Chỉ số giá tiêu dùng tăng tốc
Lạm phát năm 2009 được kiềm chế dưới 7%. Xu hướng tăng đang xác lập những lo ngại mới
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2009 đã tăng 1,38% so với tháng trước đó. Số liệu này vừa được cơ quan thống kê công bố ngày 24/12.
Quanh diễn biến này, quan điểm tích cực cho rằng lạm phát đã được kiềm chế tốt hơn hẳn so với năm trước. Tuy nhiên, vẫn còn đó lo ngại những tháng sắp tới, khi tiêu dùng bước vào mùa mua sắm lớn nhất trong năm âm lịch.
Kiềm chế lạm phát dưới 7%
Chốt lại năm 2009, lạm phát tháng 12 năm nay cao hơn 6,52% so với cùng kỳ; lạm phát bình quân 12 tháng năm 2009 so với cùng thời kỳ năm 2008 cao hơn 6,88%. Như vậy, Chính phủ đã kiềm chế lạm phát thành công, ở mức dưới 7%.
Nhìn lại diễn biến CPI trong 12 tháng của năm 2009, Tổng cục Thống kê cho rằng, tính quy luật diễn biến giá tiêu dùng hàng tháng đã diễn ra (quy luật này thường xác lập trong những năm nền kinh tế phát triển ổn định, như các năm 2006, hay 2007 trước đó).
Cụ thể, giá hàng hóa, dịch vụ thường tăng cao trong hai tháng đầu năm do ảnh hưởng của Tết Nguyên đán, sau đó giảm trong tháng 3 rồi tăng nhẹ từ tháng 4 đến tháng 10, hai tháng cuối năm giá tăng khá cao do áp lực tăng chi tiêu dùng và đầu tư xã hội.
Tuy nhiên, việc CPI tháng 12/2009 tăng mạnh, trước thời điểm Tết Nguyên đán tới 2 tháng, là diễn biến sớm so với nhiều năm trước. Nguyên nhân có thể do kỳ vọng về một quy mô thị trường tiêu thụ lớn dịp Tết Nguyên đán, đang khiến nhiều nguồn hàng tiêu dùng thiết yếu bị “găm” lại để chờ thời.
Trở lại với diễn biến giá cả tháng này, động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy CPI tăng mạnh đến từ mặt hàng lương thực, với mức tăng tới 6,88%.
Được sự tiếp sức của hàng thực phẩm (tăng 0,89%) và ăn uống ngoài gia đình (tăng 0,69%), nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống “cầm cờ” trong các nguyên nhân tác động đến CPI tháng 12/2009, với mức tăng tới 2,06%.
Dù quyền số thấp hơn nhưng mức tăng cao hơn, nhóm giao thông tháng này xác lập mức tăng cao nhất, với 2,47%. Nguyên nhân chủ yếu đến từ đợt tăng giá xăng dầu cuối tháng 11/2009.
Những hàng hóa, dịch vụ có chu kỳ tăng cuối năm cũng đang rục rịch tăng giá. Chỉ số giá nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng tháng này cũng tăng mạnh tới 1,4% do giá sắt thép, vật liệu xây dựng tiếp tục xu hướng tăng và thị trường bước vào mùa hoàn thiện công trình xây dựng.
Tương tự là nhóm đồ uống, thuốc lá tăng tới 0,97%; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,81%; các nhóm còn lại tăng không nhiều trong tháng 12/2009.
Trong 11 nhóm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu, duy nhất chỉ số giá tháng 12/2009 nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,11% so với tháng trước đó.
Trong một tháng qua, chỉ số giá vàng đã tăng 10,49%; chỉ số giá USD tăng 3,19%. So với một năm trước, các con số tương ứng là 64,32% và 10,7%. Bình quân cả năm 2009 so với năm 2008 tương ứng tăng 19,16% và 9,17%.
Năm 2009 khép lại với mức tăng CPI trong vòng kiểm soát, nhưng gạo và xăng dầu, hai mặt hàng có quyền số lớn trong rỏ hàng hóa, dịch vụ tính CPI vẫn luôn là yếu tố bất định trong năm qua.
Nhìn về phía trước, cung hàng hóa và dịch vụ đang vào chu kỳ tăng; trong khi đó, giá thế giới đang phục hồi cùng với độ trễ chính sách tài chính, tiền tệ là những nhân tố tác động đến CPI, khiến diễn biến chỉ số giá thời gian tới không dễ xác định.
CPI đang xác lập xu hướng
CPI tháng 12/2009 đã đạt mức tăng cao nhất so với các tháng trong năm nay. Trước đó, kỷ lục thuộc về tháng 2 với mức tăng 1,17%.
Xu thế tăng chỉ số giá xác lập từ tháng trước, nay đã được khẳng định (tháng 11 chỉ tăng 0,55%; tháng 10/2009 tăng nhẹ 0,37%...). Một số nhận định cho rằng, CPI dường như đang bước vào giai đoạn tăng tốc nước rút cuối năm âm lịch.
Đồng quan điểm này, Tổ thị trường trong nước (Bộ Công Thương) trước đó cho rằng, việc giá cả hàng hoá thế giới tiếp tục tăng ở mức cao cùng với việc điều chỉnh tỉ giá USD/VND đã tác động tới nhiều loại hàng hoá nhập khẩu, hoặc phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu.
Trong khi đó, tác động của tăng giá xăng dầu cuối tháng 11 cũng làm "đội giá" cước vận tải, vận chuyển và các hàng hoá khác; lãi suất cơ bản tăng từ 7 lên 8% áp dụng từ 1/12 cũng tác động tới lãi suất huy động và cho vay của các ngân hàng thương mại, ảnh hưởng tới chi phí vốn của doanh nghiệp.
Ngoài ra, giá gạo, đường, thịt tươi sống, thủy sản, hàng may mặc, vật liệu xây dựng… vẫn trong xu hướng tăng, cũng là nguyên nhân đẩy chỉ số giá tăng ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.
Về nguyên nhân tiền tệ, những con số mới nhất cho biết, tăng trưởng tín dụng năm 2009 đã tăng 37,73%.
Trong tương quan với mức tăng trưởng GDP dự kiến chỉ ở mức 5,2% trong năm nay, không ít chuyên gia lo ngại lạm phát đang trong giai đoạn kìm nén, có thể bung ra bất cứ lúc nào.
Mức “áp đặt” lên chỉ số giá dường như khó xác định hơn, khi chịu tác động từ xu hướng giá cả thị trường, chính sách trong nước, và nhiều mặt hàng trên thế giới đang thay đổi mặt bằng giá.
Quanh diễn biến này, quan điểm tích cực cho rằng lạm phát đã được kiềm chế tốt hơn hẳn so với năm trước. Tuy nhiên, vẫn còn đó lo ngại những tháng sắp tới, khi tiêu dùng bước vào mùa mua sắm lớn nhất trong năm âm lịch.
Kiềm chế lạm phát dưới 7%
Chốt lại năm 2009, lạm phát tháng 12 năm nay cao hơn 6,52% so với cùng kỳ; lạm phát bình quân 12 tháng năm 2009 so với cùng thời kỳ năm 2008 cao hơn 6,88%. Như vậy, Chính phủ đã kiềm chế lạm phát thành công, ở mức dưới 7%.
Nhìn lại diễn biến CPI trong 12 tháng của năm 2009, Tổng cục Thống kê cho rằng, tính quy luật diễn biến giá tiêu dùng hàng tháng đã diễn ra (quy luật này thường xác lập trong những năm nền kinh tế phát triển ổn định, như các năm 2006, hay 2007 trước đó).
Cụ thể, giá hàng hóa, dịch vụ thường tăng cao trong hai tháng đầu năm do ảnh hưởng của Tết Nguyên đán, sau đó giảm trong tháng 3 rồi tăng nhẹ từ tháng 4 đến tháng 10, hai tháng cuối năm giá tăng khá cao do áp lực tăng chi tiêu dùng và đầu tư xã hội.
Tuy nhiên, việc CPI tháng 12/2009 tăng mạnh, trước thời điểm Tết Nguyên đán tới 2 tháng, là diễn biến sớm so với nhiều năm trước. Nguyên nhân có thể do kỳ vọng về một quy mô thị trường tiêu thụ lớn dịp Tết Nguyên đán, đang khiến nhiều nguồn hàng tiêu dùng thiết yếu bị “găm” lại để chờ thời.
Trở lại với diễn biến giá cả tháng này, động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy CPI tăng mạnh đến từ mặt hàng lương thực, với mức tăng tới 6,88%.
Được sự tiếp sức của hàng thực phẩm (tăng 0,89%) và ăn uống ngoài gia đình (tăng 0,69%), nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống “cầm cờ” trong các nguyên nhân tác động đến CPI tháng 12/2009, với mức tăng tới 2,06%.
Dù quyền số thấp hơn nhưng mức tăng cao hơn, nhóm giao thông tháng này xác lập mức tăng cao nhất, với 2,47%. Nguyên nhân chủ yếu đến từ đợt tăng giá xăng dầu cuối tháng 11/2009.
Những hàng hóa, dịch vụ có chu kỳ tăng cuối năm cũng đang rục rịch tăng giá. Chỉ số giá nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng tháng này cũng tăng mạnh tới 1,4% do giá sắt thép, vật liệu xây dựng tiếp tục xu hướng tăng và thị trường bước vào mùa hoàn thiện công trình xây dựng.
Tương tự là nhóm đồ uống, thuốc lá tăng tới 0,97%; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,81%; các nhóm còn lại tăng không nhiều trong tháng 12/2009.
Trong 11 nhóm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu, duy nhất chỉ số giá tháng 12/2009 nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,11% so với tháng trước đó.
Trong một tháng qua, chỉ số giá vàng đã tăng 10,49%; chỉ số giá USD tăng 3,19%. So với một năm trước, các con số tương ứng là 64,32% và 10,7%. Bình quân cả năm 2009 so với năm 2008 tương ứng tăng 19,16% và 9,17%.
Năm 2009 khép lại với mức tăng CPI trong vòng kiểm soát, nhưng gạo và xăng dầu, hai mặt hàng có quyền số lớn trong rỏ hàng hóa, dịch vụ tính CPI vẫn luôn là yếu tố bất định trong năm qua.
Nhìn về phía trước, cung hàng hóa và dịch vụ đang vào chu kỳ tăng; trong khi đó, giá thế giới đang phục hồi cùng với độ trễ chính sách tài chính, tiền tệ là những nhân tố tác động đến CPI, khiến diễn biến chỉ số giá thời gian tới không dễ xác định.
CPI đang xác lập xu hướng
CPI tháng 12/2009 đã đạt mức tăng cao nhất so với các tháng trong năm nay. Trước đó, kỷ lục thuộc về tháng 2 với mức tăng 1,17%.
Xu thế tăng chỉ số giá xác lập từ tháng trước, nay đã được khẳng định (tháng 11 chỉ tăng 0,55%; tháng 10/2009 tăng nhẹ 0,37%...). Một số nhận định cho rằng, CPI dường như đang bước vào giai đoạn tăng tốc nước rút cuối năm âm lịch.
Đồng quan điểm này, Tổ thị trường trong nước (Bộ Công Thương) trước đó cho rằng, việc giá cả hàng hoá thế giới tiếp tục tăng ở mức cao cùng với việc điều chỉnh tỉ giá USD/VND đã tác động tới nhiều loại hàng hoá nhập khẩu, hoặc phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu.
Trong khi đó, tác động của tăng giá xăng dầu cuối tháng 11 cũng làm "đội giá" cước vận tải, vận chuyển và các hàng hoá khác; lãi suất cơ bản tăng từ 7 lên 8% áp dụng từ 1/12 cũng tác động tới lãi suất huy động và cho vay của các ngân hàng thương mại, ảnh hưởng tới chi phí vốn của doanh nghiệp.
Ngoài ra, giá gạo, đường, thịt tươi sống, thủy sản, hàng may mặc, vật liệu xây dựng… vẫn trong xu hướng tăng, cũng là nguyên nhân đẩy chỉ số giá tăng ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.
Về nguyên nhân tiền tệ, những con số mới nhất cho biết, tăng trưởng tín dụng năm 2009 đã tăng 37,73%.
Trong tương quan với mức tăng trưởng GDP dự kiến chỉ ở mức 5,2% trong năm nay, không ít chuyên gia lo ngại lạm phát đang trong giai đoạn kìm nén, có thể bung ra bất cứ lúc nào.
Mức “áp đặt” lên chỉ số giá dường như khó xác định hơn, khi chịu tác động từ xu hướng giá cả thị trường, chính sách trong nước, và nhiều mặt hàng trên thế giới đang thay đổi mặt bằng giá.