Chi tiêu quốc phòng của Nga cao nhất 10 năm
Nga trở thành quốc gia chi nhiều cho quốc phòng thứ 5 trên thế giới, sau Mỹ, Trung Quốc, Anh và Pháp
Chi tiêu quốc phòng của Nga năm 2015 tăng với tốc độ mạnh nhất một thập kỷ trong bối cảnh căng thẳng trong quan hệ giữa Moscow với phương Tây gia tăng và chiến dịch không kích của nước này ở Syria.
Theo hãng tin CNBC, đây là thông tin được đưa ra trong báo cáo ngân sách quốc phòng hàng năm (Defense Budgets Annual Report) của tạp chí quốc phòng IHS Jane’s. Theo báo cáo, năm nay, điện Kremlin đã tăng chi tiêu quốc phòng thêm 21%, đạt mức 54,1 tỷ USD, cao nhất kể từ năm 2006.
Với ngân sách quốc phòng như vậy, Nga trở thành quốc gia chi nhiều cho quốc phòng thứ 5 trên thế giới, sau Mỹ, Trung Quốc, Anh và Pháp.
So với năm 2007 về danh nghĩa, chi tiêu quốc phòng của Nga đã tăng gấp khoảng 3 lần. Hiện tại, ngân sách quốc phòng của nước này tương đương khoảng 4,3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Ngoài những cuộc tập trận lớn được tổ chức ở nhiều nơi trên nước Nga, năm 2015 còn đánh dấu sự mở đầu chiến dịch không kích của nước này ở Syria. Moscow tuyên bố không kích Syria để diệt tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS), nhưng phương Tây nói chiến dịch này chủ yếu nhằm giúp Tổng thống Syria Bashar al-Assad chống lại lực lượng đối lập.
Căng thẳng trong khu vực kể từ sau khi Nga sáp nhập Crimea và bị cho là tiếp tục hậu thuẫn lực lượng nổi dậy ở miền Đông Ukraine cũng khiến các nước láng giềng của Nga lo ngại và tăng ngân sách quốc phòng.
Theo IHS Jane’s, chi tiêu quốc phòng của các nước Đông Âu sắp tới sẽ tăng vọt lên mức 2% GDP. Với các nỗ lực hiện đại hóa quân đội mạnh mẽ của Ba Lan, Đông Âu hiện là khu vực có tốc độ tăng chi tiêu quốc phòng nhanh nhất thế giới - vị trí trước đó thuộc về Trung Đông.
Tuy nhiên, IHS Jane’s cũng cho rằng, mối lo ngại về tốc độ tăng chi tiêu quân sự của Nga sẽ không kéo dài.
“Mức chi tiêu quốc phòng của Nga bắt đầu có vẻ ‘quá sức’ từ trước những khó khăn kinh tế và ngân sách mà nước này phải đối mặt trong năm 2015. Việc cắt giảm ngân sách quốc phòng giờ là điều không thể tránh khỏi đối với Moscow, bởi họ đang cố kiểm soát thâm hụt ngân sách”, Giám đốc phân tích Craig Caffrey của IHS nhận định.
Theo báo cáo, điện Kremlin sẽ cắt giảm ngân sách quốc phòng về giá trị tuyệt đối trong thời gian từ nay đến năm 2020, nhưng mức chi hàng năm vẫn sẽ giữ trên mức của năm 2014.
IHS Jane’s dự báo chi tiêu quốc phòng toàn cầu sẽ đạt mức 1,68 nghìn tỷ USD trong năm 2016, từ mức 1,65 nghìn tỷ USD trong năm nay. Theo tạp chí này, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ tăng ngân sách quốc phòng trong năm tới, đánh dấu lần tăng đầu tiên kể từ năm 2010.
* Dưới đây là 9 nước chi nhiều nhất cho quốc phòng năm 2015, theo IHS Jane’s:
1. Mỹ (595,33 tỷ USD)
2. Trung Quốc (190,914 tỷ USD)
3. Anh (66,545 tỷ USD)
4. Pháp (56,467 tỷ USD)
5. Nga (54,127 tỷ USD)
6. Ấn Độ (49,654 tỷ USD)
7. Nhật Bản (49,298 tỷ USD)
8. Saudi Arabia (46,227 tỷ USD)
9. Đức (43,797 tỷ USD)
Theo hãng tin CNBC, đây là thông tin được đưa ra trong báo cáo ngân sách quốc phòng hàng năm (Defense Budgets Annual Report) của tạp chí quốc phòng IHS Jane’s. Theo báo cáo, năm nay, điện Kremlin đã tăng chi tiêu quốc phòng thêm 21%, đạt mức 54,1 tỷ USD, cao nhất kể từ năm 2006.
Với ngân sách quốc phòng như vậy, Nga trở thành quốc gia chi nhiều cho quốc phòng thứ 5 trên thế giới, sau Mỹ, Trung Quốc, Anh và Pháp.
So với năm 2007 về danh nghĩa, chi tiêu quốc phòng của Nga đã tăng gấp khoảng 3 lần. Hiện tại, ngân sách quốc phòng của nước này tương đương khoảng 4,3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Ngoài những cuộc tập trận lớn được tổ chức ở nhiều nơi trên nước Nga, năm 2015 còn đánh dấu sự mở đầu chiến dịch không kích của nước này ở Syria. Moscow tuyên bố không kích Syria để diệt tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS), nhưng phương Tây nói chiến dịch này chủ yếu nhằm giúp Tổng thống Syria Bashar al-Assad chống lại lực lượng đối lập.
Căng thẳng trong khu vực kể từ sau khi Nga sáp nhập Crimea và bị cho là tiếp tục hậu thuẫn lực lượng nổi dậy ở miền Đông Ukraine cũng khiến các nước láng giềng của Nga lo ngại và tăng ngân sách quốc phòng.
Theo IHS Jane’s, chi tiêu quốc phòng của các nước Đông Âu sắp tới sẽ tăng vọt lên mức 2% GDP. Với các nỗ lực hiện đại hóa quân đội mạnh mẽ của Ba Lan, Đông Âu hiện là khu vực có tốc độ tăng chi tiêu quốc phòng nhanh nhất thế giới - vị trí trước đó thuộc về Trung Đông.
Tuy nhiên, IHS Jane’s cũng cho rằng, mối lo ngại về tốc độ tăng chi tiêu quân sự của Nga sẽ không kéo dài.
“Mức chi tiêu quốc phòng của Nga bắt đầu có vẻ ‘quá sức’ từ trước những khó khăn kinh tế và ngân sách mà nước này phải đối mặt trong năm 2015. Việc cắt giảm ngân sách quốc phòng giờ là điều không thể tránh khỏi đối với Moscow, bởi họ đang cố kiểm soát thâm hụt ngân sách”, Giám đốc phân tích Craig Caffrey của IHS nhận định.
Theo báo cáo, điện Kremlin sẽ cắt giảm ngân sách quốc phòng về giá trị tuyệt đối trong thời gian từ nay đến năm 2020, nhưng mức chi hàng năm vẫn sẽ giữ trên mức của năm 2014.
IHS Jane’s dự báo chi tiêu quốc phòng toàn cầu sẽ đạt mức 1,68 nghìn tỷ USD trong năm 2016, từ mức 1,65 nghìn tỷ USD trong năm nay. Theo tạp chí này, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ tăng ngân sách quốc phòng trong năm tới, đánh dấu lần tăng đầu tiên kể từ năm 2010.
* Dưới đây là 9 nước chi nhiều nhất cho quốc phòng năm 2015, theo IHS Jane’s:
1. Mỹ (595,33 tỷ USD)
2. Trung Quốc (190,914 tỷ USD)
3. Anh (66,545 tỷ USD)
4. Pháp (56,467 tỷ USD)
5. Nga (54,127 tỷ USD)
6. Ấn Độ (49,654 tỷ USD)
7. Nhật Bản (49,298 tỷ USD)
8. Saudi Arabia (46,227 tỷ USD)
9. Đức (43,797 tỷ USD)