Chiều nay, bắt đầu chất vấn các bộ trưởng
14h chiều nay (12/6) Quốc hội sẽ tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn đầu tiên
14h chiều nay (12/6), Quốc hội sẽ tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn đầu tiên.
Như thường lệ, mở đầu phiên này Quốc hội sẽ nghe báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 4, Sau đó một vị phó thủ tướng trình bày báo cáo về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn.
Thời gian còn lại trong phiên chiều nay được dành cho Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát trả lời chất vấn trực tiếp.
Sát ngày chất vấn, tất cả các vị đại biểu đều nhận được văn bản từ Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo về danh sách người trả lời chất vấn và nội dung các nhóm vấn đề sẽ chất vấn trực tiếp ở kỳ họp này.
Theo đó, trong số 429 vị đại biểu hồi âm phiếu xin ý kiến, có 344 phiếu đồng ý chọn 4 vị bộ trưởng, trưởng ngành, 62 phiếu đề nghị bố trí cả 5 vị trong danh sách dự kiến cùng trả lời trực tiếp.
Ngoài ra, một số đại biểu có ý kiến khác như: đề nghị Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải trả lời chất vấn thay Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Hoặc như, đề xuất các vị khác trả lời chất vấn trực tiếp: Bộ trưởng Bộ Công Thương (11 ý kiến); Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (9 ý kiến); Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (5 ý kiến); Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Xây dựng (3 ý kiến); Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Y tế (2 ý kiến); Bộ trưởng Bộ Công an, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao (1 ý kiến).
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho tiến hành chất vấn đối với 4 vị là bộ trưởng các bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Lao động - Thương binh và Xã hội; Văn hóa - Thể thao và Du lịch cùng Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
Cuối cùng Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thay mặt Chính phủ báo cáo thêm một số nội dung và kết hợp trả lời chất vấn trực tiếp.
Cơ sở của đề nghị này dựa trên tổng hợp nội dung chất vấn từ đầu kỳ họp, tham khảo ý kiến thảo luận của đại biểu Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội, kết hợp với việc xem xét ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp và những vấn đề nổi lên được dư luận xã hội quan tâm. Đồng thời cân nhắc đến các vị bộ trưởng, trưởng ngành chưa được bố trí trả lời chất vấn trực tiếp từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13 đến nay và bảo đảm sự cân đối hài hòa giữa các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa - xã hội, tư pháp, với thời gian hai ngày rưỡi dành cho hoạt động chất vấn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích.
Việc không chọn Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, mặc dù Bộ trưởng nhận được 330/429 ý kiến (bằng 76,29%) của các vị đại biểu Quốc hội đề nghị trả lời chất vấn trực tiếp kỳ này, được giải thích là để đảm bảo sự hài hòa các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa - xã hội, tư pháp.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho phép Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông tham gia trả lời cùng với Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch về những vấn đề có liên quan và sẽ được xem xét bố trí trả lời chất vấn trực tiếp vào kỳ họp sau, văn bản nêu rõ.
Với ý kiến đề nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương trả lời chất vấn trực tiếp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, xem xét một cách tổng thể, phần lớn nội dung các chất vấn đó mà đại biểu gửi tới Bộ trưởng đã được nhiều đại biểu Quốc hội phát biểu tại các phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội ở hội trường. Mặt khác, Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng đã hai lần liên tiếp được bố trí trả lời chất vấn trực tiếp (kỳ họp thứ ba, thứ tư vừa qua) và nhiều lần tham gia phối hợp trả lời cùng các bộ trưởng khác.
“Do vậy, để tạo điều kiện cho những người chưa có dịp trả lời chất vấn trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho phép Bộ trưởng Bộ Công Thương được trả lời chất vấn trực tiếp tại kỳ họp sau”.
Nội dung các nhóm vấn đề cần chất vấn ở các bộ, ngành sau khi xem xét, tiếp thu và chỉnh sửa cũng có chút ít thay đổi.
Đối với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các nhóm vấn đề gồm biện pháp khắc phục hạn chế, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp gắn với giải quyết việc làm; trách nhiệm và giải pháp của Bộ trong việc quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp hiện đại trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh gắn với việc bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là gia tăng xuất khẩu;
Nhóm tiếp theo là công tác quản lý nhà nước về giá cả và chất lượng của cây giống, con giống; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi,… để hạn chế tiêu cực và thúc đẩy sản xuất.
Trách nhiệm của Bộ trong việc quản lý, bảo vệ, phát triển rừng; cơ chế, chính sách hỗ trợ để đẩy nhanh tiến độ, nâng cao hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới cũng nằm trong nội dung dành cho Bộ trưởng Cao Đức Phát.
Bộ trưởng các bộ: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Y tế và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ tham gia giải trình làm rõ thêm những vấn đề có liên quan.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị các vị đại biểu nghiên cứu, chuẩn bị nội dung câu hỏi để phiên chất vấn có chất lượng cao. Tuy nhiên, đến sáng nay một số vị đại biểu vẫn còn băn khoăn trước danh sách các vị trả lời chất vấn trực tiếp lần này khi sự chọn lựa hơi thiên về chọn người, chứ chưa phải chọn vấn đề để chất vấn.
Như thường lệ, mở đầu phiên này Quốc hội sẽ nghe báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 4, Sau đó một vị phó thủ tướng trình bày báo cáo về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn.
Thời gian còn lại trong phiên chiều nay được dành cho Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát trả lời chất vấn trực tiếp.
Sát ngày chất vấn, tất cả các vị đại biểu đều nhận được văn bản từ Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo về danh sách người trả lời chất vấn và nội dung các nhóm vấn đề sẽ chất vấn trực tiếp ở kỳ họp này.
Theo đó, trong số 429 vị đại biểu hồi âm phiếu xin ý kiến, có 344 phiếu đồng ý chọn 4 vị bộ trưởng, trưởng ngành, 62 phiếu đề nghị bố trí cả 5 vị trong danh sách dự kiến cùng trả lời trực tiếp.
Ngoài ra, một số đại biểu có ý kiến khác như: đề nghị Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải trả lời chất vấn thay Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Hoặc như, đề xuất các vị khác trả lời chất vấn trực tiếp: Bộ trưởng Bộ Công Thương (11 ý kiến); Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (9 ý kiến); Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (5 ý kiến); Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Xây dựng (3 ý kiến); Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Y tế (2 ý kiến); Bộ trưởng Bộ Công an, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao (1 ý kiến).
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho tiến hành chất vấn đối với 4 vị là bộ trưởng các bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Lao động - Thương binh và Xã hội; Văn hóa - Thể thao và Du lịch cùng Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
Cuối cùng Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thay mặt Chính phủ báo cáo thêm một số nội dung và kết hợp trả lời chất vấn trực tiếp.
Cơ sở của đề nghị này dựa trên tổng hợp nội dung chất vấn từ đầu kỳ họp, tham khảo ý kiến thảo luận của đại biểu Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội, kết hợp với việc xem xét ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp và những vấn đề nổi lên được dư luận xã hội quan tâm. Đồng thời cân nhắc đến các vị bộ trưởng, trưởng ngành chưa được bố trí trả lời chất vấn trực tiếp từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13 đến nay và bảo đảm sự cân đối hài hòa giữa các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa - xã hội, tư pháp, với thời gian hai ngày rưỡi dành cho hoạt động chất vấn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích.
Việc không chọn Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, mặc dù Bộ trưởng nhận được 330/429 ý kiến (bằng 76,29%) của các vị đại biểu Quốc hội đề nghị trả lời chất vấn trực tiếp kỳ này, được giải thích là để đảm bảo sự hài hòa các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa - xã hội, tư pháp.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho phép Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông tham gia trả lời cùng với Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch về những vấn đề có liên quan và sẽ được xem xét bố trí trả lời chất vấn trực tiếp vào kỳ họp sau, văn bản nêu rõ.
Với ý kiến đề nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương trả lời chất vấn trực tiếp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, xem xét một cách tổng thể, phần lớn nội dung các chất vấn đó mà đại biểu gửi tới Bộ trưởng đã được nhiều đại biểu Quốc hội phát biểu tại các phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội ở hội trường. Mặt khác, Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng đã hai lần liên tiếp được bố trí trả lời chất vấn trực tiếp (kỳ họp thứ ba, thứ tư vừa qua) và nhiều lần tham gia phối hợp trả lời cùng các bộ trưởng khác.
“Do vậy, để tạo điều kiện cho những người chưa có dịp trả lời chất vấn trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho phép Bộ trưởng Bộ Công Thương được trả lời chất vấn trực tiếp tại kỳ họp sau”.
Nội dung các nhóm vấn đề cần chất vấn ở các bộ, ngành sau khi xem xét, tiếp thu và chỉnh sửa cũng có chút ít thay đổi.
Đối với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các nhóm vấn đề gồm biện pháp khắc phục hạn chế, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp gắn với giải quyết việc làm; trách nhiệm và giải pháp của Bộ trong việc quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp hiện đại trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh gắn với việc bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là gia tăng xuất khẩu;
Nhóm tiếp theo là công tác quản lý nhà nước về giá cả và chất lượng của cây giống, con giống; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi,… để hạn chế tiêu cực và thúc đẩy sản xuất.
Trách nhiệm của Bộ trong việc quản lý, bảo vệ, phát triển rừng; cơ chế, chính sách hỗ trợ để đẩy nhanh tiến độ, nâng cao hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới cũng nằm trong nội dung dành cho Bộ trưởng Cao Đức Phát.
Bộ trưởng các bộ: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Y tế và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ tham gia giải trình làm rõ thêm những vấn đề có liên quan.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị các vị đại biểu nghiên cứu, chuẩn bị nội dung câu hỏi để phiên chất vấn có chất lượng cao. Tuy nhiên, đến sáng nay một số vị đại biểu vẫn còn băn khoăn trước danh sách các vị trả lời chất vấn trực tiếp lần này khi sự chọn lựa hơi thiên về chọn người, chứ chưa phải chọn vấn đề để chất vấn.
Chương trình phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn (Diễn ra từ 12-14/6/2013, được truyền hình, phát thanh trực tiếp) Thứ Tư, ngày 12/6/2013 Chiều * Từ 14h00 đến 14h10: - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu khai mạc phiên chất vấn. * Từ 14h10 đến 14h25: - Trưởng ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Đức Hiền trình bày báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa 13. * Từ 14h25 đến 14h40: - Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân thay mặt Chính phủ trình bày báo cáo về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn. * Từ 14h40 đến 17h00 (giải lao từ 15h30-15h50): - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời chất vấn (Bộ trưởng các bộ: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Y tế, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tham gia giải trình làm rõ thêm những vấn đề có liên quan). Thứ Năm, ngày 13/6/2013 Sáng * Từ 08h00 đến 08h40: - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục trả lời chất vấn (các bộ trưởng, trưởng ngành có liên quan phát biểu giải trình thêm). * Từ 08h40 đến 08h50: - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu kết thúc phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. * Từ 08h50 đến 11h30 (giải lao từ 9h30-9h50): - Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch trả lời chất vấn (Bộ trưởng các bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông, Giáo dục và Đào tạo tham gia giải trình làm rõ thêm những vấn đề có liên quan). Chiều * Từ 14h00 đến 14h20: - Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tiếp tục trả lời chất vấn (các bộ trưởng, trưởng ngành có liên quan phát biểu giải trình thêm). * Từ 14h20 đến 14h30: - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu kết thúc phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch. * Từ 14h30 đến 17h00 (giải lao từ 15h30-15h50): - Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời chất vấn (Bộ trưởng các bộ: Tài chính, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Ngoại giao, Công an và Quốc phòng tham gia giải trình làm rõ thêm những vấn đề có liên quan). Thứ Sáu, ngày 14/6/2013 Sáng * Từ 08h00 đến 08h30: - Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục trả lời chất vấn (các bộ trưởng, trưởng ngành có liên quan phát biểu giải trình thêm). * Từ 08h30 đến 08h40: - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu kết thúc phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. * Từ 08h40 đến 11h20 (giải lao từ 9h30-9h50): - Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao trả lời chất vấn (Bộ trưởng các bộ: Tư pháp, Công an; Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao, Tổng thanh tra Chính phủ tham gia giải trình làm rõ thêm những vấn đề có liên quan). * Từ 11h20 đến 11h30: - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu kết thúc phần trả lời chất vấn của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao. Chiều * Từ 14h00 đến 14h10: - Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thay mặt Chính phủ phát biểu làm rõ thêm một số vấn đề liên quan đến nội dung các nhóm vấn đề chất vấn. * Từ 14h10 đến 16h45 (giải lao từ 15h30-15h50): - Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. * Từ 16h45 đến 17h00: - Chủ tịch Quốc hội phát biểu kết thúc toàn bộ phiên chất vấn và trả lời chất vấn. |