Chiến tranh tiền tệ sắp trở lại?
Thế giới có thể sẽ chứng kiến một cuộc đua giảm giá đồng tiền sau động thái hạ lãi suất và bơm tiền của ECB
Sau khi Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) tuyên bố hạ lãi suất và lên kế hoạch bơm tiền vào nền kinh tế, một số chuyên gia cảnh báo, các ngân hàng trung ương khác có thể sẽ có biện pháp tương tự để chống lại biến động tỷ giá.
Nếu tình hình diễn ra như vậy, cũng đồng nghĩa với khả năng trở lại của “chiến tranh tiền tệ” sau khi chủ đề này lắng xuống một thời gian.
Tuần trước, Chủ tịch ECB Mario Draghi công bố kế hoạch mua vào các loại chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản (ABS) và trái phiếu có đảm bảo, theo đó bơm 1 nghìn tỷ Euro, tương đương 1,29 nghìn tỷ USD vào nền kinh tế đang trì trệ của khu vực Eurozone.
Chưa kể, ông Draghi vẫn xem xét khả năng liệu có nên mở một chương trình mua vào trái phiếu chính phủ kiểu như các chương trình nới lỏng định lượng (QE) mà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) thực hiện. Với những kế hoạch như vậy của ECB, đồng Euro được dự báo sẽ còn tiếp tục giảm sâu so với các đồng tiền chủ chốt khác.
Và theo hãng tin CNBC, các chuyên gia cho rằng, đây chính là mấu chốt của vấn đề.
“Cuộc tranh luận về chiến tranh tiền tệ sẽ được nối lại bởi các ngân hàng trung ương sẽ đánh giá ảnh hưởng của các dòng vốn chảy vào nước họ và biến động tỷ giá đồng nội tệ”, ông Claus Vistesen, chuyên gia kinh tế trưởng phụ trách khu vực Eurozone tại hãng nghiên cứu Pantheon Macroeconomics nhận định sau cuộc họp vừa rồi của ECB.
Một trong những hệ quả không mong muốn từ chương trình mua tài sản của ECB có thể là việc các ngân hàng ở Eurozone tăng cường cho vay đối với các thị trường mới nổi để tìm kiếm mức lợi nhuận cao hơn - theo bà Diana Choyleva, trưởng bộ phận nghiên cứu thuộc công ty Lombard Street Research.
Mức cho vay của các ngân hàng ở châu Âu, trừ các ngân hàng Anh và Thụy Sỹ, đối với các nền kinh tế mới nổi đang ở ngưỡng cao nhất từ trước đến nay và có khả năng sẽ tăng thêm trong thời gian tới, bà Choyleva nhấn mạnh.
“Nhật Bản có khả năng sẽ tăng cường nỗ lực nới lỏng định lượng để đạt mục tiêu lạm phát 2%. Nếu cả Nhật và Eurozone cùng tung ra những gói QE lớn, các thị trường mới nổi ở châu Á sẽ ‘lãnh đủ’ bởi đồng tiền của họ sẽ tăng giá mạnh so với đồng Yên và Euro”, bà Choyleva dự báo.
Theo chuyên gia này, trong tình huống như vậy, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PboC) sẽ hành động, tìm cách làm cho đồng Nhân dân tệ suy yếu. Bà Choyleva nhấn mạnh rằng, động lực tăng trưởng đang giảm sút của kinh tế Trung Quốc khó có thể hồi phục nếu đồng Nhân dân tệ không giảm giá mạnh.
“Kịch bản này, cùng với khả năng lãi suất đồng USD tăng cao hơn, sẽ trở thành một sự kết hợp nguy hiểm đối với khu vực sử dụng đồng Euro. Rốt cục, một cuộc chạy đua phá giá đồng tiền nối tiếp nhau sẽ khiến nền kinh tế toàn cầu càng thêm chật vật giữa lúc nhu cầu của người tiêu dùng đang ở mức thấp”, bà Choyleva viết.
Điều chỉnh mức dự trữ bắt buộc có thể là một cách mà ngân hàng trung ương một nước có thể sử dụng để chống biến động tỷ giá, bên cạnh điều chỉnh lãi suất cơ bản và áp dụng QE. Các ngân hàng trung ương thường nói rằng, tỷ giá hối đoái không phải là một mục tiêu chính sách hàng đầu và có thể được xem là một “sản phẩm phụ” của việc nới lỏng tiền tệ.
Tuy nhiên, mấy năm qua, nhiều nước đã có chủ ý tăng cung tiền nhằm hạ giá đồng nội tệ, tăng sức cạnh tranh cho nền kinh tế, dẫn tới quan ngại về nguy cơ xảy ra “chiến tranh tiền tệ” - thuật ngữ được Bộ trưởng Bộ Tài chính Brazil Guido Mantega đưa ra vào tháng 9/2010.
Vào đầu năm 2013, cuộc tranh luận về “chiến tranh tiền tệ” đặc biệt nóng khi cả FED, Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) và Ngân hàng Trung ương Nhật (BOJ) cùng thực hiện chương trình QE. Ngoài ra, việc đồng Nhân dân tệ bị cho là được định giá thấp hơn giá trị thực một cách có chủ ý trong thời gian dài cũng khiến cuộc tranh luận này thêm phần căng thẳng.
Sau đó, khi tỷ giá Nhân dân tệ tăng dần, và các ngân hàng trung ương lớn như FED, BOJ và BOE tiến tới nâng lãi suất trở lại, chủ đề “chiến tranh tiền tệ” cũng lắng xuống.
Nếu tình hình diễn ra như vậy, cũng đồng nghĩa với khả năng trở lại của “chiến tranh tiền tệ” sau khi chủ đề này lắng xuống một thời gian.
Tuần trước, Chủ tịch ECB Mario Draghi công bố kế hoạch mua vào các loại chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản (ABS) và trái phiếu có đảm bảo, theo đó bơm 1 nghìn tỷ Euro, tương đương 1,29 nghìn tỷ USD vào nền kinh tế đang trì trệ của khu vực Eurozone.
Chưa kể, ông Draghi vẫn xem xét khả năng liệu có nên mở một chương trình mua vào trái phiếu chính phủ kiểu như các chương trình nới lỏng định lượng (QE) mà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) thực hiện. Với những kế hoạch như vậy của ECB, đồng Euro được dự báo sẽ còn tiếp tục giảm sâu so với các đồng tiền chủ chốt khác.
Và theo hãng tin CNBC, các chuyên gia cho rằng, đây chính là mấu chốt của vấn đề.
“Cuộc tranh luận về chiến tranh tiền tệ sẽ được nối lại bởi các ngân hàng trung ương sẽ đánh giá ảnh hưởng của các dòng vốn chảy vào nước họ và biến động tỷ giá đồng nội tệ”, ông Claus Vistesen, chuyên gia kinh tế trưởng phụ trách khu vực Eurozone tại hãng nghiên cứu Pantheon Macroeconomics nhận định sau cuộc họp vừa rồi của ECB.
Một trong những hệ quả không mong muốn từ chương trình mua tài sản của ECB có thể là việc các ngân hàng ở Eurozone tăng cường cho vay đối với các thị trường mới nổi để tìm kiếm mức lợi nhuận cao hơn - theo bà Diana Choyleva, trưởng bộ phận nghiên cứu thuộc công ty Lombard Street Research.
Mức cho vay của các ngân hàng ở châu Âu, trừ các ngân hàng Anh và Thụy Sỹ, đối với các nền kinh tế mới nổi đang ở ngưỡng cao nhất từ trước đến nay và có khả năng sẽ tăng thêm trong thời gian tới, bà Choyleva nhấn mạnh.
“Nhật Bản có khả năng sẽ tăng cường nỗ lực nới lỏng định lượng để đạt mục tiêu lạm phát 2%. Nếu cả Nhật và Eurozone cùng tung ra những gói QE lớn, các thị trường mới nổi ở châu Á sẽ ‘lãnh đủ’ bởi đồng tiền của họ sẽ tăng giá mạnh so với đồng Yên và Euro”, bà Choyleva dự báo.
Theo chuyên gia này, trong tình huống như vậy, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PboC) sẽ hành động, tìm cách làm cho đồng Nhân dân tệ suy yếu. Bà Choyleva nhấn mạnh rằng, động lực tăng trưởng đang giảm sút của kinh tế Trung Quốc khó có thể hồi phục nếu đồng Nhân dân tệ không giảm giá mạnh.
“Kịch bản này, cùng với khả năng lãi suất đồng USD tăng cao hơn, sẽ trở thành một sự kết hợp nguy hiểm đối với khu vực sử dụng đồng Euro. Rốt cục, một cuộc chạy đua phá giá đồng tiền nối tiếp nhau sẽ khiến nền kinh tế toàn cầu càng thêm chật vật giữa lúc nhu cầu của người tiêu dùng đang ở mức thấp”, bà Choyleva viết.
Điều chỉnh mức dự trữ bắt buộc có thể là một cách mà ngân hàng trung ương một nước có thể sử dụng để chống biến động tỷ giá, bên cạnh điều chỉnh lãi suất cơ bản và áp dụng QE. Các ngân hàng trung ương thường nói rằng, tỷ giá hối đoái không phải là một mục tiêu chính sách hàng đầu và có thể được xem là một “sản phẩm phụ” của việc nới lỏng tiền tệ.
Tuy nhiên, mấy năm qua, nhiều nước đã có chủ ý tăng cung tiền nhằm hạ giá đồng nội tệ, tăng sức cạnh tranh cho nền kinh tế, dẫn tới quan ngại về nguy cơ xảy ra “chiến tranh tiền tệ” - thuật ngữ được Bộ trưởng Bộ Tài chính Brazil Guido Mantega đưa ra vào tháng 9/2010.
Vào đầu năm 2013, cuộc tranh luận về “chiến tranh tiền tệ” đặc biệt nóng khi cả FED, Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) và Ngân hàng Trung ương Nhật (BOJ) cùng thực hiện chương trình QE. Ngoài ra, việc đồng Nhân dân tệ bị cho là được định giá thấp hơn giá trị thực một cách có chủ ý trong thời gian dài cũng khiến cuộc tranh luận này thêm phần căng thẳng.
Sau đó, khi tỷ giá Nhân dân tệ tăng dần, và các ngân hàng trung ương lớn như FED, BOJ và BOE tiến tới nâng lãi suất trở lại, chủ đề “chiến tranh tiền tệ” cũng lắng xuống.