Chỉ số IIP và thực chất sản xuất công nghiệp 6 tháng qua
Ngày 1/7, Tổng cục Thống kê công bố chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) 6 tháng đầu năm 2009
Ngày 1/7, Tổng cục Thống kê công bố chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) 6 tháng đầu năm 2009.
Quanh chỉ số này có một số điểm rất đáng lưu ý.
Thứ nhất, quý 1/2009, chỉ số IIP cho thấy tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp ở mức rất thấp: 1,5%. Tuy nhiên, đến quý 2/2009, IIP đã tăng mạnh, là cơ sở để ngành công nghiệp đạt mức tăng chỉ số IIP 4,5% trong 6 tháng đầu năm.
Thứ hai, đóng góp vào mức tăng 4,5% chủ yếu đến từ công nghiệp khai thác (tăng 10,4%); tiếp đó là đến công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt và nước (tăng 6,7%).
So với cùng kỳ năm 2008, IIP ngành công nghiệp chế biến quý 1/2009 thậm chí đã giảm 1,6% và chỉ tăng thấp trong quý 2/2009 để đạt mức tăng 1,5% trong 6 tháng đầu năm.
Liên quan đến tỷ trọng đóng góp các lĩnh vực công nghiệp, theo thông tin từ Vụ Hệ thống tài khoản Quốc gia (Tổng cục Thống kê), lượng tồn kho lên đến 5% GDP vào thời điểm cuối năm 2008, tương đương khoảng 4,5 tỷ USD. Đây là nguyên nhân chính khiến công nghiệp chế biến tăng thấp hơn nhiều mức trung bình toàn ngành.
Thứ ba, công nghiệp khai thác được dẫn dắt bởi mức tăng ấn tượng của dầu thô (IIP khai thác dầu thô và khí tự nhiên tăng 15% so cùng kỳ với sản lượng dầu thô khai thác tăng gần 18%), được cho là đã "che mờ" những tín hiệu khó khăn từ sản xuất của các doanh nghiệp công nghiệp chế biến.
Đẩy mạnh khai thác khoáng sản có vai trò lớn trong việc lấy lại tốc độ tăng trưởng GDP 3,9% trong 6 tháng đầu năm. Tuy nhiên, với những khoáng sản không tái tạo mà một số ý kiến cho rằng nên là "của để dành" như dầu thô, thì việc tăng khai thác tại thời điểm giá như hiện nay khó có thể làm rõ là lợi hay không có lợi.
Thứ tư, nhiều tỉnh, thành phố có quy mô sản xuất công nghiệp lớn có chỉ số IIP 6 tháng đầu năm tăng thấp hoặc giảm so với cùng kỳ như Vĩnh Phúc giảm 13,5%; Đà Nẵng giảm 4,7%; Tp.HCM tăng rất thấp ở mức 0,4% và Hà Nội tăng 2,7%.
Điều này cho thấy, ngành công nghiệp chế biến của Việt Nam có sức chống chịu kém hơn so với các ngành, lĩnh vực khác trước suy thoái kinh tế toàn cầu. Và việc tái cơ cấu ngành công nghiệp có lẽ nên được thúc đẩy nhanh hơn trong thời gian tới.
Thứ năm, chỉ số tồn kho các ngành công nghiệp chế biến tại thời điểm 1/6/2009 so với 1/6/2008 đã tăng 34,6% và có xu hướng tăng nhẹ trong những tháng gần đây.
Nếu so với tháng bình quân năm gốc 2005, chỉ số này của tháng 1/2009 tăng 41%, tháng Hai tăng 41,9%, tháng Ba tăng 46,5%, tháng Tư tăng 49%, tháng năm tăng thấp hơn và đạt 47,2%, nhưng tháng Sáu lại tăng 49,7%.
So với cùng thời điểm một năm trước, chỉ số tồn kho tại thời điểm 1/6/2009 của ngành sản xuất mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa đã tăng 436,4%; ngành thức ăn gia súc tăng 318,5%; bia và mạch nha tăng 213,9%; phân bón và hợp chất nitơ tăng 210,7%; giấy nhăn và bao bì tăng 162,8%; bột giấy và giấy bìa tăng 155,4%; sắt thép tăng 154,2 gạch, ngói, gốm sứ tăng 150,9%...
Chỉ có rất ít ngành có chỉ số tồn kho giảm so với cùng thời điểm 1/6 năm trước như chỉ số tồn kho sản xuất đường giảm 20,5%; dây và cáp điện giảm 5,9%; xi măng giảm 4,9%; sơn và vecni giảm 4%...
Tóm lại, những con số vừa được Tổng cục Thống kê công bố cho thấy, ngành công nghiệp chế biến đang thực sự khó khăn về đầu ra sản phẩm.
Và dường như, những gói kích thích tài chính vẫn chưa tác động nhiều đến bộ phận sản xuất công nghiệp thực trong 6 tháng qua.
* Chỉ số IIP được Tổng cục Thống kê nghiên cứu và thực hiện dưới sự hỗ trợ kỹ thuật của JICA (Nhật Bản) từ năm 2005, dự kiến sẽ thay thế cho chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp giá cố định sau năm 2010. Phương pháp tính IIP theo chuẩn mực quốc tế, cho phép so sánh kết quả với các nước. Đồng thời, quá trình thu thập, tính toán cũng cho biết thêm chỉ số tiêu thụ sản phẩm và chỉ số tồn kho, cung cấp đẩy đủ hơn chu kỳ, xu hướng sản xuất - tiêu thụ - tồn kho của ngành công nghiệp.
Quanh chỉ số này có một số điểm rất đáng lưu ý.
Thứ nhất, quý 1/2009, chỉ số IIP cho thấy tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp ở mức rất thấp: 1,5%. Tuy nhiên, đến quý 2/2009, IIP đã tăng mạnh, là cơ sở để ngành công nghiệp đạt mức tăng chỉ số IIP 4,5% trong 6 tháng đầu năm.
Thứ hai, đóng góp vào mức tăng 4,5% chủ yếu đến từ công nghiệp khai thác (tăng 10,4%); tiếp đó là đến công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt và nước (tăng 6,7%).
So với cùng kỳ năm 2008, IIP ngành công nghiệp chế biến quý 1/2009 thậm chí đã giảm 1,6% và chỉ tăng thấp trong quý 2/2009 để đạt mức tăng 1,5% trong 6 tháng đầu năm.
Liên quan đến tỷ trọng đóng góp các lĩnh vực công nghiệp, theo thông tin từ Vụ Hệ thống tài khoản Quốc gia (Tổng cục Thống kê), lượng tồn kho lên đến 5% GDP vào thời điểm cuối năm 2008, tương đương khoảng 4,5 tỷ USD. Đây là nguyên nhân chính khiến công nghiệp chế biến tăng thấp hơn nhiều mức trung bình toàn ngành.
Thứ ba, công nghiệp khai thác được dẫn dắt bởi mức tăng ấn tượng của dầu thô (IIP khai thác dầu thô và khí tự nhiên tăng 15% so cùng kỳ với sản lượng dầu thô khai thác tăng gần 18%), được cho là đã "che mờ" những tín hiệu khó khăn từ sản xuất của các doanh nghiệp công nghiệp chế biến.
Đẩy mạnh khai thác khoáng sản có vai trò lớn trong việc lấy lại tốc độ tăng trưởng GDP 3,9% trong 6 tháng đầu năm. Tuy nhiên, với những khoáng sản không tái tạo mà một số ý kiến cho rằng nên là "của để dành" như dầu thô, thì việc tăng khai thác tại thời điểm giá như hiện nay khó có thể làm rõ là lợi hay không có lợi.
Thứ tư, nhiều tỉnh, thành phố có quy mô sản xuất công nghiệp lớn có chỉ số IIP 6 tháng đầu năm tăng thấp hoặc giảm so với cùng kỳ như Vĩnh Phúc giảm 13,5%; Đà Nẵng giảm 4,7%; Tp.HCM tăng rất thấp ở mức 0,4% và Hà Nội tăng 2,7%.
Điều này cho thấy, ngành công nghiệp chế biến của Việt Nam có sức chống chịu kém hơn so với các ngành, lĩnh vực khác trước suy thoái kinh tế toàn cầu. Và việc tái cơ cấu ngành công nghiệp có lẽ nên được thúc đẩy nhanh hơn trong thời gian tới.
Thứ năm, chỉ số tồn kho các ngành công nghiệp chế biến tại thời điểm 1/6/2009 so với 1/6/2008 đã tăng 34,6% và có xu hướng tăng nhẹ trong những tháng gần đây.
Nếu so với tháng bình quân năm gốc 2005, chỉ số này của tháng 1/2009 tăng 41%, tháng Hai tăng 41,9%, tháng Ba tăng 46,5%, tháng Tư tăng 49%, tháng năm tăng thấp hơn và đạt 47,2%, nhưng tháng Sáu lại tăng 49,7%.
So với cùng thời điểm một năm trước, chỉ số tồn kho tại thời điểm 1/6/2009 của ngành sản xuất mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa đã tăng 436,4%; ngành thức ăn gia súc tăng 318,5%; bia và mạch nha tăng 213,9%; phân bón và hợp chất nitơ tăng 210,7%; giấy nhăn và bao bì tăng 162,8%; bột giấy và giấy bìa tăng 155,4%; sắt thép tăng 154,2 gạch, ngói, gốm sứ tăng 150,9%...
Chỉ có rất ít ngành có chỉ số tồn kho giảm so với cùng thời điểm 1/6 năm trước như chỉ số tồn kho sản xuất đường giảm 20,5%; dây và cáp điện giảm 5,9%; xi măng giảm 4,9%; sơn và vecni giảm 4%...
Tóm lại, những con số vừa được Tổng cục Thống kê công bố cho thấy, ngành công nghiệp chế biến đang thực sự khó khăn về đầu ra sản phẩm.
Và dường như, những gói kích thích tài chính vẫn chưa tác động nhiều đến bộ phận sản xuất công nghiệp thực trong 6 tháng qua.
* Chỉ số IIP được Tổng cục Thống kê nghiên cứu và thực hiện dưới sự hỗ trợ kỹ thuật của JICA (Nhật Bản) từ năm 2005, dự kiến sẽ thay thế cho chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp giá cố định sau năm 2010. Phương pháp tính IIP theo chuẩn mực quốc tế, cho phép so sánh kết quả với các nước. Đồng thời, quá trình thu thập, tính toán cũng cho biết thêm chỉ số tiêu thụ sản phẩm và chỉ số tồn kho, cung cấp đẩy đủ hơn chu kỳ, xu hướng sản xuất - tiêu thụ - tồn kho của ngành công nghiệp.