Chia sẻ của người tự ứng cử vào Ban chấp hành Trung ương
TS. Nguyễn Xuân Kiên là người duy nhất tự ứng cử vào Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI
Là người duy nhất tự ứng cử vào Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, TS. Nguyễn Xuân Kiên, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu khoa học nghiệp vụ và tư liệu (Ban Tuyên giáo Trung ương) đã chia sẻ với báo giới xung quanh quyết định này.
"Thứ nhất là vì tôi muốn đóng góp cho Đảng và Nhà nước những ý tưởng về quản lý kinh tế, những kiến thức tôi đã dày công nghiên cứu 20 năm qua. Thứ hai là cũng muốn có gì đó đổi mới trong hoạt động bầu cử, ứng cử của Đảng, vì trong điều lệ của Đảng cho phép đảng viên tự ứng cử", ông Kiên nói.
"Có bất ngờ nhất định" khi biết mình là người duy nhất tự ứng cử, ông Kiên cho rằng, điều lệ Đảng đã cho phép tự ứng cử, và cơ hội đó là bình đẳng cho mọi đảng viên có đủ tiêu chuẩn. Song, có lẽ do tâm lý nhiều người vẫn cảm thấy ngại.
"Điều lệ Đảng đã nói rất kỹ về việc cho phép tự ứng cử, nhưng để khắc phục tâm lý e ngại tự ứng cử, tôi nghĩ công tác cổ vũ tuyên truyền cần được làm kỹ hơn. Mặt khác, dũng khí của đảng viên cần được trui rèn, đảng viên phải dám chịu trách nhiệm trước những công việc lớn", ông Kiên nhìn nhận.
Cho biết đây là lần đầu tiên nộp đơn tự ứng cử, song ông Kiên cũng tự nhận thấy quyết định đó được đưa ra tại thời điểm này là phù hợp. Vì, cơ hội của hôm nay, vận hội của đất nước đang đặt ra và thực sự có thể tạo điều kiện để cho những người mạnh dạn, có bản lĩnh có điều kiện để có thể nắm bắt và nghĩ đến việc phải rèn luyện kiến thức, phương pháp làm việc để có thể đảm nhận được vai trò quản lý Nhà nước ở nhiều góc độ khác nhau.
Hơn nữa, "tâm lý của mọi người dân, mỗi đảng viên và các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước rõ ràng đã có những đổi mới so với trước. Chính điều đó thôi thúc tôi tự tin hơn khi quyết định tự ứng cử".
Về mong muốn đóng góp những ý tưởng trong quản lý kinh tế, ông Kiên cho rằng, tiềm năng phát triển kinh tế dài hạn của đất nước trong 10 - 20 năm tới rất tốt, nhưng trong ngắn hạn thì cần phải quyết liệt đổi mới.
Theo quan điểm của ông Kiên thì bản thân các doanh nghiệp phải đổi mới hơn nữa về quản lý. Hiện nay nhiều doanh nghiệp chưa có chiến lược quản lý cụ thể, chưa có chính sách tiếp thị, chưa có đầu tư tích trữ cho khoa học. Bản thân các doanh nghiệp cũng rất cần phải đầu tư khoa học.
Thứ hai là các bộ ngành cần có chiến lược quy hoạch tốt hơn. Nếu quy hoạch đô thị tốt thì giao thông không đến mức ách tắc như vậy, nhà cửa cũng không đến mức chật chội như vậy, vì quỹ đất còn rất nhiều, nhất là khi mở rộng Hà Nội với diện tích rộng lớn như hiện nay.
Điều quan trọng, theo ông Kiên là phải phát triển cơ cấu hạ tầng phải rất nhanh, như phát triển nhanh hệ thống đường, rõ ràng vừa giải tỏa giao thông, vừa tăng GDP của các đô thị và cả nền kinh tế. Khi đó người dân không nhất thiết chen chúc trong nội thành mà sẽ ra ngoại thành, các cơ quan bộ, ngành cũng không nhất thiết ở nội đô…
"Tôi dự báo trong 5 - 10 năm tới, Việt Nam thực sự như đại công trường nên chúng ta phải gấp gáp phát triển cơ cấu hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng. Tôi xin khẳng định lại trong ngắn hạn, 3 - 4 năm tới, sẽ vấp phải những khó khăn, cần phải rất bứt phá trong điều hành, trong tư duy, từ các doanh nghiệp, các bộ ngành cho đến quốc gia. Trong dài hạn thì sẽ rất phát triển, vấn đề là từ mỗi người dân cho đến mỗi đảng viên, cán bộ lãnh đạo các cấp có trăn trở thực sự để nắm được cơ hội không, để bứt phá trong ngắn hạn, để dài hạn tạo đà cho phát triển mạnh mẽ hay không. Thì đó là nghệ thuật lãnh đạo, là khoa học lãnh đạo", ông Kiên nhấn mạnh.
TS. Nguyễn Xuân Kiên sinh ngày 1/8/1966, vào Đảng năm 1988, khi còn là sinh viên năm thứ 4 Đại học Sư phạm I Hà Nội, lúc 22 tuổi. Sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm loại giỏi, ông ở lại trường giảng dạy. Năm 1994, làm nghiên cứu sinh kinh tế chính trị, làm luận án tiến sĩ tại Học viện Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, đến năm 1999 thì bảo vệ luận án tiến sĩ.
Tháng 2/2002, ông Kiên được Ban Khoa giáo Trung ương (cũ) mời về công tác tại Vụ Khoa học xã hội và trải qua nhiều cương vị công tác cho đến hiện nay.
"Thứ nhất là vì tôi muốn đóng góp cho Đảng và Nhà nước những ý tưởng về quản lý kinh tế, những kiến thức tôi đã dày công nghiên cứu 20 năm qua. Thứ hai là cũng muốn có gì đó đổi mới trong hoạt động bầu cử, ứng cử của Đảng, vì trong điều lệ của Đảng cho phép đảng viên tự ứng cử", ông Kiên nói.
"Có bất ngờ nhất định" khi biết mình là người duy nhất tự ứng cử, ông Kiên cho rằng, điều lệ Đảng đã cho phép tự ứng cử, và cơ hội đó là bình đẳng cho mọi đảng viên có đủ tiêu chuẩn. Song, có lẽ do tâm lý nhiều người vẫn cảm thấy ngại.
"Điều lệ Đảng đã nói rất kỹ về việc cho phép tự ứng cử, nhưng để khắc phục tâm lý e ngại tự ứng cử, tôi nghĩ công tác cổ vũ tuyên truyền cần được làm kỹ hơn. Mặt khác, dũng khí của đảng viên cần được trui rèn, đảng viên phải dám chịu trách nhiệm trước những công việc lớn", ông Kiên nhìn nhận.
Cho biết đây là lần đầu tiên nộp đơn tự ứng cử, song ông Kiên cũng tự nhận thấy quyết định đó được đưa ra tại thời điểm này là phù hợp. Vì, cơ hội của hôm nay, vận hội của đất nước đang đặt ra và thực sự có thể tạo điều kiện để cho những người mạnh dạn, có bản lĩnh có điều kiện để có thể nắm bắt và nghĩ đến việc phải rèn luyện kiến thức, phương pháp làm việc để có thể đảm nhận được vai trò quản lý Nhà nước ở nhiều góc độ khác nhau.
Hơn nữa, "tâm lý của mọi người dân, mỗi đảng viên và các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước rõ ràng đã có những đổi mới so với trước. Chính điều đó thôi thúc tôi tự tin hơn khi quyết định tự ứng cử".
Về mong muốn đóng góp những ý tưởng trong quản lý kinh tế, ông Kiên cho rằng, tiềm năng phát triển kinh tế dài hạn của đất nước trong 10 - 20 năm tới rất tốt, nhưng trong ngắn hạn thì cần phải quyết liệt đổi mới.
Theo quan điểm của ông Kiên thì bản thân các doanh nghiệp phải đổi mới hơn nữa về quản lý. Hiện nay nhiều doanh nghiệp chưa có chiến lược quản lý cụ thể, chưa có chính sách tiếp thị, chưa có đầu tư tích trữ cho khoa học. Bản thân các doanh nghiệp cũng rất cần phải đầu tư khoa học.
Thứ hai là các bộ ngành cần có chiến lược quy hoạch tốt hơn. Nếu quy hoạch đô thị tốt thì giao thông không đến mức ách tắc như vậy, nhà cửa cũng không đến mức chật chội như vậy, vì quỹ đất còn rất nhiều, nhất là khi mở rộng Hà Nội với diện tích rộng lớn như hiện nay.
Điều quan trọng, theo ông Kiên là phải phát triển cơ cấu hạ tầng phải rất nhanh, như phát triển nhanh hệ thống đường, rõ ràng vừa giải tỏa giao thông, vừa tăng GDP của các đô thị và cả nền kinh tế. Khi đó người dân không nhất thiết chen chúc trong nội thành mà sẽ ra ngoại thành, các cơ quan bộ, ngành cũng không nhất thiết ở nội đô…
"Tôi dự báo trong 5 - 10 năm tới, Việt Nam thực sự như đại công trường nên chúng ta phải gấp gáp phát triển cơ cấu hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng. Tôi xin khẳng định lại trong ngắn hạn, 3 - 4 năm tới, sẽ vấp phải những khó khăn, cần phải rất bứt phá trong điều hành, trong tư duy, từ các doanh nghiệp, các bộ ngành cho đến quốc gia. Trong dài hạn thì sẽ rất phát triển, vấn đề là từ mỗi người dân cho đến mỗi đảng viên, cán bộ lãnh đạo các cấp có trăn trở thực sự để nắm được cơ hội không, để bứt phá trong ngắn hạn, để dài hạn tạo đà cho phát triển mạnh mẽ hay không. Thì đó là nghệ thuật lãnh đạo, là khoa học lãnh đạo", ông Kiên nhấn mạnh.
TS. Nguyễn Xuân Kiên sinh ngày 1/8/1966, vào Đảng năm 1988, khi còn là sinh viên năm thứ 4 Đại học Sư phạm I Hà Nội, lúc 22 tuổi. Sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm loại giỏi, ông ở lại trường giảng dạy. Năm 1994, làm nghiên cứu sinh kinh tế chính trị, làm luận án tiến sĩ tại Học viện Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, đến năm 1999 thì bảo vệ luận án tiến sĩ.
Tháng 2/2002, ông Kiên được Ban Khoa giáo Trung ương (cũ) mời về công tác tại Vụ Khoa học xã hội và trải qua nhiều cương vị công tác cho đến hiện nay.