức độ giảm mạnh mẽ hơn. Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm tới 4,86%; nhóm phương tiện đi lại và bưu điện cũng giảm 4,4% (trong đó bưu chính viễn thông chỉ giảm 0,06%).
Các nhóm có chỉ số CPI tăng thì mức độ không mạnh, không có nhóm nào tăng quá 1%. Tăng cao nhất là nhóm đồ uống và thuốc lá (0,9%); tăng thấp nhất là nhóm giáo dục (0,12%).
Trước đó, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc có đưa con số dự báo CPI năm nay sẽ tăng khoảng 22%. Trong khi đó, một chuyên gia phân tích của Tổng cục Thống kê đưa ra nhận định, nhiều khả năng CPI năm nay sẽ không đến 22%.
Theo vị chuyên gia này, xu hướng giá của các mặt hàng quan trọng đang giảm, và sức cầu năm nay có thể chỉ tăng vào dịp sát Tết Nguyên đán, tức là tháng 1 của năm sau.
Nếu so với tháng 12/2007, CPI tháng này đã tăng 20,71%; so với cùng kỳ năm 2007 tăng 24,22%. Còn nếu so sánh mức tăng của cả 11 tháng đầu năm nay so với con số tương ứng của năm 2007, mức tăng của chỉ số giá là 23,25%.
Việc CPI giảm trong tháng 11 là một khác biệt lớn so với các năm trước. Thường thì xu hướng CPI tăng vào 3 tháng cuối năm, nhưng nay thì lại giảm liên tiếp trong hai tháng đầu quý 4 (tháng trước, lần đầu tiên CPI giảm 0,19%).
Tuy chỉ số giá tiêu dùng tính theo năm vẫn còn đứng ở mức cao, nhưng việc CPI giảm đặc biệt có nhiều ý nghĩa trong lúc này. Tình hình kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, đời sống người dân, đặc biệt là số người có thu nhập thấp, nhìn chung vẫn gặp nhiều khó khăn. Và trước mắt, còn cả một năm 2009 được dự báo cũng không mấy sáng sủa.
Quay trở lại với 10 nhóm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu, tổng lực ba "đầu kéo" CPI xuống mức âm trong tháng 11 này đến từ: nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống; nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng; nhóm phương tiện đi lại và bưu điện.
Biến động mặt bằng giá tháng qua dễ nhận thấy là từ lương thực và xăng dầu, hai loại hàng tạo nhiều biến động cho CPI trong năm nay. Trong khi lúa gạo chủ yếu giảm mạnh ở các tỉnh phía Nam thì xăng dầu giảm liên tục 5 lần trong chu kỳ tính CPI từ 16/10 đến 15/11. Tuy có ảnh hưởng không nhiều đến diễn biến chỉ số giá chung, giá gas cũng giảm lớn trong tháng vừa qua.
CPI nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống đã giảm 0.07%. Hai nhóm giảm khác có mức độ giảm mạnh mẽ hơn. Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm tới 4,86%; nhóm phương tiện đi lại và bưu điện cũng giảm 4,4% (trong đó bưu chính viễn thông chỉ giảm 0,06%).
Các nhóm có chỉ số CPI tăng thì mức độ không mạnh, không có nhóm nào tăng quá 1%. Tăng cao nhất là nhóm đồ uống và thuốc lá (0,9%); tăng thấp nhất là nhóm giáo dục (0,12%).
Trước đó, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc có đưa con số dự báo CPI năm nay sẽ tăng khoảng 22%. Trong khi đó, một chuyên gia phân tích của Tổng cục Thống kê đưa ra nhận định, nhiều khả năng CPI năm nay sẽ không đến 22%.
Theo vị chuyên gia này, xu hướng giá của các mặt hàng quan trọng đang giảm, và sức cầu năm nay có thể chỉ tăng vào dịp sát Tết Nguyên đán, tức là tháng 1 của năm sau.